CFA20/06/2024

Gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất tốt và uy tín nhất?

Gửi tiết kiệm ngân hàng là một hình thức đầu tư Vậy nên đầu tư tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào để nhận lãi suất cao? Liệu có phải chỉ những ngân hàng “Big 4” như MB Bank mới đảm bảo an toàn và lãi suất? Hãy cùng SAPP tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé!!

1. Cách gửi tiền tiết kiệm chính xác

1.1. Gửi tiền tiết kiệm tại quầy

Cách gửi tiết kiệm ngân hàng ngay tại các quầy giao dịch gồm các bước sau:

  • Bước 1: Đến quầy giao dịch của ngân hàng và tiến hành lấy số thứ tự.
  • Bước 2: Cung cấp các giấy tờ liên quan, thủ tục cần thiết và làm theo hướng dẫn của nhân viên giao dịch.
  • Bước 3: Nộp tiền gửi tiết kiệm vào tài khoản vừa được đăng ký (Nếu bạn đã có sẵn tài khoản thanh toán thì yêu cầu nhân viên ngân hàng trích từ vào tài khoản đó vào tài khoản tiết kiệm vừa được đăng ký).
  • Bước 4: Hoàn tất được quy trình mở sổ.

Sau đó ngân hàng sẽ hẹn ngày đến nhận sổ tiết kiệm, khách hàng chỉ cần đến trực tiếp ngân hàng để nhận sổ tiết kiệm đem về.

1.2. Gửi tiết kiệm Online

Quy trình gửi tiết kiệm online tiến hành như sau:

  • Bước 1: Tiến hành truy cập vào website hoặc ứng dụng của ngân hàng để đăng ký và mở tài khoản ngân hàng online.
  • Bước 2: Đăng nhập tài khoản đã được tạo.
  • Bước 3: Chọn “Gửi tiết kiệm” trên được hiển thị trên màn hình.
  • Bước 4: Lựa chọn hình thức gửi, tài khoản nguồn và tài khoản nhận tiền sau tất toán.
  • Bước 5: Điền thông tin theo mẫu của ngân hàng mà bạn gửi .
  • Bước 6: Kiểm tra lại toàn bộ thông tin trước khi hoàn tất quy trình này.

Lưu ý: Để gửi tiết kiệm online bạn cần có phải tài khoản thanh toán của ngân hàng muốn gửi và đăng ký sử dụng dịch vụ Ngân hàng số (Internet Banking/Mobile Banking).

2. Gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao nhất hiện nay? 

Việc gửi tiết kiệm ngân hàng là một hình thức đầu tư an toàn và không yêu cầu kiến thức về tài chính cao. Vì vậy, hãy lựa chọn những ngân hàng uy tín có lãi suất tốt để nhận được lợi nhuận tối đa. Bạn có thể tham khảo bảng thông tin lãi suất chi tiết sau để đưa ra quyết định:

Ngân hàng 1 tháng (%) 3 tháng (%) 6 tháng (%) 9 tháng (%) 12 tháng (%) 18 tháng (%) 24 tháng (%)
ABBank 3,70 3,90 4,90 4,90 4,70 4,40 4,40
Ngân hàng Bản Việt 3,55 3,75 5,65 5,75 5,95 6,05
GPBank 4,25 4,25 5,45 5,55 5,65 5,75 5,75
Hong Leong 3,30 3,30 4,20 4,20 4,20
MSB 3,80 3,80 5,00 5,40 5,50 5,50 5,50
OCB 4,10 4,25 5,30 5,40 5,50 5,90 6,00
MB Bank 3,09 3,46 4,06 4,11 4,67 4,73 5,11
Sacombank 3,70 3,90 5,50 5,80 6,20 6,40 6,50
Saigonbank 3,60 4,00 5,70 5,70 5,90 5,90 5,90
SCB 4,50 4,50 5,35 5,45 5,65 5,65 5,65
TPBank 3,80 4,00 5,00 5,00 5,55 6,00 6,30
VIB 4,00 4,25 5,60 5,60 6,20 6,40

3. Đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm là gì?

Tiền gửi tiết kiệm trong tiếng anh được gọi là Savings deposit nhìn chung cũng là một dạng tiền gửi ngân hàng (xét dựa theo mục đích thì tiền gửi ngân hàng chia ra làm hai dạng đó chính là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm).

Đúng như mục đích của chính người tiêu dùng, tiền gửi tiết kiệm có mục đích chính đó là tiết kiệm. Tức là đây chỉ là một khoản tiền để dành hay dùng để đầu tư, chứ không thích hợp dành cho việc chi tiêu, thanh toán cá nhân. Người dùng luôn mong muốn sẽ có được một khoản lợi nhuận thu về từ việc gửi tiết kiệm này.

3.1. Có kỳ hạn cụ thể

Thông thường khi tiến hành việc gửi tiết kiệm, người dùng sẽ được chọn kỳ hạn gửi (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng…). Ngày cuối cùng của mỗi kỳ hạn được gọi là ngày đáo hạn, người dùng sẽ nhận lại được một khoản tiền sau khi đã gửi cho ngân hàng vào chính ngày này. Tất nhiên, không phải khoản tiền gửi tiết kiệm cũng có kỳ hạn, bạn vẫn có thể lựa chọn hình thức không kỳ hạn và có thể tất toán bất cứ lúc nào.

3.2. Là khoản đầu tư sinh lợi

Lãi suất chính là một yếu tố then chốt để thu hút các khách hàng trong vấn đề gửi tiết kiệm. Hiện nay, nhìn chung các ngân hàng đều duy trì mức lãi suất trung bình 6% cho kỳ hạn 12 tháng. Nếu bạn gửi tiết kiệm được một thời gian đủ dài thì cũng sẽ nhận lại được một khoản kha khá. Lãi suất tiết kiệm bao gồm hai loại đó chính là lãi suất có kỳ hạn (áp dụng với hình thức tiết kiệm có kỳ hạn) và lãi suất không kỳ hạn (áp dụng đối với tiết kiệm không kỳ hạn).

Lãi suất không kỳ hạn thường sẽ thấp hơn so với có kỳ hạn. Nhìn chung, lợi nhuận mà bạn thu lại từ việc gửi tiết kiệm không cao so với một số ngành đầu tư khác như là chứng khoán, bất động sản nhưng bảo đảm ổn định và ít rủi ro.

3.3. Được quản lý bằng sổ tiết kiệm

Sổ tiết kiệm chính là một công cụ thường thấy của ngân hàng để quản lý tài khoản tiết kiệm của bạn. Do đó người dùng cần phải có trách nhiệm bảo quản sổ tiết kiệm này cho thật tốt. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra về các thông tin cá nhân, số tiền tiết kiệm ghi trên sổ để phòng và tạo sự chắc chắn.

3.4. Có tính ổn định, an toàn

Thực tế, gửi tiết kiệm chính là kênh đầu tư khá an toàn. Gửi tiết kiệm không quá nhiều khắt khe, quy định như là việc đóng bảo hiểm, nhưng cũng đủ đem lại cho bạn sự yên tâm khi có một khoản tiền gửi từ ngân hàng. Đây chính là cách sinh lời nhanh chóng, đơn giản cho những ai không muốn để tiền “chết” một chỗ.

Đặc điểm gửi tiết kiệm ngân hàng là gì?

4. Lưu ý để gửi tiết kiệm ngân hàng an toàn, hiệu quả

4.1. Nên gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng uy tín

Lựa chọn một ngân hàng uy tín để gửi tiền tiết kiệm sẽ giúp bạn an tâm về số tiền của mình hơn. Một số đặc điểm cho các bạn có thể tham khảo để chọn lựa được một ngân hàng uy tín như là mạng lưới chi nhánh phủ rộng, xử lý giao dịch nhanh chóng, minh bạch thông tin, ít phát sinh chi phí,…

4.2. Nên gửi tiết kiệm ở ngân hàng có lãi suất cao

Chắc rằng bạn luôn muốn số tiền gửi tiết kiệm của mình sẽ sinh lời nhiều nhất vậy thì bạn cần tra cứu, so sánh lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng với nhau để đưa ra quyết định một cách tối ưu nhất. Thông thường thì nhóm ngân hàng nhà nước có uy tín cao nhưng mức lãi suất thường thấp, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần sẽ cao hơn vì muốn thu hút được nhiều khách hàng.

4.3. Kiểm tra đầy đủ thông tin trên sổ tiết kiệm

Nếu đã lựa chọn được ngân hàng để gửi tiết kiệm và hoàn tất thủ tục gửi thì bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng thông tin cá nhân cũng như là ngày gửi, ngày đáo hạn, mức lãi suất… trên sổ tiết kiệm để chắc rằng không có sai sót.

4.4. Không nên gửi toàn bộ tiền tiết kiệm vào cùng một sổ

Trong trường hợp bạn cần tiền gấp và phải tiến hành rút tiền trước dù chỉ một ngày thì bạn chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn thay vì có kỳ hạn. Phần lại này thường rất thấp, chỉ rơi vào khoảng 1%.

Do đó, bạn nên chia nhỏ số tiền gửi vào nhiều sổ nhỏ với mức kỳ hạn khác nhau. Khi cần gấp, bạn chỉ cần rút một sổ và các sổ khác vẫn sẽ được hưởng lãi suất như đã cam kết ban đầu khi đến kỳ hạn.

4.5. Hiểu rõ các hình thức gửi tiền tiết kiệm phổ biến

  • Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn chính là hình thức mà người gửi chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi nhất định dựa theo thỏa thuận với ngân hàng. Lãi suất tiết kiệm sẽ được tính theo những kỳ hạn do ngân hàng đặt ra, ví dụ như kỳ hạn dài hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng và dài hạn như 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng…Với hình thức này người gửi sẽ được hưởng lãi suất cao.

Với dạng tiền gửi tiết kiệm này, người gửi chỉ được gửi tiền vào một lần và rút ra một lần cả vốn lẫn lãi đến khi đáo hạn. Khi chưa đến hạn, người gửi sẽ không được phép thêm vào số tiền đã gửi. Mỗi lần gửi sẽ được xem chính là một khoản tiền gửi riêng biệt. Mức tối thiểu của mỗi lần gửi sẽ theo từng ngân hàng quy định.

  • Gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Đối với hình thức gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn này, người gửi có thể linh hoạt gửi vào và rút ra theo nhu cầu sử dụng mà không cần phải thông báo trước cho ngân hàng. Tuy nhiên, mức lãi suất tiết kiệm của hình thức này rất thấp.

Gửi tiền tiết kiệm dạng này sẽ giúp bảo đảm an toàn cho khoản tiền nhàn rỗi, dự phòng cho các nhu cầu chi tiêu trong một thời gian ngắn và đồng thời được hưởng một chút lãi suất.

Tạm kết:

Trên đây là toàn bộ nội dung về cách gửi tiền tiết kiệm cũng như những lưu ý để gửi tiết kiệm ngân hàng an toàn và hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Nếu bạn đang tìm kiếm một “người đồng hành” trên hành trình chinh phục CFA để có được định hướng học tập và luyện thi CFA phù hợp nhất. Vậy thì bạn có thể tham khảo khóa học CFA online tại SAPP, giải pháp tối ưu “trọn gói – tiết kiệm – cá nhân hóa”, phù hợp với những ai thiếu điều kiện để học trực tiếp và không có đủ khả năng để tự học tại nhà.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

đăng ký khóa học CFA Online

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Cách Phân Biệt Chứng Khoán Nợ Và Chứng Khoán Vốn

Hiểu biết sự khác nhau giữa chứng khoán nợ và chứng khoán vốn sẽ giúp...

Lãi suất qua đêm là gì? Phương thức hoạt động của lãi suất qua đêm liên ngân hàng

Lãi suất qua đêm liên ngân hàng (O/N - Overnight Interest Rate) là một trong...

Ứng Dụng Thực Tế Của CFA Qua Góc Nhìn Từ Head Of Fixed Income Trading, TPBANK

Cùng lắng nghe chuyện học và vận dụng CFA từ một trong số giảng viên...

Quản lý nguồn vốn là gì và nguyên tắc quản lý nguồn vốn

Quản lý nguồn vốn là gì và nguyên tắc quản lý nguồn vốn đang được...

Tài chính Ngân hàng học trường nào? Top 10 trường đào tạo

Không phải bạn trẻ nào cũng dễ dàng quyết định Tài chính Ngân hàng học...

Đầu tư tài chính 4.0 là gì? Top 7+ kênh đầu tư thông minh

Đầu tư tài chính 4.0 với các kênh đầu tư tài chính online như forex,...

#[Tìm Hiểu] Quy Chế Tài Chính Là Gì? Vai Trò Và Nguyên Tắc

Tài chính công – Public Finance là tổng thể các hoạt động mà chính phủ...

Lạm phát – Nhà đầu tư cần thận trọng

Lạm phát có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tồi tệ đến toàn bộ hệ...