CFA20/06/2024

Ứng Dụng Thực Tế Của CFA Qua Lời Business Development Manager MB Bank

CFA là chứng chỉ nghề nghiệp uy tín được rất nhiều người làm trong lĩnh vực Đầu tư – Tài chính theo đuổi. Hơn 31.000 doanh nghiệp sử dụng chứng chỉ này để tuyển dụng và xét duyệt thăng tiến. Tại Việt Nam, CFA Charterholder có mức thu nhập dao động từ 300 – 500 triệu đồng/năm.

Ứng dụng rộng mở của CFA trong thực tiễn

Tính ứng dụng của CFA tại thị trường Việt Nam ra sao và phù hợp với định hướng nghề nghiệp nào? Cùng lắng nghe chia sẻ từ anh Phạm Hồng Quân – Business Development Manager (Giám đốc Phát triển kinh doanh) tại MB Bank, đồng thời là giảng viên tại SAPP Academy nhé!

Cơ hội nghề nghiệp khi có chứng chỉ CFA

Từng trải qua nhiều vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp đầu tư và ngân hàng lớn, anh Quân nhận định CFA tạo ra lợi thế đáng kể cho những ai mong muốn theo đuổi ngành tài chính. Các môn học cung cấp đầy đủ kiến thức “nòng cốt” về quản lý danh mục đầu tư hay phân tích tài chính. Đây là điều quan trọng mà bất cứ công ty nào cũng kỳ vọng ứng viên của mình có được.

Một số lĩnh vực tại thị trường Việt Nam luôn “khao khát” nhân sự có CFA bao gồm: Tư vấn tài chính, quản lý quỹ đầu tư, quản trị rủi ro, môi giới chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư. Đặc biệt, tư vấn tài sản cá nhân dù mới xuất hiện ở nước ta trong hai năm gần đây nhưng lại cực kỳ màu mỡ cho các bạn trải nghiệm. Trên thế giới, đây cũng là nghề được rất nhiều CFA Charterholder theo đuổi.

Hiện tại, giảng viên Hồng Quân cũng thường xuyên phải làm việc với những vấn đề liên quan tới trái phiếu – một trong 4 kênh đầu tư được dạy rất bài bản khi học CFA. Vậy nên chứng chỉ này mang tới cơ hội cực kỳ lớn, nhất là đối với các bạn trẻ ở thời điểm những năm đầu sự nghiệp.

CFA có nhiều ứng dụng trong thực tế

Khác với các chương trình như MBA đào tạo chuyên sâu về lý thuyết, CFA gắn liền với thực tiễn. Nghĩa là học viên có thể ứng dụng trực tiếp kiến thức vào những nghiệp vụ hàng ngày.

Anh Quân chia sẻ, một bạn trẻ mới ra trường thường cần thời gian để làm quen “các bài toán thực tế”. Nhưng nếu từng học CFA, bạn đã rất thân thuộc với các khái niệm như: CPI, GDP, Duration (thời gian đáo hạn bình quân), NPV (Net present value), IRR (Internal rate of return), phòng vệ lãi suất, phòng vệ ngoại tệ,… Do đó, bạn không còn bỡ ngỡ trước nhiều bài toán tình huống của doanh nghiệp. 

CFA giúp giải quyết nhiều bài toán khó trên thực tế

Với hai lần nhận học bổng Access Scholarship của CFA và hơn 6 năm thực chiến, anh Quân tin rằng chứng chỉ này cần thiết cho cả Fresher và Senior. Khi mới đi làm, CFA giúp anh rút ngắn “khoảng cách kinh nghiệm”, tiết kiệm thời gian training, nhanh chóng bắt nhịp vào công việc. Đối với cấp quản lý, CFA rèn rũa sự nhạy bén trong các dự án, hỗ trợ anh phát triển tầm nhìn chiến lược, kiến tạo sản phẩm mới phù hợp bối cảnh thị trường. 

Tóm tại, CFA là minh chứng rõ nhất cho khái niệm “Học đi đôi với hành”. Càng trải nghiệm, bạn sẽ càng hiểu tại sao giới đầu tư tài chính lại coi CFA như một thước đo danh giá cho năng lực chuyên môn và tiêu chuẩn đạo đức.

Lời khuyên khi theo học CFA

Hơn 5 năm giảng dạy ở cả ba Level, anh Quân nhận thấy độ tuổi theo học CFA tại Việt Nam đang dần trẻ hoá. Ưu điểm là các bạn sẽ có nhiều thời gian để tiếp thu kiến thức mới, nhưng bù lại thường khó nhớ lâu do thiếu trải nghiệm thực tế. 

Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách lựa chọn các khóa học CFA có lộ trình rõ ràng, kết hợp cả lý thuyết cùng thực tiễn. Giảng viên nên vừa là người dẫn dắt, vừa là “tiền bối” chia sẻ kinh nghiệm và truyền cảm hứng cho học viên. 

Với những bạn chưa từng học về tài chính, anh Quân cho rằng vẫn có thể theo đuổi CFA. Tài liệu chính thống của CFA được biên soạn rất chi tiết cho cả người chuyển ngành. Chỉ cần vốn tiếng Anh tốt cùng quyết tâm, các bạn hoàn toàn bắt kịp tốc độ và chinh phục được “tấm vé vàng” này.

Cảm ơn anh Quân đã dành thời gian chia sẻ cùng SAPP và các bạn đang quan tâm tới chứng chỉ CFA. Trong thời gian tới, SAPP sẽ tiếp tục mang đến nhiều câu chuyện thú vị khi ứng dụng CFA vào công việc thực chiến. Đừng bỏ lỡ nhé!

Xem thêm:

Khoá học CFA hiệu quả tại SAPP Academy

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

#[Giải thích] Chỉ số thanh khoản (liquidity ratio) là gì?

  Liquidity ratio – Chỉ số thanh khoản là một trong những chỉ số tài...

Cơ Cấu Vốn (Capital Structure) Là Gì? Các Chỉ Tiêu Phân Tích

Cơ cấu vốn là yếu tố quan trọng với các hoạt động tài chính DN....

#So Sánh Đầu Tư Trực Tiếp (FDI) Và Đầu Tư Gián Tiếp (FPI)

Nhiều nhà đầu tư hiện nay chưa phân biệt được sự giống và khác nhau...

#Học CFA Để Làm Gì? Học CFA Có Giúp Thăng Tiến Sự Nghiệp

Học CFA để làm gì? Chứng chỉ CFA đang dần trở thành thước đo đánh...

Môi Giới Chứng Khoán Là Gì? Chứng Chỉ Hành Nghề Chứng Khoán

Khám phá nghề môi giới chứng khoán là gì, các chứng chỉ hành nghề chứng...

Tư Vấn Tài Chính Là Gì? Công Việc Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính

Tư vấn Tài chính là gì, tại sao nhiều người lại quan tâm đến vị...

Khó Khăn Khi Học CFA Là Gì? Cách Khắc Phục Mà Ứng Viên CFA Nên Biết

Có rất nhiều khó khăn khi theo học chứng chỉ CFA. Vậy cách khắc phục...

Nguồn Tài Chính Là Gì? Cấu Trúc Và Phân Loại

Nguồn Tài chính là gì? Nguồn Tài chính có mấy loại và có cấu trúc...