CFA20/06/2024

#1 Tài Chính Công Là Gì? Tìm Hiểu Đặc Điểm Và Vai Trò?

Tài chính công là gì – Public Finance là tổng thể các hoạt động mà chính phủ sử dụng để chi tiêu từ thuế và đi vay thông qua các tổ chức chính phủ và bán chính phủ khác nhau, bao gồm các hoạt động liên quan đến thu ngân sách, chi tiêu hỗ trợ xã hội và thực hiện chiến lược tài trợ.

tài chính công là gì

Với chức năng quản lý nền kinh tế – xã hội, tài chính công được Nhà nước sử dụng nhằm mục đích đảm bảo sự công bằng lợi ích. Vậy tài chính công là gì? Để SAPP Academy giải đáp giúp bạn nhé!

tài chính công là gì

Tài chính công – Public Finance nói đơn giản chính là tài chính mà Nhà nước điều hành. Nó vẽ nên một bức vẽ tổng thể về tất cả các hoạt động thu, chi giữa các cơ quan Nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế. Mục đích chính mà Nhà nước sử dụng tài chính công là thực hiện chức năng như cung cấp hàng hoá công, đảm bảo nhu cầu, lợi ích của xã hội,… mà không vì mục tiêu lợi nhuận.

tài chính công là gì

Là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế tổng thể, tài chính công bao gồm 5 thành phần chính được tổng thể trong hai hoạt động chính: Hoạt động thu vào ngân sách và chi ra cho các hoạt động xã hội. Các thành phần đó bao gồm: 

• Thu thuế

Thuế được coi là nguồn vào chính của chính phủ. Các loại thuế mà hiện nay chính phủ Việt Nam đang thu có thể kể đến như: Thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng,…và các doanh thu khác từ những dịch vụ công cộng phải trả phí.

• Ngân sách

Ngân sách là một bức tranh tổng thể về chi tiêu của chính phủ cho các hoạt động tài chính trong thời gian cụ thể. Tại Việt Nam, Quốc Hội sẽ là đơn vị đưa ra quyết định về ngân sách nhà nước, còn Hội đồng nhân dân sẽ dự toán ngân sách của địa phương.

• Các khoản chi tiêu

Các khoản chi tiêu bao gồm tất cả các khoản tiền mà Nhà nước chi ra cho các hoạt động mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Những hoạt động đó nằm trong khuôn khổ các chương trình xã hội, y tế, giáo dục,… 

• Thâm hụt / Thặng dư

Trường hợp 1: Chi > thu dẫn đến thâm hụt doanh thu.

Trường hợp 2: Chi < thu dẫn đến nhà nước có thặng dư.

• Nợ công

Với trường hợp ngân sách quốc gia bị thâm hụt, Nhà nước tìm đến nợ công để bù lại. Một trong những cách để mang tới nợ công cho Nhà nước là vay tiền hoặc phát hành nợ quốc gia.

tài chính công là gì

• Thể hiện quyền lực chính trị của nhà nước

Nhà nước là cơ quan quyền lực cao nhất và là chủ thể duy nhất có quyền đưa ra quyết định đối với tài chính công. Vì vậy,  tùy vào quan điểm và mục tích kinh tế –  xã hội của từng thời kỳ, Nhà nước sẽ có những quyết định khác nhau.

• Mục đích cuối cùng là lợi ích chung của công cộng

Giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế luôn có sự tác động qua lại. Nghĩa vụ của tài chính công ở đây chính là phân phối nền tài chính quốc gia với mục đích cuối cùng nhất chính là đảm bảo toàn xã hội đều được tối đa hoá lợi ích của mình.

• Không để đo lường được hiệu quả từ hoạt động sử dụng tài chính công

Không thể đánh giá được hiệu quả hoạt động thu chi của Nhà nước. Tuy nhiên, có thể đánh giá được tương đối bằng sự thay đổi của những chỉ tiêu kinh tế – xã hội như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo, trình độ văn hoá – giáo dục,…

• Phạm vi hoạt động rộng khắp các lĩnh vực

Hoạt động chu chi tài quỹ công của chính phủ bao trùm trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục,… Vì thế, tài chính công ảnh hưởng phạm vi rất rộng, tới hầu hết các chủ thể nằm trong nền kinh tế. Tuy nhiên, có sự thay đổi về phạm vi và mức độ ảnh hưởng của tài chính công, phụ thuộc vào thời kì kinh tế – xã hội của từng quốc qua và từng thời kỳ khác nhau.

tài chính công là gì

• Chức năng phân bổ

Chức năng phân bổ được thể hiện ở hoạt động phân bổ hàng hóa công cộng của Nhà nước bằng cách sử dụng luật pháp, cung cấp các dịch vụ về sức khoẻ và giáo dục như bệnh viện, trường học công,… Vì vậy, chức năng phân bổ của chính phủ yêu cầu một quy mô lớn và mang lại được tính hiệu quả. 

• Chức năng phân phối

Sự chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo luôn xuất hiện ở khắp thế giới. Hậu quả lớn nhất có thể nhìn thấy từ thực trạng này chính sự tăng lên của tội phạm và gây ra thiệt hại cho xã hội. Vậy nên, chính phủ cần thực hiện chức năng phân phối để điều phối lại nền kinh tế, thu nhập và của cải, từ đó tối đa hoá sự bình đẳng trong xã hội.

• Chức năng ổn định

Xu hướng vận động hiển nhiên của nền kinh tế chính là luôn có thời kì bùng nổ, suy thoái. Mặt trái của xu thế này chính là một nền kinh tế bất ổn. Do đó, Nhà nước cần thực hiện bình ổn tài chính công, từ đó phần nào giảm thiểu hoặc có thể là loại bỏ hẳn những biến động kinh doanh gây tác động xấu này.

Tạm kết: Là một chủ thể quan trọng trong nền kinh tế, Nhà nước sử dụng tài chính công để mang lại sự bình đẳng cho toàn xã hội. Tìm hiểu về tài chính công nói riêng và những kiến thức kinh tế nói chung mang lại cho bạn thêm kiến thức, kỹ năng phục vụ cho tương lai nghề nghiệp. Cùng SAPP trang bị thêm hành trang tại  website hoặc fanpage nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
So Sánh Chứng Chỉ CFA Và Chứng Chỉ CMT – Lựa Chọn Nào Cho Dân Tài Chính?

Chứng chỉ CFA và chứng chỉ CMT có khá nhiều điểm tương đồng và làm nhiều người bối...

Suy thoái kinh tế là gì? 5 Dấu hiệu của một chu kỳ suy thoái

Suy thoái kinh tế là nỗi lo thường trực của nhiều quốc gia hiện nay....

#1 Chứng Quyền Có Bảo Đảm Là Gì & Kiến Thức Cần Biết

 Chứng quyền có bảo đảm, tiếng anh là Covered warrant (CW) chính là loại chứng...

Tài chính công là gì? Phân tích bản chất và chức năng của tài chính công

Tài chính công là gì? Nội dung, đặc điểm và vai trò của tài chính...

Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Là Gì? Một Số Rủi Ro Tài Chính Thường Gặp?

Quản lý rủi ro tài chính rất cần thiết với doanh nghiệp. Bạn muốn thực...

#Đầu Tư Tài Chính Là Gì? Các Loại Hình Đầu Tư Phổ Biến Nhất

Đầu tư tài chính chính là hoạt động dùng tiền đẻ ra tiền. Thay vì...

CFA Level 1 Và Lộ Trình Học và Luyện Thi Hiệu Quả Nhất

CFA Level 1 là khóa học đang được nhiều người quan tâm nhất trong khoá...

Tự do tài chính là gì? Bí quyết nào để đạt được tự do tài chính

Tự do tài chính là gì? - Financial Freedom là khi con người đủ năng lực...