Chiến lược học CFA Level 3 từ giảng viên chuyên gia tại SAPP
Học CFA Level 3 có thể là một thử thách lớn, đặc biệt nếu bạn đang cân nhắc việc tự học để đạt được chứng chỉ danh giá này. Với những ai mới tìm hiểu về CFA, việc hiểu rõ lộ trình từ Level 1 đến Level 3 là điều quan trọng để đưa ra quyết định có nên theo đuổi chứng chỉ này hay không.
Trong bài viết này, SAPP Academy sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thực tế về hành trình tự học CFA Level 3, từ những thay đổi trong bài thi, việc lựa chọn tài liệu phù hợp, đến những phương pháp ôn tập hiệu quả. Nếu bạn đang băn khoăn liệu có thể tự học Level 3 mà không cần đến lớp luyện thi hay không, bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn.
1. Những thay đổi trong bài thi CFA Level 3 năm 2025
Trong năm 2025, CFA Curriculum Level 3 sẽ được chia thành 2 phần chính gồm phần Core (chiếm 65-70% tổng điểm), và Pathway (chiếm 30-35% tổng điểm). Những thay đổi này nhằm giúp ứng viên có sự chuẩn bị tốt hơn, đồng thời tạo điều kiện để họ có thể lựa chọn chuyên sâu vào lĩnh vực phù hợp với định hướng nghề nghiệp.
Những thay đổi của bài thi CFA Level 3 vào năm 2025 được thể hiện qua bảng sau.
Nội dung chi tiết của 2 phần Core và Pathway sẽ xoay quanh những phần kiến thức sau:
Phần | Nội dung | |
Core Curriculum (Nội dung cốt lõi) – chiếm 65 đến 70% tổng điểm |
|
|
Pathway (Lộ trình chuyên sâu) – chiếm 30 đến 35% tổng điểm | Private Wealth Pathway – Dành cho chuyên gia quản lý tài sản cá nhân |
|
Private Markets Pathway – Lộ trình hoàn toàn mới tập trung vào đầu tư thị trường tư nhân |
|
2. Học CFA Level 3 có dễ hơn CFA Level 2?
Nếu bạn đang tìm hiểu về kỳ thi chứng chỉ CFA, đặc biệt là Level 3, hẳn bạn đã từng nghe nhận định: “Level 3 dễ hơn Level 2”. Nhiều người đưa ra quan điểm này dựa trên số liệu pass rate do CFA Institute công bố, khi tỷ lệ đậu trung bình của Level 2 trong 10 năm gần nhất là khoảng 45%, trong khi Level 3 có tỷ lệ cao hơn một chút, khoảng 52%.
Tuy nhiên, liệu CFA Level 3 thực sự dễ hơn Level 2? Theo đánh giá khách quan, câu trả lời là không hẳn, bởi những ứng viên tham gia thi Level 3 đều là những người đã hoàn thành Level 1 và 2, bởi vậy họ đã quen với định dạng và nội dung bài thi CFA, từ đó sinh ra Surivorship Bias (thiên lệch do sàng lọc), khiến họ đánh giá Level 3 CFA dễ hơn Level 2.
Chưa kể tới việc bài thi Level 2 có định dạng khác hoàn toàn Level 1, với các câu hỏi được chia thành item sets đi kèm một vignette (tình huống) thay vì những câu hỏi trắc nghiệm MCQ đơn lẻ như ở Level đầu tiên. Tương tự, Level 3 dù có thêm phần tự luận, nhưng cũng vẫn xoay quanh 1 vignette như Level 2. Sự thay đổi đột ngột này khiến nhiều thí sinh đánh giá Level 2 là có độ khó cao nhất.
Nhìn chung, CFA Level 3 không thể xem là dễ hơn Level 2. Độ khó của kỳ thi phụ thuộc vào cách tiếp cận và mức độ chuẩn bị của từng thí sinh. Tuy nhiên, với kinh nghiệm tích lũy từ hai cấp độ trước, những người bước vào Level 3 đã có khả năng tự học tốt hơn, tư duy chiến lược hơn, nhờ đó có thể tối ưu hóa quá trình ôn tập và cải thiện khả năng vượt qua kỳ thi.
3. “Mình đã chọn giáo trình và tài liệu nào?”
Khi bước vào giai đoạn ôn tập CFA Level 3, việc lựa chọn tài liệu phù hợp là yếu tố then chốt giúp tối ưu hóa quá trình học. Nếu như ở Level 1 và Level 2, phần lớn nội dung mang tính khái niệm và tính toán, thì Level 3 lại đòi hỏi tư duy tổng hợp, phân tích và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế.
3.1. Giáo trình học CFA Level 3
3.1.1. Giáo Trình CFA Program Curriculum
Theo kinh nghiệm từ các CFA Charterholder, việc học từ Curriculum – giáo trình chính thức của CFA Institute – là điều cần thiết để nắm vững cách tư duy và lập luận. Một trong những lợi thế lớn nhất của Curriculum là sự chi tiết và chính xác. Các khái niệm được trình bày có hệ thống, giúp ứng viên hiểu rõ cách áp dụng lý thuyết vào các tình huống thực tế.
“Cứ thấy tài liệu chính thức của CFA là mình đã thấy uy tín rồi. Các phần kiến thức đều được diễn giải khá cẩn thận nên mình cũng có thể dùng sách này tự luyện thêm ở nhà. Mỗi module đều có bài tập thực hành kèm đáp án để áp dụng lý thuyết ngay trong quá trình học. Thậm chí là sau này mình cũng có thể quay lại lướt qua các bài tập và ví dụ để ôn tập thêm trong giai đoạn ôn luyện chuyên sâu.” – Ngọc Hà, một học viên CFA Level 3 tại SAPP chia sẻ về giáo trình CFA Program Curriculum.
Tuy nhiên, nhiều ứng viên cũng nhận thấy Curriculum khá dài dòng. Khối lượng tài liệu lớn khiến việc đọc toàn bộ trở nên thách thức, đặc biệt với những ai có quỹ thời gian hạn hẹp. Bên cạnh đó, giáo trình này thường không hướng dẫn chi tiết câu trả lời cho những vấn đề, bài tập, mà chỉ đưa đáp án.
3.1.2. Kaplan SchweserNotes
Dù không thể thay thế hoàn toàn Curriculum, Kaplan Schweser Notes vẫn được nhiều ứng viên sử dụng như một công cụ hỗ trợ đắc lực trong giai đoạn ôn tập. Điểm mạnh lớn nhất của bộ tài liệu này là nội dung được trình bày súc tích và có hệ thống. Thay vì đọc hàng trăm trang trong Curriculum, ứng viên có thể nắm bắt nhanh các nội dung chính chỉ trong vài giờ.
Hơn nữa, Kaplan Schweser Notes còn có hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ngắn sau mỗi chương, giúp kiểm tra nhanh mức độ hiểu bài. Nhiều ứng viên chia sẻ rằng tài liệu này đặc biệt hữu ích khi ôn tập giai đoạn nước rút, giúp tổng hợp kiến thức một cách hiệu quả trước ngày thi.
Tuy nhiên, do là tài liệu tóm tắt, nên Kaplan Schweser Notes không cung cấp giải thích chi tiết như giáo trình Curriculum. Điều này có thể là vấn đề đối với những người học cần hiểu sâu và chi tiết hơn về các khái niệm.
3.2. Các tài liệu bổ trợ khác
Bên cạnh giáo trình chính thức và tài liệu ôn tập phổ biến, nhiều ứng viên CFA Level 3 đã tận dụng thêm các tài liệu bổ trợ để nâng cao hiệu quả học tập. Những tài liệu này không chỉ giúp củng cố kiến thức mà còn cải thiện kỹ năng làm bài, đặc biệt là phần tự luận – thách thức lớn nhất của kỳ thi này. Dưới đây là một số nguồn tài liệu được các CFA Charterholder đánh giá cao.
3.2.1. Learning Ecosystem
Hệ thống Learning Ecosystem (LES) được CFA Institute thiết kế riêng cho các ứng viên đã đăng ký thi. Đây là một nền tảng học trực tuyến chứa toàn bộ nội dung của Curriculum, đi kèm với hệ thống câu hỏi thực hành sát với đề thi thực tế. Nhiều CFA Charterholder chia sẻ rằng, LES đặc biệt hữu ích khi luyện tập vì có một số câu hỏi không có trong giáo trình bản cứng, mang đến sự đa dạng trong cách tiếp cận đề thi.
Một điểm mạnh đáng chú ý của LES là khả năng theo dõi tiến độ học tập. Hệ thống này ghi nhận kết quả làm bài của ứng viên, cung cấp thống kê độ chính xác và gợi ý các phần kiến thức cần cải thiện. Điều này giúp ứng viên nhận diện điểm yếu và tối ưu hóa lộ trình ôn tập.
3.2.2. Kaplan Question Bank
Bên cạnh tài liệu Kaplan Schweser Notes, nhiều ứng viên CFA Level 3 đã sử dụng Kaplan Question Bank như một công cụ luyện tập hiệu quả. Bộ câu hỏi này được thiết kế theo Learning Outcome Statements (LOS) và cấu trúc nội dung của chương trình CFA, giúp kiểm tra khả năng hiểu bài một cách toàn diện.
Một lợi thế lớn của Kaplan Question Bank là giúp ứng viên làm quen với áp lực thời gian. Các câu hỏi có định dạng tương tự đề thi, giúp cải thiện khả năng phản xạ và giải quyết vấn đề nhanh chóng. Nhiều CFA Charterholder cho rằng việc luyện tập thường xuyên với Kaplan Question Bank, kết hợp với đề thi chính thức từ CFA Institute, sẽ giúp ứng viên tăng cường độ nhạy với dạng bài thi và hạn chế những sai lầm không đáng có.
3.2.3. Video Bài Giảng Của Mark Meldrum
Một trong những nguồn tài liệu bổ trợ được nhiều ứng viên CFA Level 3 đánh giá cao là video bài giảng của thầy Mark Meldrum. Với phong cách giảng dạy dễ hiểu và tập trung vào những điểm trọng tâm, Mark Meldrum đã giúp nhiều ứng viên nắm bắt kiến thức một cách trực quan và dễ nhớ hơn.

Tuy nhiên, các video trên kênh Mark Meldrum không được hệ thống, sắp xếp thành những playlist chia ra theo các môn , level. Bởi vậy, bạn chỉ có thể sử dụng các video trên kênh này để bổ trợ cho một phần kiến thức, nội dung nào đó mình chưa rõ, chứ không thể áp dụng hoàn toàn cho lộ trình học Level 3.
4. Thứ tự học các môn trong CFA Level 3
Trong phần này, các giảng viên tại SAPP sẽ đưa ra thứ tự gợi ý cho các môn học của CFA Level 3, giúp bạn tối ưu quá trình học. Tuy nhiên, theo thầy Cao Kỳ, giảng viên tại SAPP, các bạn cũng cần lưu ý một số điều sau trước khi học theo trình tự này:
“Nếu đã hoàn thành 2 level đầu thì các bạn cũng biết là CFA không có trình tự học cố định như nào cả. Mình không bắt buộc phải học môn A mới hiểu được môn B. Nhưng nếu học các môn chiếm tỷ trọng cao, nặng kiến thức trước, thì bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để đi qua các phần nội dung quan trọng. Còn nếu bạn nào khó nạp kiến thức nặng cùng một lúc quá thì không sao cả, bạn hoàn toàn có thể xen kẽ môn dễ – môn khó để có động lực ôn tiếp hơn.”
Ngoài ra, trong thứ tự học này, SAPP gợi ý học viên nên để Ethics lại học sau cùng, và đặc biệt lưu ý là không thể bỏ qua môn học này, dù bạn đã có kiến thức học được từ 2 Level trước. Bởi nó sẽ trang bị cho bạn các đạo đức nghề nghiệp quan trọng, cũng như khả năng giải quyết tình huống.
“Ethics hoàn toàn là môn học giúp bạn “gỡ điểm”. Nó không nặng về kiến thức Tài chính – Kinh tế đâu, mà bắt buộc bạn phải tư duy, phải giải quyết tình huống thực tế. Hãy tận dụng môn Đạo đức để nâng điểm tổng lên!” – thầy Kỳ khuyên các sinh viên đang ôn thi CFA Level.
Thứ Tự | Chủ Đề | Môn Học |
1 | Portfolio Management Pathway |
|
2 | Derivatives and Risk Management |
|
3 | Portfolio Construction |
|
4 | Performance Measurement |
|
5 | Asset Allocation |
|
6 | Ethics |
|
5. Lộ trình tự học CFA Level 3
Một khi đã xác định được trình tự môn học, chúng ta có thể bắt đầu xây dựng kế hoạch học tập chi tiết. Sau thời gian ôn tập dài, nhiều học viên tại SAPP đã đúc kết được hành trình học tập gồm 3 bước như sau:
5.1. Bước 1: Xác định mục tiêu
Việc đặt ra mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp bạn duy trì động lực và tập trung trong suốt quá trình ôn luyện CFA Level 3. Bạn nên chia mục tiêu thành hai nhóm:
- Mục tiêu dài hạn: Là đích đến cuối cùng như thi đỗ kỳ thi, đạt chứng chỉ CFA, thăng tiến trong sự nghiệp hoặc nâng cao kiến thức chuyên môn.
- Mục tiêu ngắn hạn: Thiết lập các cột mốc học tập nhỏ, đảm bảo quá trình ôn luyện khoa học.
Theo cô Phương, giảng viên CFA tại SAPP Academy, mục tiêu ngắn hạn không nhất thiết phải là hoàn thành một môn hay một module mới là mục tiêu ngắn so với việc hoàn thành chứng chỉ, thăng tiến… Nó chỉ cần đơn thuần là những đích đến nhỏ.
Ví dụ, hoàn thiện mind map cho môn Asset Allocation, hoàn thành được 70% bài mock exam, học xong 1/2 module và làm bài tập luyện… tất cả đều là những mục tiêu ngắn hạn, nhưng vô cùng quan trọng để góp lại, hoàn thành đích đến dài hạn của bạn.
5.2. Bước 2: Xây dựng timeline
CFA Level 3 yêu cầu trung bình 350 – 400 giờ ôn tập trong 6 – 9 tháng. Lộ trình tự học bao gồm các giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị (2 tuần) – bao gồm việc nghiên cứu cấu trúc đề thi, tỷ trọng các môn, chuẩn bị tài liệu, lập kế hoạch học chi tiết…
Trong giai đoạn này, hãy lên trước lịch trình thời gian thực tế mình có thể dành ra cho từng môn học. Với mỗi môn, bạn lại cần bẻ nhỏ, hãy tự đặt câu hỏi: “Mình cần dành bao nhiêu buổi cho môn học này, tổng thời gian học của môn này là bao nhiêu giờ?“
Ví dụ, nhóm môn Pathways chiếm 30 – 35% bài thi của bạn. Bởi vậy, theo gợi ý từ SAPP, bạn nên bắt đầu với môn học này đầu tiên. Tính đúng theo số giờ học tiêu chuẩn cho tất cả các môn của CFA Level 3 là 344 giờ, thì số giờ bạn cần bỏ ra cho Portfolio Management Pathway là: 344 x 30% = 103 giờ, tương đương với 2 tháng học.
- Giai đoạn 2: Học và luyện tập (12 – 14 tuần) – bao gồm việc học lý thuyết từ Curriculum, ghi chú và tổng hợp kiến thức quan trọng, luyện tập theo chủ đề
Bạn cần kết hợp nhiều nguồn tài liệu như giáo trình chính thức (Curriculum), ngân hàng câu hỏi (Question bank), video bài giảng để việc học CFA Level 3 đạt hiệu quả cao nhất. Việc này giúp tăng cường khả năng tiếp thu và ôn tập một cách toàn diện, đặc biệt trong các môn học yêu cầu sự hiểu biết sâu rộng và khả năng áp dụng kiến thức.
- Giai đoạn 3: Ôn tập và thi thử (6 – 8 tuần) – bao gồm việc luyện mock exam theo thời gian thực, phân tích lỗi sai, củng cố kiến thức còn yếu, điểm lại những chủ đề quan trọng
Giai đoạn này giúp thí sinh rèn luyện kỹ năng làm bài và khắc phục điểm yếu. Vào thời điểm ôn tập, bạn nên dành thời gian làm đề thi thử (Mock Exam) từ các nguồn uy tín, ví dụ như mock exam trên trang Learning Ecosystem của CFA Institute và tuân thủ thời gian như khi làm bài thi thật. (4 phút/1 câu trắc nghiệm, 10 – 20 phút/1 câu tự luận)
- Giai đoạn 4: Tổng ôn và chuẩn bị tâm lý (2 tuần trước thi) – bao gồm việc xem lại tài liệu tổng hợp, nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo tâm thế tốt nhất trước khi bước vào kỳ thi
“Ít nhất là 20 giờ học mới đủ thi thử và ôn. Bạn phải tận dụng từng giây, từng phút để xác định là mình còn yếu ở đâu, rồi có làm theo kịp thời gian như lúc thi thật không.” – Thầy Cao Kỳ đưa ra lời khuyên với những bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi CFA Level 3.
5.3. Bước 3: Quản lý timeline hiệu quả
Quá trình tự học và ôn thi CFA Level 3 sẽ kéo dài ít nhất là 344 giờ. Với khối lượng kiến thức lớn, cũng như thời gian học tương đối dài, điều quan trọng là bạn phải quản lý bản thân, theo sát timeline đã lên kế hoạch từ trước.
Để giúp việc quản lý thời gian trở nên dễ dàng, bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như Google Calendar, Excel, hoặc Notion để theo dõi tiến độ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo phương pháp SMART goals trong việc thiết lập mục tiêu học tập sẽ giúp người học luôn bám sát kế hoạch và đạt được kết quả mong muốn.
6. Một số “tips” tự học CFA Level 3 hiệu quả
6.1. Cân bằng giữa hai phần thi: Essay và Item-set
Một sai lầm phổ biến của thí sinh CFA Level 3 là dành quá nhiều thời gian cho phần essay (constructed response) mà bỏ qua phần item-set (multiple choice). Tuy nhiên, item-set chiếm 50% tổng điểm và thường dễ ghi điểm hơn. Hãy đặt mục tiêu đạt ít nhất 70% điểm ở phần này để bù đắp cho phần essay, vốn thường khó đạt điểm cao.
6.2. Kỹ năng làm bài essay hiệu quả
Phần essay là một nội dung mới trong bài thi CFA Level 3. Cũng chính bởi vậy, nhiều người học có thể lúng túng khi bắt gặp dạng bài này. Cô Thu Phương, giảng viên CFA tại SAPP có một vài chia sẻ sau để giúp các bạn làm bài hiệu quả hơn:
“Thời gian làm bài có giới hạn, chỉ khoảng 10 – 20 phút cho 1 câu tự luận nên tốt nhất thí sinh không cần phải viết dài dòng, văn hoa. Câu văn chỉ cần ngắn gọn, rõ ràng, và đi thẳng vào giải quyết vấn đề mà đề bài đặt ra là được. Còn để làm được điều này thì các bạn nên đọc câu hỏi đề bài trước, xác định mình cần làm gì, rồi mới quay lại vignette để tìm phân đoạn diễn giải cho câu hỏi đấy.”
Ngoài ra, trong quá trình làm bài, bạn cũng cần chú ý đến những “command words” và trả lời rõ theo yêu cầu của từng từ như: calculate (tính toán), justify (biện minh), compare (so sánh), discussion (thảo luận), explain (giải thích), determine (xác định)…
Và cuối cùng, không để trống bất kỳ câu trả lời nào. Nếu không chắc chắn, hãy viết ra những gì bạn nghĩ là đúng. Không có điểm trừ cho câu sai, nhưng bạn sẽ mất cơ hội ghi điểm nếu để trống. Kể cả đối với những câu hỏi tính toán, nếu bạn không chắc chắn về đáp án, vẫn nên diễn giải quy trình tính toán. Nếu đúng, ban giám khảo vẫn sẽ cho bạn 1 phần điểm của câu đúng (partial credit).
6.3. Chiến lược quản lý thời gian trong phòng thi
Ngoài câu hỏi trắc nghiệm, CFA Level 3 còn bao gồm phần tự luận (essay questions), đòi hỏi thí sinh phải diễn đạt ý rõ ràng và súc tích. Nếu không quen với giới hạn thời gian, có thể dẫn tới tình trạng mất quá nhiều thời gian không cần thiết vào một câu hỏi, dẫn đến việc không đủ thời gian hoàn thành toàn bộ bài thi.
Bạn có thể học cách phân bổ thời gian làm bài như sau:
- Phần essay: Trung bình mỗi câu hỏi có từ 10-20 phút để trả lời. Thí sinh nên luyện tập cách viết ngắn gọn, trực tiếp thay vì giải thích dài dòng, tránh mất thời gian mà không ghi điểm tối đa. Bởi vì CFA không chấm điểm dựa trên độ dài câu trả lời, mà dựa trên tính logic và trọng tâm của nội dung.
- Phần trắc nghiệm (Item Set): Cần rèn luyện kỹ năng đọc vignette nhanh chóng, xác định dữ kiện quan trọng và tránh sa đà vào các chi tiết không cần thiết.
Các giảng viên tại SAPP cũng gợi ý một cách quản lý thời gian làm bài thi hiệu quả, đó là “gắn flag”. Với câu hỏi nào bạn không chắc chắn, hoặc không biết cách làm, hãy đánh dấu – gắn flag lại. Sau khi đã hoàn thành bài làm lượt một, thí sinh mới nên quay lại xử lý các câu được gắn này.
“Thí sinh nên cố gắng hoàn thành ít nhất 50 – 60% bài thi trong lượt làm bài có “gắn flag” đầu tiên.” – Thầy Nguyễn Cao Kỳ, CFA, giảng viên tại SAPP khuyên các học viên.
6.4. Tận dụng nguồn tài liệu học tập hiệu quả
Bên cạnh CFA curriculum, bạn học có thể tìm hiểu những nguồn tài liệu khác như video, podcast,… để đa dạng hóa hình thức học tập. Điều này không chỉ giúp thí sinh nắm vững kiến thức lý thuyết nền tảng mà còn cập nhật với tình hình tài chính thức thời, nâng cao kỹ năng thực tế.
Làm bài tập và kiểm tra lại các lỗi sai trong chuỗi bài cuối chương (EOC) thuộc bộ CFA curriculum. Đây là một cách kiểm tra mức độ hiểu bài. Nếu điểm số chưa tốt, hãy quay lại đọc kỹ phần lý thuyết liên quan.
6.5. Giữ tâm lý thoải mái trước kỳ thi
Bên cạnh việc thiết kế lịch học, bạn học cũng cần chú ý tới thời gian nghỉ ngơi của bản thân. Đừng cố nhồi nhét kiến thức vào những ngày cuối cùng. Cơ thể và tinh thần cần được thư giãn để đạt hiệu suất tối đa trong ngày thi.
Bạn nên chọn các khung giờ học cố định, tận dụng thời gian mà bạn tập trung tốt nhất (sáng sớm hoặc tối muộn), tránh học vào lúc mệt mỏi để đảm bảo hiệu suất cao nhất. Hãy lựa chọn nơi yên tĩnh, có ánh sáng tốt, hạn chế tối đa yếu tố gây xao nhãng.
6.6. Một số lưu ý quan trọng khác
Bên cạnh những tips được chia sẻ trên, bạn học cũng cần chú ý một số điều quan trọng dưới đây:
- Trả lời thẳng vào vấn đề: Người chấm thi CFA rất giàu kinh nghiệm và có thể nhận ra những câu trả lời vòng vo. Vì vậy, một câu trả lời đúng trọng tâm sẽ mang lại thiện cảm và được đánh giá tốt hơn.
- Tránh viết câu trả lời nước đôi (hedging): Nếu không chắc chắn, hãy trả lời theo hướng bạn tin là đúng thay vì liệt kê nhiều khả năng khác nhau.
- Sử dụng từ viết tắt quen thuộc: Các thuật ngữ và từ viết tắt trong CFA curriculum được chấp nhận, giúp bạn tiết kiệm thời gian khi làm bài essay.
7. Có nên tự học CFA level 3?
Việc tự học CFA Level 3 hoàn toàn khả thi, nhưng nó đòi hỏi sự kỷ luật cao, khả năng tự duy trì động lực và tận dụng hiệu quả các tài liệu học tập đáng tin cậy. Để đưa ra quyết định phù hợp, ta có thể so sánh giữa hai phương pháp: tự học và ôn luyện qua trung tâm.
Yếu tố | Tự học | Ôn luyện qua trung tâm |
Tính linh hoạt | Cao; tự chủ thời gian và tiến độ | Thấp; theo lịch cố định |
Chi phí | Thấp; chỉ bao gồm tài liệu học | Cao; gồm học phí và chi phí bổ sung |
Tính kỷ luật | Yêu cầu tự giác cao | Có sự giám sát và nhắc nhở từ giảng viên |
Giải đáp thắc mắc | Hạn chế; chủ yếu qua diễn đàn, tài liệu tham khảo | Có hướng dẫn trực tiếp từ giảng viên |
Tương tác với bạn học | Ít; chủ yếu qua các nhóm trực tuyến | Cao; học tập trực tiếp với giảng viên và đồng nghiệp |
Khả năng ghi nhớ kiến thức | Phụ thuộc vào sự tự kỷ luật | Tốt hơn nhờ môi trường học tập có cấu trúc |
Tùy chỉnh kế hoạch học | Linh hoạt hoàn toàn | Theo lộ trình có sẵn |
Cơ hội mở rộng quan hệ | Hạn chế; chỉ qua các nhóm trực tuyến | Tốt; giao lưu trực tiếp với giảng viên và học viên khác |
Nhìn chung, nếu bạn là người có khả năng tự học tốt, tự quản lý thời gian hiệu quả và có nguồn tài liệu phù hợp, thì tự học là một lựa chọn tiết kiệm và linh hoạt. Tuy nhiên, nếu bạn gặp khó khăn trong việc duy trì động lực, cần sự hướng dẫn trực tiếp và muốn có môi trường học tập hỗ trợ, ôn luyện qua trung tâm sẽ là phương án phù hợp hơn.
8. Tạm kết
Nếu bạn đang tìm kiếm một trung tâm uy tín để bắt đầu chặng hành trình chinh phục chứng chỉ CFA danh giá, SAPP Academy là một lựa chọn phù hợp. Là một trong 37 CFA Prep Providers được Viện CFA công nhận trên toàn cầu, SAPP mang đến giải pháp tối ưu với giáo trình được thiết kế dành riêng cho học viên tại Việt Nam mà vẫn đảm bảo cập nhật với chương trình toàn cầu.
Đăng ký tư vấn khóa học CFA Level 3 tại SAPP Academy ngay hôm nay!
- Fanpage: https://www.facebook.com/cfa.sapp / https://www.facebook.com/sapp.cfaonline/
- Website: https://sapp.edu.vn/
- Hotline: 19002225
- Youtube: https://www.youtube.com/@sapp-cfa