CFA20/06/2024

Lãi suất tăng so với tỷ lệ lạm phát, tính theo quốc gia

Hãy tưởng tượng rằng hiện tượng lạm phát cao ngày nay giống như một chiếc ô tô đang lao xuống dốc. Muốn giảm tốc độ, bạn cần phải đạp phanh. Trong trường hợp đó, “chiếc phanh” là việc tăng lãi suất nhằm mục đích làm chậm chi tiêu. Tuy nhiên, một số ngân hàng trung ương đang dẫm chân phanh nhanh hơn những ngân hàng khác.

Việc tăng lãi suất có thể đối phó với lạm phát như thế nào? 

Để hiểu cách lãi suất ảnh hưởng đến lạm phát, chúng ta cần phải hiểu cách hoạt động của lạm phát. Lạm phát là kết quả của nhiều tiền nhưng chỉ đổi được quá ít hàng hóa. Trong vài tháng qua, lạm phát đã xảy ra trong bối cảnh sự tăng vọt trong nhu cầu tiêu dùng của người dân và sự gián đoạn chuỗi cung ứng trở nên tồi tệ hơn từ khi Nga xâm lược Ukraine.

Trong một nỗ lực để cải thiện tình trạng lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất chính sách của họ. Đây là là tỷ giá mà các ngân hàng trung ương áp dụng cho các khoản tiền gửi hoặc cho vay của ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại chuyển một phần tỷ lệ gia tăng này cho khách hàng của họ, điều này làm giảm sức mua của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ví dụ, chi phí vay tiền mua nhà và xe hơi sẽ trở nên tốn kém hơn.

Cuối cùng, lãi suất tăng có tác dụng làm giảm chi tiêu và gia tăng tiết kiệm. Điều này thúc đẩy các công ty tăng giá chậm hơn, hoặc hạ giá, để kích cầu.

Lãi suất tăng và lạm phát

Với tỷ lệ lạm phát chạm mức cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ tại một số quốc gia, nhiều ngân hàng trung ương đã thông báo tăng lãi suất. Bảng dưới đây thể hiện tỷ lệ lạm phát và lãi suất chính sách đã thay đổi như thế nào tại các quốc gia và khu vực được chọn kể từ tháng 1 năm 2022. Các khu vực được sắp xếp từ tỷ lệ lạm phát cao nhất đến thấp nhất.

Nguồn: Visual Capitalist

Khu vực đồng Euro có 3 lãi suất chính sách; dữ liệu trên đại diện cho lãi suất tái cấp vốn chính. Dữ liệu về lạm phát tính đến tháng 5/2022, ngoại trừ New Zealand và Australia, nơi dữ liệu hàng quý mới nhất là vào tháng 3/2022.

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cực kỳ quyết liệt đối với việc tăng lãi suất. Họ đã tăng lãi suất chính sách lên 1,5% kể từ tháng Giêng, với một nửa trong số đó được thực hiện sau cuộc họp vào tháng 6/2022. Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, cho biết ủy ban muốn “thêm một chút phí gia nhập” để đưa lãi suất chính sách trở lại mức thông thường. Hành động này được đưa ra sau vụ việc Mỹ đã đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao nhất trong vòng 40 năm trở lại đây.

Mặt khác, Liên minh Châu  u đang trải qua tình trạng lạm phát 8.1% nhưng đồng thời không tăng lãi suất chính sách. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Châu  u đã đưa ra các hướng dẫn rõ ràng cho thời gian tới. Lãi suất dự kiến sẽ tăng lên 0,25% vào tháng Bảy, mức tăng có thể cao hơn nữa vào tháng Chín, và tiếp tục tăng một cách bền vững sau đó. Các hướng dẫn rõ ràng cho thời gian tới giúp công dân của họ có thể đưa ra các quyết định chi tiêu và đầu tư cụ thể, tránh được những bất ngờ có thể làm gián đoạn thị trường.  

Tốc độ tăng lãi suất

Tăng lãi suất là một phương pháp cân bằng hiệu quả. Nếu ngân hàng trung ương tăng lãi suất quá nhanh chóng, điều đó sẽ giống như đạp chân phanh khi chiếc xe đang lao dốc: nền kinh tế có thể đi vào bế tắc. Điều này đã xảy ra tại Hoa Kỳ vào những năm 1980, khi Cục Dự trữ Liên bang, do Chủ tịch Paul Volcker đứng đầu, nâng lãi suất chính sách lên 20%. Nền kinh tế rơi vào suy thoái, mặc dù chính sách tiền tệ tích cực cuối cùng cũng đã chế ngự được mức lạm phát hai con số. 

Tuy nhiên, nếu lãi suất tăng quá chậm, lạm phát có thể tích tụ đủ động lực đến mức khó có thể dừng lại. Càng kéo dài tình trạng tăng giá, kỳ vọng lạm phát trong tương lai càng tăng. Điều này có thể dẫn đến việc người dân mua nhiều hơn khi họ kỳ vọng giá tiếp tục tăng cao, kéo dài tình trạng nhu cầu thị trường cao.

“Sẽ luôn tồn tại rủi ro về việc liệu chúng ta có đang đi quá xa hay chưa đủ xa, rất khó để đưa ra các dự đoán chính xác.”— JEROME POWELL, CHỦ TỊCH CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KỲ

Cần lưu ý rằng, mặc dù các ngân hàng trung ương có thể tác động đến nhu cầu thị trường thông qua lãi suất chính sách, tuy nhiên đây chỉ là một mặt của phương trình. Lạm phát cũng được tạo ra bởi các vấn đề về chuỗi cung ứng, và ít nhiều chúng nằm ngoài sự kiểm soát của các ngân hàng trung ương.

📝 Thông tin bài viết được tổng hợp và lược dịch từ Visual Capitalist, mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. 

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Total Asset Turnover Ratio là gì? Cách tính và ý nghĩa gì với doanh nghiệp

Total Asset Turnover Ratio là một trong những chỉ số giúp các nhà quản trị...

Bí Quyết Đạt CFA Level 1 Top 10% Thế Giới Của Chàng Sinh Viên Năm 3

Gặp gỡ Đinh Hoàng Nam Khánh, chàng sinh viên năm 3 sôi nổi và đầy...

#So Sánh Chứng Chỉ MBA và CFA | Nên Học Chứng Chỉ Nào?

Chứng chỉ MBA hay CFA sẽ phù hợp hơn với dân Tài Chính? Liệu CFA...

Ngành Công Nghệ Tài Chính Là Gì? Ra Trường Làm Gì?

Ngành công nghệ tài chính có nhiều triển vọng trong tương lai. Sau khi tốt...

[Mới Nhất] Tổng Hợp Cập Nhật Chính Thức Trong CFA Curriculum 2024

Mới đây, Viện CFA đã chính thức công bố toàn bộ các thay đổi trong...

#1 Dòng Tiền Tự Do (FCF) Cho Doanh Nghiệp Là Gì? | SAPP

Khi các nhà đầu tư đánh giá sức khoẻ của một doanh nghiệp, để tránh...

Vượt Rào Cản Trái Ngành, Chuyên Viên Pháp Lý Chinh Phục Top 10% Thế Giới Kỳ Thi CFA Level 1

Tìm hiểu hành trình chinh phục Top 10% thế giới CFA Level 1 của một...

17 Thuật Ngữ Quan Trọng Cần Biết Khi Học CFA

Learning Outcome Statements (LOS) - Kết Quả Đầu Ra Cần Đạt là phần mô tả...