CFA20/06/2024

Ngành Tài chính doanh nghiệp – Cẩm nang định hướng 2025

Ngành tài chính doanh nghiệp một vài năm gần đây có sức hút rất mạnh mẽ với các sinh viên tương lai. Tuy nhiên có lẽ hầu hết các bạn chưa hiểu hết về lĩnh vực này. Vậy đừng vội chạy theo số đông, hãy trang bị ngay những thông tin thiết yếu sau về ngành cũng như định hướng nghề nghiệp ngành tài chính trong tương lai nhé!

1. Ngành tài chính doanh nghiệp là gì?

Tài chính doanh nghiệp là một chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng, có thể hiểu đơn giản, ngành tài chính doanh nghiệp liên quan đến công việc nghiên cứu những vấn đề về tiền bạc, ngân sách và tài chính chung của một doanh nghiệp. Người làm tài chính doanh nghiệp sẽ phải phụ trách nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp để giải quyết những vấn đề gắn với tài chính của doanh nghiệp như:

  • Doanh nghiệp cần làm gì để tăng lợi nhuận?
  • Làm thế nào để sử dụng hiệu quả dòng tiền của doanh nghiệp, giúp tiền đẻ ra tiền?
  • Nên quản lý tiền như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
  • Phân phối tiền ứng với mỗi mục đích như thế nào thì hợp lý?

2. Định hướng nghề nghiệp ngành tài chính

Nếu bạn theo học và tốt nghiệp chuyên ngành tài chính doanh nghiệp, có khá nhiều vị trí công việc thuộc các ngành nghề liên trong lĩnh vực tài chính mà bạn có thể thử, như: quản trị tài chính – kế toán, kinh doanh tiền tệ, thẩm định dự án, quy tương hỗ đa quốc gia hoặc trong nước, tổ chức tín dụng,…

Cụ thể, các vị trí bạn có thể đảm nhiệm bao gồm: Chuyên viên tư vấn tài chính, chuyên viên quản trị tài chính, chuyên viên định giá tài sản, chuyên viên phân tích rủi ro, quản lý danh mục đầu tư, kế toán quản trị, kế toán doanh nghiệp,…

học ngành tài chính doanh nghiệp ra làm gì

3. Ngành tài chính doanh nghiệp học ở đâu?

Thị trường Tài chính luôn yêu cầu nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng cao. Do đó, theo nhu cầu của bối cảnh thị trường, ngày càng có nhiều ngôi trường đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành tài chính doanh nghiệp.

học ngành tài chính doanh nghiệp ra làm gì

Một số ngôi trường đại học nổi tiếng được đánh giá cao về chất lượng giảng dạy Tài chính doanh nghiệp có thể kể đến như:

Ở miền Bắc:

  • Đại học Kinh tế quốc dân
  • Đại học Ngoại thương
  • Đại học Kinh tế – Đại học quốc gia Hà Nội
  • Học viện Tài chính
  • Học viện Ngân hàng
  • Đại học Quốc tế Bắc Hà
  • Đại học Kinh tế Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

Ở miền Trung:

  • Đại học Vinh
  • Đại học Kinh tế – Đại học Huế
  • Đại học Duy Tân
  • Đại học Thái Bình Dương

Ở miền Nam:

  • Đại học Kinh tế TPHCM
  • Đại học Tài chính Marketing
  • Đại học Ngân hàng TPHCM
  • Đại học An Giang
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại học Kinh tế – Luật – ĐH quốc gia TPHCM
  • Đại học Công nghệ Đồng Nai

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết các trường và đưa ra lựa chọn trường học phù hợp nhất với khả năng cũng như điều kiện tài chính của bản thân.

4. Triển vọng ngành tài chính doanh nghiệp hiện nay

Bất cứ doanh nghiệp nào muốn hoạt động và phát triển trong nền kinh tế đều phải quan tâm đến vấn đề về tài chính. Các hoạt động liên quan đến Tài chính doanh nghiệp gắn với rất nhiều các hoạt động kinh tế trong xã hội. Mặc dù không trực tiếp tham gia vào các hoạt động làm tạo ra của cải cho nền kinh tế tuy nhiên, nó vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng và được đánh giá là hoạt động trung gian kết nối tất cả những hoạt động quan trọng, tạo sự phát triển cho nền kinh tế.

Cũng chính bởi tầm quan trọng của Tài chính doanh nghiệp, ngành nghề này đã và đang là ngành học được quan tâm nhiều và cũng có cơ hội việc làm sau khi ra trường tương đối cao.

Theo báo cáo thị trường lao động năm 2021 được tổng lại vào cuối năm 2021, các hoạt động tài chính, ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ khác chiếm 7.92% tổng số nhu cầu tuyển dụng. Có đến 64.2% số doanh nghiệp hiện có trong nước có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực khá lớn, trong đó, lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp chiếm tỷ lệ không nhỏ. Như vậy, có thể thấy, tiềm năng có được việc làm sau khi ra trường là điều bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Tuy nhiên, tránh chủ quan rằng ai học Tài chính doanh nghiệp ra trường cũng có thể có được công việc phù hợp ngay. Để có được một vị trí tốt, ngoài việc có kiến thức căn bản, bạn cũng nên trang bị thêm cho “profile” của mình những văn bằng, chứng chỉ Tài chính quốc tế để gia tăng ưu thế khi tham gia ứng tuyển xin việc sau khi tốt nghiệp đại học.

Một trong những chứng chỉ về Tài chính quốc tế được rất nhiều nhân sự trong ngành săn đón là CFA. Được công nhận tại 162 quốc gia trên thế giới và trở thành tiêu chí ưu tiên tuyển dụng và thăng chức tại rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn Tài chính lớn trên thế giới, chứng chỉ CFA là một sự lựa chọn đáng để theo đuổi nhằm chứng minh năng lực nghề nghiệp.

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những điều cơ bản nhất về ngành tài chính doanh nghiệp mà SAPP Academy đã tổng hợp cho bạn. Hy vọng từ những thông tin trên đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngành Tài chính doanh nghiệp, biết được nên lựa chọn ngôi trường nào phù hợp để theo học.

Nếu như bạn có ý định phát triển lâu dài trong ngành Tài chính doanh nghiệp và có kế hoạch học CFA để gia tăng kiến thức chuyên môn cũng như tạo thế mạnh khi đi xin việc nhưng vẫn chưa tìm kiếm được địa chỉ đào tạo đáng tin tưởng, bạn có thể tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP Academy. Với ba đặc điểm “Trọn gói – Tiết kiệm – Cá nhân hóa”, khóa học CFA Online sẽ cung cấp cho các bạn chất lượng đào tạo đạt chuẩn, cam kết đầu ra với lộ trình học tập dựa trên khung năng lực cá nhưng vẫn tiết kiệm chi phí và linh động thời gian.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

dang ky khoa hoc cfa online

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Tổng hợp thông tin mới nhất về Practical Skills Modules

Gần đây, Viện CFA đã chính thức công bố học phần "Practical Skill Modules" trong...

Đầu tư tài chính 4.0 là gì? Top 7+ kênh đầu tư thông minh

Đầu tư tài chính 4.0 với các kênh đầu tư tài chính online như forex,...

Capital structure là gì? – Tất tần tật về cơ cấu nguồn vốn

Là một trong những chỉ tiêu tài chính cần thiết về lãi suất kinh doanh,...

Average Total Assets (Tổng tài sản trung bình) là gì?

Average Total Assets là gì? Nếu bạn là người đã từng tìm hiểu và tiếp...

#1 Ocf Là Gì? Tìm Hiểu Về Dòng Tiền Từ Hoạt Động Kinh Doanh

  Những nhà đầu tư khi đọc Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp...

Current ratio là gì? Cách tính và ý nghĩa của hệ số này

Như các bạn đã biết, vốn của một doanh nghiệp không chỉ đến từ nguồn...

​​​​​​​GNP Là Gì? Cách Tính Và Ý Nghĩa Đối Với Nền Kinh Tế

GNP là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với một quốc gia?...

Tìm Hiểu Sơ Lược Bộ Môn Financial Reporting And Analysis CFA

Financial Reporting and Analysis là môn học thuộc chương trình CFA, cung cấp kiến thức...