CFA20/06/2024

#1 Leverage ratio là gì? Công thức và giải thích chi tiết

leverage ratio

Để xây dựng được một kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp, các nhà quản trị cần phải hiểu được một thuật ngữ đặc biệt là leverage ratio để đánh giá xem doanh nghiệp có đang điều phối nguồn vốn có thực sự phù hợp hay không. Vậy Leverage ratio là gì? HÃy để SAPP Academy giải thích cho bạn nhé!

leverage ratio

Leverage ratio – Tỷ lệ đòn bẩy là nhóm những chỉ số tài chính cho biết mức độ và cách mà doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay cho hoạt động kinh doanh, từ đó đánh giá rủi ro tài chính (rủi ro vỡ nợ) của doanh nghiệp. 

Các chỉ số này thường được sử dụng với mục đích đánh giá năng lực thực hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp bằng cách xem xét các yếu tố như số vốn vay, vốn chủ sở hữu, EBIT,… Có nghĩa là nếu chỉ số leverage ratio cao, doanh nghiệp đang dựa dẫm quá nhiều vào các nguồn vốn vay bên ngoài và có khả năng không trả được nợ. Ngược lại, khi chỉ số leverage ratio thấp, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng dòng tiền mà nó tự tạo ra.

leverage ratio

Leverage ratio đánh giá cách điều phối dòng tiền cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Trong thời kỳ khó khăn, các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thể hiện rằng doanh nghiệp đã vay quá nhiều nợ so với khả năng trả, dẫn đến rủi ro tài chính cao. Vì thế leverage ratio là chỉ số vô cùng quan trọng khi doanh nghiệp muốn vay tiền. Những chủ nợ (ngân hàng,..) sẽ xem xét lượng tiền mà doanh nghiệp đang nợ và đánh giá khả năng duy trì nợ trong một mức độ cho phép.

Căn cứ vào leverage ratio, các bên cho vay có thể xác định mức lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp. Những doanh nghiệp được các bên cho vay xếp vào hàng có rủi ro tài chính cao là những doanh nghiệp đang mang nợ vay và có chi phí cố định lớn. Bên cho vay sẽ phân tích rủi ro này và tính nó vào lãi suất khi cho doanh nghiệp vay. Vì vậy, lãi suất vay càng tăng cao nếu doanh nghiệp mang càng nhiều 

Đối với doanh nghiệp, leverage ratio được các nhà quản trị sử dụng để làm căn cứ cho việc lựa chọn cấu trúc vốn nào phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, các nhà đầu tư thường thông qua chỉ số này để đánh giá rủi ro tài chính, từ đó đưa ra quyết định đầu tư của mình.

Có nhiều công thức tính tỷ lệ đòn bẩy khác nhau, mỗi công thức mang đến cho nhà quản trị và các nhà đầu tư một thông tin khác nhau. Có 3 công thức thường hay gặp nhất trong bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp:

3.1. • Tỷ lệ đòn bẩy hoạt động (Operating Leverage Ratio)

leverage ratio

Tỷ lệ đòn bẩy hoạt động là thước đo giữa phần vốn mà doanh nghiệp đóng góp so với thu nhập ròng từ các hoạt động kinh doanh. Theo đó, chỉ số này cho nhà quản trị biết được khi thu nhập thay đổi một phần, doanh số bán hàng cũng thay đổi được mấy phần.

3.2. • Tỷ lệ đòn bẩy ròng (Net Leverage Ratio)

leverage ratio

Tỷ lệ đòn bẩy ròng, hoặc nợ ròng trên EBITDA (thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu hao) đo lường tỷ lệ nợ của một doanh nghiệp trên thu nhập. Nó phản ánh một doanh nghiệp sẽ mất bao lâu để hoàn thành hết nghĩa vụ tài chính trong trường hợp nợ và EBITDA không thay đổi. Nó được tính bằng công thức sau:

3.3. • Nợ cho vốn chủ sở hữu (Debt-to-Equity Ratio)

leverage ratio

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường tỷ lệ giữa tổng nợ phải trả của một doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu cổ phần của nó. Chỉ số này giúp nhà quản trị thấy được giá trị mà doanh nghiệp mang lại có xứng đáng với khoản vốn vay hay không, từ điều chỉnh lại nguồn vốn vay sao cho hợp lý nhất. Công thức tính như sau:

Tạm kết: Trong bài viết này SAPP đã giúp bạn đọc phần nào hiểu được Leverage ratio là gì và công thức tính ra sao. Hãy kết nối ngay với  website hoặc fanpage  của SAPP để góp nhặt được thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
3 Lợi ích khi sở hữu CFA trước khi tham dự chương trình Thạc sĩ

Hiện nay, số người học Thạc sĩ tăng lên nhanh hơn bao giờ hết, một...

Ngành Tài chính là gì – Những điều đầu tiên bạn cần nắm được!

Ngành tài chính là gì? Cần đảm bảo những yếu tố gì để phát triển...

Rủi ro tài chính – Thách thức lớn nhất của nhà đầu tư

Phân tích rủi ro tài chính trong doanh nghiệp luôn giữ vai trò rất quan...

#1 Leverage ratio là gì? Công thức và giải thích chi tiết

Để xây dựng được một kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp, các nhà quản...

​​​​​​​Hướng dẫn phân tích các chỉ số tài chính trong doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là cơ sở để các nhà phân tích tài chính hiểu...

Tư vấn tài chính là gì? Công Việc Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính

Tư vấn Tài chính là gì, tại sao nhiều người lại quan tâm đến vị...

CFA MPS 70% có đủ đỗ kỳ thi CFA?

Trong quá trình chuẩn bị thi CFA, nhiều thí sinh thường băn khoăn về MPS...

Đi thi CFA được dùng loại máy tính Tài chính CFA nào?

Việc sử dụng máy tính CFA thành thạo sẽ hỗ trợ các bạn rất nhiều...