CFA20/06/2024

So sánh đầu tư trực tiếp (FDI) và Đầu tư gián tiếp (FPI)

Đầu tư nước ngoài hiện đang phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn nhiều nhà đầu tư hiện nay chưa phân biệt được sự giống và khác nhau của hai hình thức đầu tư nước ngoài: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Hãy để SAPP Academy “gỡ rối” giúp bạn nhé!

Đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư có quốc tịch ở ngoài nước có tham gia hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và ngược lại. Trong đó, các hoạt động đầu tư nước ngoài được chia làm hai loại:

  • Đầu tư nước ngoài trực tiếp
  • Đầu tư nước ngoài gián tiếp

đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

2.1. Các điểm giống nhau của đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

  • Cả hai đều là loại hình đầu tư nước ngoài.
  • Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đều xuất phát từ công cuộc hội nhập quốc tế của các quốc gia,
  • Cả hai hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp đề thu về lợi nhuận cho nhà đầu tư. Lợi nhuận đó tỉ lệ thuận với kết quả hoạt động kinh doanh của chủ thể tiếp nhận đầu tư cùng số vốn mà nhà đầu tư bỏ ra. Bởi vậy, điều mà nhà đầu tư bận tâm nhất với cả hai hình thức đầu tư này đều là tình hình kinh doanh của chủ thể tiếp nhận đầu tư.
  • Cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp đều phải chịu sự tác động của luật pháp các nước cũng như của quốc tế. Với mỗi nền kinh tế khác nhau, các quốc gia sẽ có những điều luật cụ thể đối với đầu tư nước ngoài sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế trong nước. Ngoài ra, quốc tế cũng có những điều luật nhất định để có thể đảm bảo sự công bằng quyền lợi đôi bên trong giao dịch.

2.2. Điểm khác nhau giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

Đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI

Đầu tư gián tiếp nước ngoài – FPI

Khái niệm

Đầu tư trực tiếp có nghĩa là nhà đầu tư tự chủ hết tất cả các hoạt động của mình từ bỏ vốn, nắm quyền cho tới việc kiểm soát nguồn vốn của mình khi đầu tư sinh lời.

Đầu tư gián tiếp là hình thức nhà đầu tư chỉ tự mình bỏ vốn, còn tất cả các hoạt động còn lại sẽ được bên thứ ba đảm nhiệm bao gồm quản lý, giám sát các quyết định với phần vốn đó. Phần lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được sẽ phải chia cho bên thứ ba thực hiện công việc này.

Quyền kiểm soát

Nhà đầu tư chủ động nắm quyền kiểm soát nguồn vốn. Họ có nghĩa vị với tất cả những quyết định mà họ đưa ra và tự mình chịu lỗ, lãi.

Nhà đầu tư chỉ bỏ vốn nhưng bên thứ ba nhận nguồn vốn đó sẽ nắm quyền kiểm soát.

Phương tiện đầu tư

Nhà đầu tư bắt buộc phải cung cấp một số vốn nằm trong quy định (ít nhất bao nhiêu và nhiều nhất bao nhiêu) tuỳ theo pháp luật từng nước quy định.

Mỗi quốc gia sẽ có mức độ giới hạn lượng chứng khoán riêng, thông thường dưới 10%.

Mức rủi ro

Mức độ rủi ro tỷ lệ thuận với với số vốn nhà đầu tư bỏ ra. Bởi vậy, những nhà đầu tư sử dụng hình thức này cần phải vô cùng am hiểu về thị trường tài chính cũng như dày dặn kinh nghiệm đầu tư.

Rủi ro ít hơn. Thông thường bên thứ ba thực hiện đầu tư đều là những công ty có chuyên môn cao trong ngành tài chính. Bởi vậy, những quyết định mà họ đưa ra sẽ là lựa chọn mang đến rủi ro thấp nhất.

Lợi nhuận

Lợi nhuận hoàn toàn về tay của nhà đầu tư và tính theo số vốn mà họ góp vào.

Thu được chia theo cổ tức hoặc việc bán Chứng khoán thu chênh lệch.

Mục đích

Tạo ra lợi nhuận là chính, thêm vào đó là quyền kiểm soát.

Mục đích chỉ là lợi nhuận.

Thủ tục đầu tư

Nhà đầu tư cần có giấy tờ hợp pháp trước khi tham gia đầu tư, bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Thành lập tổ chứng kinh tế

Nhà đầu tư khi góp vốn cần hoàn thành những thủ tục thay đổi cổ đông tương ứng với loại hình mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Hình thức biểu hiện

Đi cùng với tiền vốn, nhà đầu tư còn cần tham gia vào hoạt động kinh doanh, chuyển giao công nghệ cũng như nhân lực cho chủ thể nhận đầu tư.

Chỉ đơn giản là chuyển số vốn đầu tư ra nước ngoài để đầu tư.

Xu hướng luân chuyển

Chuyển giao từ nước phát triển sang các nước đang phát triển.

Giữa các nước có trình độ phát triển giống nhau.

Tạm kết

Hai hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp đều mang lại nhà đầu tư những lợi ích và rủi ro khác nhau. Tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định chính là công việc quan trọng nhất mà các nhà đầu tư cần phải thực hiện.

Khai giảng khoá học CFA

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Mô hình Dupont là gì? Ưu và nhược điểm phương trình Dupont

Mô hình Dupont là gì? Trong phân tích Tài chính, sử dụng mô hình này...

10 Điểm Khác Biệt Giữa 2 Kỳ Thi CFA Level 1 và CFA Level 2

Vượt qua kỳ thi CFA Level 1 là cột mốc đầu tiên trong hành trình...

So sánh đầu tư trực tiếp (FDI) và Đầu tư gián tiếp (FPI)

Nhiều nhà đầu tư hiện nay chưa phân biệt được sự giống và khác nhau...

400h Học Và Hành Trình Chinh Phục Top 10% Thế Giới Kỳ Thi CFA Level 1 Của Sinh Viên Năm 3 NEU

Dương Tuấn Đạt, sinh viên năm 3 ngành Tài Chính, cảm thấy vô cùng hạnh...

Chi phí vốn là gì? Cách tính chi phí sử dụng vốn chi tiết

Chi phí vốn là gì và cách tính chi phí sử dụng vốn chuẩn nhất...

Máy Tính CFA & Một Số Tips Sử Dụng Máy Tính CFA BA II Plus

Việc sử dụng máy tính CFA thành thạo sẽ hỗ trợ các bạn rất nhiều...

Có Nên Học Thạc Sĩ Tài Chính Ngân Hàng?

Có nên học thạc sĩ Tài chính Ngân hàng không? Bên cạnh CFA, bằng thạc...

Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Lĩnh Vực Tài Chính Doanh Nghiệp, Từ Quỹ Phòng Hộ đến Mua bán & Sáp nhập

Nhân sự làm việc trong ngành Tài Chính có cơ hội thử sức ở những...