CFA20/06/2024

Suy thoái kinh tế nên đầu tư gì để tạo lợi nhuận bền vững và hiệu quả?

Thời kỳ suy thoái kinh tế khiến cho môi trường Tài chính – Đầu tư bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy trong những giai đoạn khủng hoảng như vậy, chúng ta có nên tạm dừng các hoạt động đầu tư? Liệu việc mua vàng và bất động sản trong thời kỳ suy thoái có đem lại lợi nhuận như mong đợi? Trong bài viết này, hãy cùng SAPP tìm hiểu xem suy thoái kinh tế nên đầu tư gì và bí quyết đầu tư hiệu quả.

1. Suy thoái kinh tế là gì?

Trong kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế còn được định nghĩa là sự suy giảm trong GDP – tổng sản phẩm quốc nội thực tế trong một khoảng thời gian từ hai quý liên tiếp. Đồng nghĩa với việc là tốc độ tăng trưởng kinh tế có giá trị âm trong vòng hai quý trở lên.

Suy thoái kinh tế là gì

2. Tác động của khủng hoảng kinh tế tới đầu tư

Hiểu một cách đơn giản, khủng hoảng kinh tế (Economic Crisis) chính là tình trạng suy giảm nghiêm trọng và đột ngột ở bất kỳ một bộ phận nào của nền kinh tế. Đó có thể là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, lạm phát, thất nghiệp tăng vọt, hoặc một loạt các ngân hàng thất bại. Chúng có những tác động nghiêm trọng tới việc đầu tư:

  • Tăng rủi ro: Một nền kinh tế bất ổn sẽ khiến các nhà đầu tư khó dự đoán về tình hình tài chính – kinh tế để đưa ra quyết định đầu tư. Điều này khiến cho việc đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng trở nên đặc biệt rủi ro.
  • Gây khó khăn về nguồn vốn: Nhiều ngân hàng có thể thắt chặt điều kiện cho vay trong thời kỳ khủng hoảng. Việc hạn chế tín dụng làm cho các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn để đầu tư.
  • Cầu giảm: Khi kinh tế gặp khó khăn, người tiêu dùng thường cắt giảm chi tiêu, dẫn đến giảm cầu cho hàng hóa và dịch vụ. Điều này khiến các doanh nghiệp đình trệ, hạn chế đầu tư mở rộng.

Xem thêm: Suy thoái kinh tế là gì? 5 Dấu hiệu của một chu kỳ suy thoái

3. Đầu tư vào gì khi khủng hoảng kinh tế

Với những thông tin trên, có thể thấy rằng khi sự suy thoái diễn ra, toàn thị trường đều sẽ bị ảnh hưởng. Cung và cầu đều có sự sụt giảm, và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đình trệ do không có được nguyên liệu sản xuất, sản phẩm bán ra không ai mua,…

Tuy nhiên, có một số ngành nghề mà người ta khó có thể cắt giảm hoàn toàn nó dù nền kinh tế đang bị suy thoái như là y tế, năng lượng,… Chính vì vậy, khi xem xét đến bảng điện tử giao dịch chứng khoán, cổ phiếu các công ty khác có thể đỏ nhưng các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế hoặc năng lượng lại xanh, hoặc là đứng im ít có sự sụt giảm.

Nên đầu tư vào gì khi khủng hoảng kinh tế?

Thực tế mọi cá nhân, tổ chức đều sẽ bị thiệt hại, ảnh hưởng tiêu cực dù là ít hay nhiều do sự suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, có nơi tổn thất lớn, có nơi thì thấp hơn do các biện pháp ứng phó kịp thời, chính sách hỗ trợ của nhà nước,…

Khủng hoảng kinh tế làm lựa chọn đầu tư của mọi người bị thu hẹp lại, nhưng không phải là không có. 3 lĩnh vực sau đây bạn có thể cân nhắc để đầu tư:

  • Chứng khoán: Mặc dù rủi ro khi đầu tư lúc thị trường đang có sụt giảm khá cao, nhưng bạn có thể cân nhắc những mã cổ phiếu của công ty trong lĩnh vực năng lượng, y tế, công ty chi trả cổ tức ổn định… Điều này sẽ giúp bạn có được một nguồn thu nhập dài hạn trong thời kỳ khủng hoảng. Bạn chỉ cần dành thời gian phân tích, đánh giá để tìm được mã tốt, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư.
  • Vàng: Đưa vàng vào danh mục đầu tư có thể giúp giảm rủi ro tổng thể, vì giá vàng thường không tương quan mạnh với các loại tài sản khác như cổ phiếu và trái phiếu.
  • Bất động sản: Đây chính là ngành mà các chuyên gia đánh giá như trụ cột của nền kinh tế. Mặc dù lĩnh vực này không có lãi suất cao nhưng tính ổn định của bất động sản cùng giá trị tăng trưởng bền vững trong thời kỳ dài hạn giúp nó trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà đầu tư.

4. Bí quyết đầu tư hiệu quả khi khủng hoảng kinh tế 

4.1. Tích trữ tiền mặt 

Nhìn chung, tiền của bạn có thể được tích trữ dưới dạng 7 loại hình như sau:

  • Tiền mặt
  • Tiền gửi ngân hàng
  • Vàng
  • Tiền ảo
  • Trái phiếu
  • Cổ phiếu và bất động sản.

Tỷ lệ phân chia tích lũy này thay đổi linh hoạt dựa theo tình hình bối cảnh thị trường và được gọi là phân bố tài sản.

Quản lý tiền bạc trong thời kỳ khủng hoảng, đơn giản chính là sự phân bố tài sản này một cách hợp lý nhất vào bảy khoản tích lũy. Tiền gửi ngân hàng, cũng chính là một khoản tích lũy an toàn nhưng rắc rối với tiền trong ngân hàng là nó “không phải tiền của bạn”. Nếu ngân hàng gặp các trục trặc liên quan đến tài chính thì tiền của bạn cũng sẽ khó để thu hồi lại sớm.

Vậy tốt nhất, bạn hãy nên tự bảo quản tiền của mình, cất trữ một khoản tiền mặt để sống sót qua thời kỳ đen tối này. Tiền mặt cũng có những lợi thế riêng biệt của nó. Nếu bạn chưa biết cách phân bố khoản tích lũy vào tài sản nào thì hãy giữ tiền mặt trong người nhé. Điều này ít nhất có thể mang đến cho bạn cảm giác yên tâm, vì đồng tiền nằm trong tay bạn sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những tác nhân khác trên thị trường.

4.2. Đầu tư cho kiến thức 

Chìa khóa để quản lý được tiền của bạn trong thời kỳ suy thoái là giữ bình tĩnh và thật sáng suốt. Đừng để cảm xúc lấn át, chi phối quyết định xuống chính số tiền của bạn. Để làm được điều này thì bạn phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm thị trường để đưa ra phán đoán chính xác. Là một nhà đầu tư bạn cần phải trang bị kiến thức về tài chính, kinh tế vi mô, vĩ mô, quản trị rủi ro… Việc trang bị này cũng sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều so với việc đầu tư theo cảm hứng.

4.3. Đầu tư cho sức khỏe 

Có lẽ điều này ai ai cũng biết, nhưng lại vô tình lãng quên khi mải mê chạy theo mục tiêu tài chính dài hạn của mình. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, hãy đầu tư nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe cho mình và cũng những người thân trong gia đình. Bởi vì, nếu để bản thân bị kiệt quệ không chỉ mất chi phí chữa trị, mất thời gian mà còn mất rất nhiều cơ hội tốt để đầu tư.

4.4. Theo dõi thị trường 

Những tác động từ các yếu tố tiêu cực, khác nhau trên thế giới đã khiến thế giới biến động từng giờ từng phút một. Chính vì vậy, khi đầu tư vào bất kỳ một loại tài sản nào bạn cũng cần dành thời gian để theo dõi tình hình thị trường không chỉ trong nước mà lẫn thị trường quốc tế. Bởi vì nó cũng có những tác động nhất định tới giá trị tài sản bạn đang nắm giữ trong tương lai.

Tuy nhiên, bạn nên thật sự giữ bình tĩnh khi tiếp nhận các thông tin này. Những cảm xúc lo lắng, sợ hãi khi khủng hoảng xảy ra sẽ dễ khiến cho bạn có những suy nghĩ phi lý. Và đó không phải là một cách tốt để bảo vệ tiền của bạn.

4.5. Nắm bắt cơ hội

Có nhiều cách để xem xét, nhìn nhận về một cuộc suy thoái. Những người bi quan xem đó là ngày tận thế nhưng những người lạc quan coi đó là cơ hội tốt để kiếm lời. Mọi người thường có xu hướng bán tài sản để tích lũy trong thời kỳ suy thoái, vì sợ rằng sau đó tính thanh khoản của chúng sẽ bị giảm.

Vì vậy bạn có thể mua được những tài sản đó với một mức giá tốt. Nếu có thể, hãy đầu tư để mua được các món hời đó. Chúng sẽ tăng giá trở lại khi thời kỳ khủng hoảng qua đi. Tận dụng tốt các cơ hội này sẽ giúp cho bạn gia tăng tài sản nhanh chóng.

5 bí quyết đầu tư hiệu quả khi khủng hoảng kinh tế

Tạm kết:

Trên đây chính là một số gợi ý cho câu hỏi nên đầu tư vào gì khi khủng hoảng kinh tế. Hy vọng qua bài viết, các nhà đầu tư đã tìm ra câu trả lời phù hợp với bản thân mình. Chúc các bạn trụ vững qua thời kỳ khó khăn và đầu tư thành công nhất.

Nếu bạn đang tìm kiếm một chương trình học giúp nâng cao kiến thức về đầu tư, tham khảo khoá học CFA Online của SAPP Academy. CFA được xem là văn bằng danh giá cung cấp kiến thức Tài chính một cách toàn diện, giúp bạn cải nâng tầm kiến thức, cải thiện kỹ năng. Thông qua lộ trình đào tạo cá nhân hoá, khoá học CFA Online giúp bạn chủ động, linh hoạt tiếp cận kiến thức từ A – Z dù bạn đúng ngành hay trái ngành.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!cfa online

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Quỹ đầu tư phát triển – Cầu nối giữa vốn và dự án

Quỹ đầu tư phát triển giữ vai trò then chốt trong phát triển doanh nghiệp...

Rủi ro tài chính – Thách thức lớn nhất của nhà đầu tư

Phân tích rủi ro tài chính trong doanh nghiệp luôn giữ vai trò rất quan...

Quick Ratio (Tỷ số thanh toán nhanh) là gì? Cách tính ra sao?

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hàng kỳ là công việc không...

Tự Doanh Chứng Khoán là Gì? Đặc Điểm & Quy Định Hiện Nay

Hiện nay tự doanh chứng khoán đã không còn xa lạ đối với nhiều doanh...

So Sánh CFA Và FRM – Chứng Chỉ Nào Phù Hợp Với Bạn?

Cả chứng chỉ Phân tích đầu tư tài chính (CFA) và chứng chỉ Quản trị...

#[Tìm Hiểu] Nên Đầu Tư Sinh Lời Tài Sản Ngắn Hạn Hay Dài Hạn

Những nhà đầu tư mới bắt đầu bước chân vào thị trường tài chính thường...

# Lợi Nhuận Tài Chính Là Gì? Công Thức Tính Lợi Nhuận

Lợi nhuận tài chính là số tiền mà doanh nghiệp tạo ra sau khi đã...

Current ratio là gì? Cách tính và ý nghĩa của hệ số này

Như các bạn đã biết, vốn của một doanh nghiệp không chỉ đến từ nguồn...