CFA20/06/2024

Tự Doanh Chứng Khoán là Gì? Đặc Điểm & Quy Định Hiện Nay

Hiện nay tự doanh chứng khoán đã không còn xa lạ đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường, họ vẫn còn chưa hiểu rõ Tự doanh chứng khoán là gì? Đặc điểm và quy định của hoạt động này. Cùng SAPP Academy tìm hiểu thêm thông tin này nhé!

tự doanh chứng khoán là gì

Hiện nay, đầu tư chứng khoán đang là một trong những kênh sinh lời được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Hiểu đơn giản chứng khoán chính là loại hàng hoá thể hiện quyền, lợi ích hợp pháp đối với tài sản hoặc vốn của doanh nghiệp phát hành. Trong đó, chứng khoán chia thành các loại:

  • Cổ phiếu
  • Trái phiếu
  • Chứng chỉ quỹ đầu tư
  • Phái sinh

Xem thêm: Chứng khoán là gì? Có nên đầu tư chứng khoán vào thời điểm này hay không?

tự doanh chứng khoán là gì

Tự doanh chứng khoán là hoạt động giao dịch chứng khoán với chính mình của một doanh nghiệp trên thị trường. Khi đó, họ vừa đóng vai doanh nghiệp, vừa đóng vai nhà đầu tư và giao dịch thông qua các cơ chế thông thường đã được thỏa thuận trước đó tại các sàn chứng khoán hay thị trường phi tập trung.

Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung, tự doanh chứng khoán cũng theo đó mà phát triển vượt bậc và có nhiều tiềm năng. Ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia hơn, từ các sàn trong và ngoài nước giúp hình thức này ngày càng đa dạng và phổ biến hơn nhiều.

Bởi vậy, các doanh nghiệp và nhà đầu tư cần hiểu rõ được khái niệm và đặc điểm của tự doanh chứng khoán là gì. Từ đó lấy làm căn cứ để đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn.

tự doanh chứng khoán là gì

Sau khi nắm rõ được khái niệm tự doanh chứng khoán là gì, một thắc mắc mà các doanh nghiệp thương quan tâm tới đó chính là mục đích của hoạt động này. Vậy lý do gì khiến những doanh nghiệp trên thị trường hiện nay lựa chọn tự doanh chứng khoán?

  • Đầu tư sinh lời từ cổ phiếu: Hoạt động tự doanh chứng khoán giúp doanh nghiệp kiếm thêm một phần lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cả, cùng với đó là tự dự trữ cổ phiếu để cân bằng được tính thanh khoản của thị trường. Hơn nữa, khi giá cổ phiếu sụt giảm thì doanh nghiệp sẽ có thể tự bù được phần mất giá đó.
  • Đầu tư góp vốn: Các doanh nghiệp chứng khoán thông qua hoạt động giao dịch trao đổi cổ phiếu, trái phiếu hay các hoạt động chuyển đổi khác để trở thành cổ đông của các doanh nghiệp cổ phần. Khi đó, các bên sẽ tự quy định cùng nhau về hạn mức đầu tư để quyền lợi của đôi bên được công bằng nhất.
  • Bảo vệ giá: Những doanh nghiệp chứng khoán sẽ thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của cơ quan quản lý để ổn định giá tại thị trường chung. Mặt khác, tự doanh chứng khoán cũng đồng thời bảo về giá của chính họ và khách hàng bằng cách thực hiện phát hành cổ phiếu hay bảo lãnh phát hành. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể tự mình thực hiện mà cần có sự bảo hộ của một tập đoàn tài chính lớn trong thị trường.
  • Đầu tư tạo ra lợi nhuận: Mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận. Đối với tự doanh chứng khoán cũng vậy. Nhờ có lợi thế về mặt chuyên môn cũng như nguồn vốn mà các doanh nghiệp chứng khoán sẽ kiếm được một nguồn thu nhập về sự chênh lệch giá thị trường này.

Tự doanh chứng khoán trên thị trường hiện nay ngày càng phổ biến và sinh ra nhiều hình thức hơn. Vì vậy, quy mô và hình thức của loại hình chứng khoán này cũng vô cùng phong phú.

tự doanh chứng khoán là gì

  • Thực hiện tự doanh chứng khoán trực tiếp

Trong giao dịch trực tiếp của hoạt động tự doanh chứng khoán chỉ có hai bên đối tác và khách hàng tham gia. Khi đó, người đối tác là các doanh nghiệp chứng khoán, còn khách hàng ở đây chính là những đơn vị mua lại cổ phiếu. Hai bên sẽ tự thỏa thuận giá thành trực tiếp với nhau mà không qua một đơn vị trung gian nào khác. Những hoạt động giao dịch trực tiếp phổ biến thường gặp là mua đấu giá cổ phiếu, giao dịch cổ phiếu IPO,…

  • Thực hiện tự doanh chứng khoán gián tiếp

Giao dịch tự doanh chứng khoán gián tiếp là có bên thứ ba (đơn vị trung gian) tham gia vào hoạt động giao dịch này. Bên thứ ba ở đây chính là Sở Giao dịch chứng khoán. Hai bên mua và bán lúc này sẽ giao dịch trên hệ thống giao dịch của bên thứ ba. Với phương thức thực hiện này, tự doanh chứng khoán có thể được thực hiện thanh toán đa phương tiện.

tự doanh chứng khoán là gì

Đều là các hình thức đầu tư chứng khoán đang vô cùng phổ biến hiện nay, cả hai hình thức rất dễ bị nhầm lẫn với nhau nếu nhà đầu tư chưa nắm rõ được kiến thức. Vậy những đặc điểm để phân biệt môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán là gì?

▪️ Điểm giống nhau: Giao dịch đều được thực hiện tại các doanh nghiệp chứng khoán.

▪️ Điểm khác nhau:

Tự doanh chứng khoán

Môi giới chứng khoán

Định nghĩa

Là hoạt động tự mình giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp chứng khoán.

Là hoạt động giao dịch chứng khoán trung gian giữa khách hàng với các doanh nghiệp là bên bán.

Nhiệm vụ

Doanh nghiệp chứng khoán sử dụng chính nguồn vốn để tự đầu tư cho chính mình.

Làm trung gian thực hiện các lệnh và ăn hoa hồng từ chi phí khi làm.

Vốn điều lệ tối thiểu

50 tỷ VND

25 tỷ VND

Tạm kết: Hy vọng bài viết này của SAPP đã giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm, đặc điểm Tự doanh chứng khoán là gì? Nếu có thêm những thắc mắc về tài chính – đầu tư – chứng khoán, đừng ngần ngại liên hệ với SAPP qua fanpage hoặc website nhé.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Vốn chủ sở hữu là gì? Công thức tính chuẩn nhất

Vốn chủ sở hữu là gì? Nguồn vốn này gồm những thành phần nào? Công...

【EQUITY INVESTMENT LÀ GÌ】- Tất Tần Tật Về Equity Investment

Equity Investment là môn học chiếm tỷ lệ khá cao trong cả 3 level của...

Lãi suất cơ sở là gì? Công thức tính lãi suất cơ sở

Lãi suất cơ sở một trong những tiêu chí luôn được quan tâm khi thực...

[Cập nhật] Những Thay Đổi Chính Thức Trong CFA Curriculum 2024

Mới đây, Viện CFA đã chính thức công bố toàn bộ các thay đổi trong...

​​​​​​​Hướng dẫn phân tích các chỉ số tài chính trong doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là cơ sở để các nhà phân tích tài chính hiểu...

Top 5 Chương Trình Thạc Sĩ Tại Canada Ưu Tiên Miễn Giảm Cho Ứng Viên CFA

Để có thể tham dự học Thạc sĩ ở nước ngoài là điều khá khó...

Chứng khoán nợ có phải lựa chọn đầu tư an toàn nhất?

Hiểu biết sự khác nhau giữa chứng khoán nợ và chứng khoán vốn sẽ giúp...

Ví dụ các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)

FDI là viết tắt của "Foreign Direct Investment", trong tiếng Việt được dịch là "Đầu...