Tỷ lệ thất nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng có đáng báo động?
Hiện nay ngành Tài chính ngân hàng trở thành một trong những lựa chọn hấp dẫn. Tuy nhiên, với nỗi lo thất nghiệp vẫn đang ám ảnh nhiều ngành nghề, có lẽ bạn đang tự đặt câu hỏi: “Tỷ lệ thất nghiệp ngành Tài chính ngân hàng như thế nào?”. Bạn đang quan tâm đến việc học ngành Tài chính ngân hàng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề này và cách gia tăng cơ hội có công việc phù hợp.
1. Ngành Tài chính ngân hàng là gì? Học những môn gì?
Ngành Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực liên quan đến quản lý tài chính, đầu tư và hoạt động ngân hàng. Ngành này tập trung vào việc nắm vững các kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp trong việc quản lý và tăng cường giá trị tài sản.
Học Tài chính ngân hàng, sinh viên sẽ được tiếp cận với các môn học như Quản trị tài chính, Kế toán, Ngân hàng, Thị trường tài chính, Quản lý rủi ro tài chính, Quản lý danh mục đầu tư, Tài chính doanh nghiệp và Quản trị ngân hàng. Đây là những kiến thức cần thiết để hiểu và áp dụng trong việc phân tích tài chính, đưa ra các quyết định đầu tư, quản lý rủi ro, và định giá tài sản.
Ngành Tài chính ngân hàng cung cấp nền tảng cho sinh viên phát triển sự nghiệp. Với sự phát triển của kinh tế và thị trường tài chính, ngành này mang đến nhiều cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển sự nghiệp trong tương lai.
2. Học ngành Tài chính ngân hàng ra làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, có nhiều cơ hội việc làm đa dạng mở ra trước bạn. Bạn có thể làm việc trong ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm hoặc các tổ chức tài chính quốc tế.
Công việc có thể bao gồm: tư vấn tài chính, quản lý danh mục đầu tư, phân tích tài chính, kế toán, quản lý rủi ro và các vị trí quản lý trong ngành tài chính.
Ngoài ra, người học ngành này còn nhiều cơ hội việc làm khác như quản trị ngân hàng, tư vấn về bảo hiểm, hoạt động giao dịch ngân hàng và nghiên cứu thị trường tài chính. Điểm mạnh của ngành Tài chính ngân hàng là tính chất đa ngành và tính toàn cầu, cho phép bạn làm việc không chỉ trong ngành Tài chính mà còn trong các lĩnh vực kinh doanh và quản lý khác.
Xem thêm: Ngành Tài chính Quốc tế học trường nào? Top 3 Đại học tốt nhất
3. Tỷ lệ thất nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng
Học Tài chính ngân hàng không đảm bảo tránh hoàn toàn tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên, ngành này vẫn mang lại nhiều cơ hội việc làm và có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với một số ngành khác. Tỷ lệ thất nghiệp của ngành Tài chính ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nó bao gồm tình trạng kinh tế, thị trường lao động và cả năng lực cá nhân.
Với sự phát triển của kinh tế và các công ty tài chính hiện nay, ngành Tài chính ngân hàng vẫn cung cấp nhiều cơ hội việc làm ổn định và tiềm năng phát triển trong sự nghiệp. Bạn sẽ nắm bắt được cơ hội nếu chăm chỉ, liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng. Hãy tìm kiếm cơ hội thực tập hoặc làm việc trong quá trình học.
Theo báo cáo, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng, ĐH liên tục tăng lên 22.000 người. Riêng so với ngành tài chính ngân hàng, có đến 12.000 tân cử nhân thất nghiệp trong tổng số khoảng chừng 29.000 tân cử nhân của ngành này.
Bạn muốn biết rõ tỷ lệ thất nghiệp ngành Tài chính ngân hàng thì hãy theo dõi thống kê và nghiên cứu mới nhất từ những nguồn tin cậy. Các con số này sẽ giúp bạn có định hướng và tìm kiếm được con đường phát triển chính xác nhất.
4. Nâng cao cơ hội việc làm ngành Tài chính ngân hàng với chứng chỉ CFA
Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) là một trong những chứng chỉ uy tín và được công nhận toàn cầu trong lĩnh vực tài chính và đầu tư. Việc nắm giữ chứng chỉ CFA có thể đóng góp đáng kể vào việc nâng cao cơ hội việc làm trong ngành Tài chính ngân hàng.
Đầu tiên, chứng chỉ CFA đào tạo và đánh giá kiến thức trong lĩnh vực quản lý danh mục đầu tư, phân tích tài chính và các khía cạnh khác của ngành Tài chính. Khi có chứng chỉ này, bạn sẽ có một nền tảng kiến thức rộng và sâu hơn, từ đó giúp bạn tự tin và tăng tính cạnh tranh trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Đồng thời, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao ứng viên đã hoàn thành chứng chỉ CFA. Đây là một trong những chứng chỉ uy tín và được công nhận rộng rãi trong ngành Tài chính. Nó chứng minh rằng bạn đã hoàn thành các yêu cầu khắt khe về kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực tài chính, từ đó tạo sự tin tưởng và đáng tin cậy trong mắt nhà tuyển dụng và khách hàng. Hơn thế nữa, chứng chỉ này sẽ tăng khả năng của bạn để làm việc và phát triển sự nghiệp trên môi trường quốc tế.
Đực biệt, khi tham gia cộng đồng CFA, bạn có cơ hội kết nối với các chuyên gia và những đồng nghiệp hàng đầu trong ngành Tài chính. Điều này có thể giúp bạn mở rộng mạng lưới mối quan hệ, tìm kiếm cơ hội việc làm, tiếp cận các nguồn thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành.
Trên cơ sở phân tích những thông tin trên, có thể thấy tỷ lệ thất nghiệp ngành Tài chính ngân hàng thấp hơn các ngành khác. Người học Tài chính ngân hàng vẫn nhận được nhiều cơ hội việc làm. Cơ hội có việc làm sẽ đến với người đạt được chứng chỉ CFA và không ngừng hoàn thiện bản thân. Với sự kiên nhẫn, nỗ lực và chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn có thể xây dựng sự nghiệp thành công trong ngành Tài chính ngân hàng.
Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!
Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn