CMA20/06/2024

Đòn bẩy tài chính là gì và tại sao lại là “con dao hai lưỡi”?

Điều gì khi một cơ hội đầu tư xuất hiện và bạn đang đối diện với tình huống thiếu vốn? Trong tình huống như vậy, sử dụng đòn bẩy tài chính là một công cụ quan trọng để giúp bạn khai thác cơ hội đầu tư mà bạn không thể thực hiện với số vốn có sẵn. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng đi kèm với những rủi ro và điều quan trọng là biết cách sử dụng công cụ này một cách hiệu quả.

Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính là gì

Đòn bẩy tài chính là một công cụ cho phép các nhà đầu tư vay vốn để khai thác cơ hội đầu tư với hy vọng tối ưu hóa lợi nhuận, dự kiến rằng giá trị tài sản sẽ tăng vượt quá chi phí vay cũng như đem lại lợi tức cao hơn.

Tuy nhiên, như đã đề cập, đòn bẩy tài chính thường là một con dao hai lưỡi:

  • Thứ nhất, trong trường hợp lợi nhuận từ đầu tư đạt hoặc cao hơn so với dự kiến, nhà đầu tư có khả năng trả vốn và lãi vay một cách dễ dàng, đồng thời hưởng lợi từ tỷ suất lợi nhuận tăng cao.
  • Tuy nhiên, nếu lợi nhuận thấp hơn so với kỳ vọng, nhà đầu tư có thể mất nhiều tiền hơn so với việc đầu tư bằng số vốn ban đầu. Ngoài ra, đòn bẩy tài chính cũng đặt một áp lực lớn lên tài chính cá nhân của người đầu tư.

Ví dụ: Chị B muốn mua một căn hộ trị giá 3 tỷ đồng, nhưng không có đủ tiền. Chị B quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính và vay 1.2 tỷ từ ngân hàng để mua căn hộ này. Chị trả gốc và lãi hàng tháng.

Sau một năm, chị B bán căn hộ với giá 3.5 tỷ. Tổng số tiền mà chị phải trả cho ngân hàng là 1.320 tỷ (bao gồm cả gốc và lãi vay 10%/năm) và 1.8 tỷ cho chủ đầu tư. Cuối cùng, lợi nhuận của chị B là: 3.5 tỷ – 1.320 tỷ – 1.8 tỷ = 380 triệu.

Như vậy, sử dụng đòn bẩy tài chính 1.2 tỷ và đầu tư một số vốn tương đối nhỏ so với giá trị tài sản đã giúp chị B thu được lợi nhuận 380 triệu từ việc mua bán căn hộ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu giá căn hộ bán ra thấp hơn, chị B có thể không thể thu được lợi nhuận và thậm chí còn phải trả thêm tiền để trả nợ ngân hàng. Điều này bất cứ khi nào thị trường không phát triển như kỳ vọng và lãi vay có thể trở thành một gánh nặng tài chính. Do đó, đòn bẩy tài chính là một công cụ hữu ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên được sử dụng bởi những nhà đầu tư có kiến thức và khả năng đánh giá thị trường cẩn thận.

Xem thêm: Báo Cáo Tài Chính Là Gì? Các Thông Tin Cần Nắm Rõ

Vai trò của đòn bẩy tài chính

3 vai trò của đòn bẫy tài chính

  • Thứ nhất, đòn bẩy tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng đầu tư của cả nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư cá nhân, đòn bẩy tài chính cho phép họ tăng lượng vốn đầu tư bằng cách vay vốn, mở rộng phạm vi đầu tư và tận dụng cơ hội đầu tư có lợi. Trong tình huống này, nhà đầu tư đặt mục tiêu rằng lợi nhuận từ đầu tư sẽ đủ để trả hết khoản vay và sau đó thu được lợi nhuận;
  • Thứ hai, đối với doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính là công cụ quan trọng để giải quyết sự thiếu hụt vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nó có thể được sử dụng để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhanh chóng các cơ hội phát triển, chẳng hạn như khi cần thỏa mãn một nhu cầu đang tăng cao trên thị trường.
  • Thứ ba, khi sử dụng đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp thường phải trả lãi vay và khoản này được tính vào chi phí tài chính của họ. Tuy nhiên, điều quan trọng là chi phí tài chính này có thể được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế, giúp doanh nghiệp giảm mức thuế phải đóng. Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận mà không phải đóng nhiều thuế hơn, cũng như duy trì sự linh hoạt tài chính và khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Có hai công thức quan trọng liên quan đến đòn bẩy tài chính:

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính có thể được tính bằng hai cách sau đây:

  • Cách 1: Tính bằng hệ số nợ chia cho tổng tài sản (Debt / Asset);
  • Cách 2: Tính bằng hệ số nợ chia cho vốn chủ sở hữu (Debt / Equity).

Ví dụ:

  • Hệ số nợ (D) = 50 triệu.
  • Tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu (Asset hoặc Equity) = 100 triệu.
  • Tỷ lệ đòn bẩy = D/A hoặc D/Equity = 50/100 = 1:2.
  • Nếu giá cổ phiếu tăng hoặc giảm 5%, nhà đầu tư sẽ có lãi hoặc lỗ theo tỷ lệ 1:2, tức là 10%. Điều này cho thấy đòn bẩy tài chính có khả năng gia tăng lợi nhuận hoặc rủi ro cho nhà đầu tư.

Áp dụng cách tính này, chúng ta có các khả năng sau:

  • Thứ nhất, trường hợp không sử dụng đòn bẩy: Nếu cổ phiếu B tăng hoặc giảm 5%, nhà đầu tư sẽ có lợi hoặc thua 5%;
  • Thứ hai, trường hợp sử dụng đòn bẩy tài chính với tỷ lệ 1:10: Nếu cổ phiếu B tăng hoặc giảm 5%, nhà đầu tư sẽ có lợi hoặc thua 50%;
  • Thứ ba, trường hợp sử dụng đòn bẩy tài chính với tỷ lệ 1:50: Nếu cổ phiếu B tăng hoặc giảm 5%, nhà đầu tư sẽ có lợi hoặc thua 250%.

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL)

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) được tính như sau:

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL)

Ví dụ:

Anh C là chủ một công ty thời trang với tổng vốn đầu tư là 100.000.000 VNĐ. Trong đó, anh có 50.000.000 VNĐ là vốn chủ sở hữu và anh đã vay thêm 50.000.000 VNĐ với lãi suất 10%/năm. Dự kiến trong năm tới, công ty của anh có khả năng sản xuất và tiêu thụ được 10.000 sản phẩm. Giá bán mỗi sản phẩm là 20.000 VNĐ. Chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm là 14.000 VNĐ và tổng chi phí cố định là 40.000.000 VNĐ.

Dựa trên thông tin trên, chúng ta tính được:

  • Lãi vay phải trả: I=50.000.000×10%=5.000.000VNĐ
  • Chi phí cố định: F=40.000.000 VNĐ
  • Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT): EBIT=10.000×(20.000−14.000)−40.000.000=20.000.000VNĐ

Sau đó, ta tính mức độ tác động của đòn bẩy tài chính: DFL=20.000.000/(20.000.000-5.000.000)*100%=1,34%

Con số này cho biết rằng khi lợi nhuận tăng/giảm 1%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng/giảm khoảng 1,34%.

Xem thêm: IRR Là Gì? Công Thức Tính Và Ưu Vào Nhược ĐIểm Của Chỉ Số

Cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả

Để sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, có thể sử dụng các cách thức như sau:

Cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả

Tận dụng nguồn tiền từ nguồn khác

Đòn bẩy tài chính có hai hình thức phổ biến:

  • Thứ nhất, vay tiền từ ngân hàng hoặc công ty tài chính để đầu tư và trả lãi theo kỳ hạn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức nợ cao có thể dẫn đến rủi ro tài chính cao và thậm chí phá sản.
  • Thứ hai, huy động vốn từ các cổ đông: Các công ty cổ phần thường phát hành cổ phiếu để thu hút vốn từ các cổ đông, đây cũng là một hình thức đòn bẩy tài chính.

Tận dụng ý tưởng và kinh nghiệm của người khác

  • Thứ nhất, liên kết và sáng tạo chung: Không phải lúc nào ý tưởng cá nhân cũng đủ để đạt thành công, vì vậy bạn cần biết cách tận dụng ý tưởng sáng tạo từ người khác hoặc lắng nghe và tổng hợp quan điểm từ nhiều nguồn khác nhau để xây dựng một kế hoạch đầu tư hiệu quả. Hợp tác với những người có chí hướng tương tự và khai thác ý tưởng từ họ.
  • Thứ hai, học hỏi từ nhà đầu tư chuyên nghiệp: Kết hợp kinh nghiệm của bạn với kinh nghiệm của các nhà đầu tư chuyên nghiệp khác để đúc kết nguyên tắc và bí quyết đầu tư thành công. Điều này có thể giúp bạn tối ưu hóa kết quả đầu tư của mình trong thời gian ngắn nhất.

Sử dụng thời gian và nguồn lực của người khác

  • Thứ nhất, tạo tài sản thông qua nguồn lực tập thể: Chủ doanh nghiệp thường sử dụng thời gian và năng lực của nhân sự để tạo ra nhiều tài sản hơn, nhanh hơn và có giá trị cao hơn thay vì làm mọi việc một mình.
  • Thuê người thay mình làm việc: Thuê nhân sự và ủy quyền trách nhiệm cho người khác những công việc mà bạn không thể tự làm. Đây là một hình thức đòn bẩy mà các chủ doanh nghiệp thường sử dụng để tạo ra sức mạnh tập thể và đạt được thành công.

Để sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, các nhà quản lý có thể tham gia khóa học CMA Hoa Kỳ để nắm vững kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cũng như hiểu rõ các khía cạnh quản trị chi phí và đòn bẩy tài chính trong môi trường kinh doanh. Khóa học CMA Hoa Kỳ cung cấp kiến thức sâu rộng về quản lý tài chính và chi phí, giúp học viên hiểu rõ hơn về cách tối ưu hóa tài chính doanh nghiệp và sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả.

Với kiến thức và kỹ năng từ khóa học CMA Hoa Kỳ tại SAPP Academy, các nhà quản lý sẽ có khả năng đánh giá rủi ro và cơ hội đòn bẩy tài chính một cách tỉ mỉ và thông minh, đảm bảo việc sử dụng đòn bẩy sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho doanh nghiệp mà họ quản lý.

Tìm hiểu chi tiết: CMA là gì?

Kết luận

Như vậy, đòn bẩy tài chính là một công cụ cần thiết nhưng cũng đầy rủi ro trong quản lý tài chính. Để sử dụng nó hiệu quả, bạn cần hiểu rõ cơ hội và rủi ro, có kiến thức về tài chính, xây dựng kế hoạch cẩn thận và luôn duy trì tính cẩn trọng. Sử dụng đòn bẩy tài chính có thể tạo ra cơ hội đầu tư lớn, nhưng cần phải thực hiện một cách khôn ngoan và có kế hoạch để đảm bảo sự thành công và bền vững trong tài chính.

Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết mới nhất từ SAPP Academy để cập nhật nhiều hơn nữa những tin tức, kiến tức tài chính hấp dẫn và bổ ích.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Kiểm soát ngân sách trong doanh nghiệp – Đặc điểm và vai trò

Trong quá trình duy trì và phát triển doanh nghiệp, bộ phận kiểm soát đóng...

CMA Part 2 Section C: Business Decision Analysis

CMA Part 2 Section C – môn học chiếm tỷ trọng kiến thức cao nhất...

CMA Part 1 – Section C: Performance Management

Performance Management là môn học thứ 3 trong kỳ thi Part 1 CMA. Vậy môn...

Nên học CMA ở đâu TPHCM? Gợi ý 5 cái tên nổi bật nhất!

Bạn đang phân vân không biết nên học CMA ở đâu tại TP.HCM? Cơ sở,...

Kỹ thuật Kế toán quản trị chiến lược dành cho doanh nghiệp

Kế toán quản trị chiến lược giúp tổ chức xác định mục tiêu, tìm kiếm...

Kế toán giá thành – Bạn đã biết gì về vị trí công việc này?

Kế toán giá thành đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thành công...

Kiểm soát nội bộ – Công cụ giám sát khách quan cho mọi doanh nghiệp

Kiểm soát nội bộ là phương pháp giúp quản trị viên giảm thiểu rủi ro...

Các phương pháp tổ chức bộ máy kế toán công ty thương mại

Tổ chức bộ máy kế toán công ty thương mại là một trong những phương...