CMA20/06/2024

Financial Analyst là gì? Giải mã sức hút nghề Phân tích Tài chính

Trong số các vị trí tại lĩnh vực tài chính, Financial Analyst (chuyên gia phân tích tài chính) là một trong những vị trí được tìm kiếm nhiều nhất. Vậy chuyên gia phân tích tài chính là gì, công việc họ đảm nhiệm và mức lương như thế nào? Bài viết này, SAPP Academy sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết.

1. Financial Analyst (Chuyên gia phân tích tài chính) là gì?

Chuyên gia phân tích tài chính hay Financial Analyst có nhiệm vụ thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin liên quan đến kinh tế – tài chính để đưa ra khuyến nghị về kinh doanh và đầu tư cho doanh nghiệp. Họ sử dụng kiến thức về kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô để phân tích thị trường và đánh giá tình hình của các doanh nghiệp và dự án tài chính, từ đó đưa ra dự đoán về hiệu suất và triển vọng của lĩnh vực và doanh nghiệp trong tương lai.

Theo Investopedia.com, Financial Analyst cũng thực hiện các nhiệm vụ như thu thập dữ liệu tài chính, sau đó phân tích, đánh giá sự ổn định, tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các đơn vị kinh tế. Tất cả những phân tích và đánh giá này là cơ sở để đưa ra các giải pháp phù hợp cho các hoạt động đầu tư và tài chính của doanh nghiệp.
Financial Analyst làm việc tại bộ phận tài chính kế toán nội bộ doanh nghiệp

2. Mô tả công việc chuyên gia phân tích tài chính

Chuyên gia phân tích tài chính chủ yếu tập trung vào các dữ liệu liên quan đến tài chính. Tùy vào từng vị trí và nhiệm vụ, khối lượng công việc sẽ khác nhau. Tuy nhiên, những công việc cơ bản mà Financial Analyst thường phải thực hiện bao gồm:

  • Thu thập dữ liệu, tổng hợp thông tin liên quan đến tài chính bao gồm cả dữ liệu lưu trữ và hiện tại;
  • Đánh giá, tính toán hiệu suất và xác định xu hướng dựa trên dữ liệu đã thu thập;
  • Dựa trên phân tích để dự báo tương lai, lập báo cáo dự toán;
  • Xây dựng mô hình tài chính và cung cấp dự toán cho nhà quản trị để họ đưa ra những quyết định chính xác;
  • Để phân tích tài chính được chính xác, cần thường xuyên cập nhật những kiến thức mới;
  • Chuyên viên phân tích tài chính cung cấp dữ liệu để xây dựng và thiết lập ngân sách;
  • Đi kiếm tìm những cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời;
  • Theo dõi quá trình hoạt động tài chính và đánh giá hiệu quả sau đó lập báo cáo;
  • Đề xuất và tham mưu cho cấp lãnh đạo các hoạt động phù hợp để tối ưu hiệu quả, tránh các rủi ro liên quan.

Công việc của Financial Analyst sẽ tuỳ thuộc vào quy mô doanh nghiệp cũng như lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

3. Cơ hội việc làm của vị trí chuyên viên phân tích tài chính

Trên các diễn đàn tuyển dụng hiện nay, dễ dàng tìm thấy thông tin tuyển dụng nhân sự cho vị trí phân tích tài chính (Financial Analyst). Với sự phát triển của kinh tế, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này cũng sẽ mở rộng hơn. Vậy trong lĩnh vực phân tích tài chính, những doanh nghiệp nào thường xuyên tuyển dụng cho vị trí này?

Lĩnh vực tài chính rất rộng và có nhiều công việc được phân chia theo từng mảng hoạt động của doanh nghiệp tài chính nhưng công việc phân tích tài chính thường được tập trung trong các công ty phải đưa ra quyết định đầu tư như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, và ngân hàng.

Tùy vào chức năng và hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, các chuyên gia phân tích tài chính có thể làm việc cho:

  • Bên mua (Buy-side): tại quỹ đầu tư, bộ phận nghiên cứu trong các công ty quản lý tài sản hoặc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư,… Công việc của những người làm phân tích tài chính cho bên mua thường tập trung vào việc tư vấn giải pháp cho từng khách hàng cụ thể, vì vậy, phạm vi công việc và lĩnh vực sẽ rộng hơn nhiều so với việc làm cho bên bán;
  • Bên bán (Sell-side): tại bộ phận bán hàng, giao dịch trong các ngân hàng, đầu tư,… Khi làm phân tích tài chính cho bên bán, chuyên gia sẽ tập trung chủ yếu vào một ngành hoặc một lĩnh vực duy nhất. Công việc của họ là nghiên cứu và phân tích dữ liệu của doanh nghiệp, sau đó đưa ra các khuyến nghị về “giữ”, “mua” hoặc “bán” cổ phiếu của công ty đó;
  • Ngoài ra, chuyên gia phân tích tài chính cũng có thể đảm nhận các vị trí trong phòng ban tài chính của doanh nghiệp mà không thuộc bên mua hay bên bán.

Ngành phân tích tài chính cung cấp cơ hội thăng tiến rõ ràng cho những ai làm việc trong lĩnh vực này. Nhân viên bắt đầu từ vị trí chuyên viên phân tích tài chính và có thể thăng chức lên các vị trí cao hơn sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm, như chuyên viên phân tích tài chính cấp cao, trưởng nhóm phân tích tài chính, trưởng phòng tài chính và giám đốc tài chính.

Ngoài ra, những kỹ năng và chuyên môn có được từ nghề phân tích tài chính còn mở ra nhiều cơ hội cho nhân sự đảm nhận các công việc khác như chuyên viên kiểm soát tài chính, quản lý danh mục đầu tư, quản lý rủi ro và quản lý quỹ.

4. Mức lương trung bình của một chuyên gia phân tích tài chính (Financial Analyst)

Việc phân tích tài chính là một công việc đặc thù, yêu cầu kiến thức chuyên môn cao cùng kinh nghiệm làm việc phù hợp. Mức lương cho công việc này sẽ phụ thuộc vào vị trí và số năm kinh nghiệm của từng nhân sự, và sẽ có sự chênh lệch giữa các vị trí khác nhau.

Ở Việt Nam, mức lương trung bình của một chuyên gia phân tích tài chính là khoảng 18 triệu VNĐ mỗi tháng. Các nhân viên mới vào nghề với ít kinh nghiệm (ít hơn 1 năm) sẽ có mức lương khởi điểm vào khoảng 8 triệu VNĐ. Các vị trí quản lý và cao hơn, như trưởng phòng và giám đốc tài chính, có thể nhận được lương lên đến 45 triệu VNĐ và 110 triệu VNĐ mỗi tháng, tương ứng. Tuy nhiên, mức lương này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như quy mô công ty, ngành nghề và năng lực cá nhân.

Một trong những sự khác biệt đáng kể khi sở hữu chứng chỉ U.S. CMA là mức lương của chuyên viên phân tích tài chính sẽ cao hơn rất nhiều so với những người không có bằng này. Bên cạnh mức lương cứng, những người sở hữu chứng chỉ U.S. CMA thường được hưởng các khoản thưởng hoặc hoa hồng hậu hĩnh khác giúp tăng thêm thu nhập và động lực làm việc cho nhân sự. Vì vậy, mức lương cao cũng là một trong những lý do khiến nghề phân tích tài chính trở nên hấp dẫn và nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ mọi người.

Ở Mỹ, chuyên gia phân tích tài chính có mức lương khá cao, trung bình, Financial Analyst sẽ nhận được $69,379 mỗi năm, với mức lương cao nhất lên tới $92,000 mỗi năm. Giám đốc phân tích tài chính tại Mỹ sẽ có mức lương dao động từ $114,392 đến $164,000 mỗi năm. Tuy nhiên, nhân sự sở hữu chứng chỉ U.S. CMA sẽ có mức lương cao hơn đáng kể so với nhân sự không có chứng chỉ này.

Chuyên gia phân tích tài chính sở hữu mức lương lên đến 100000$/năm

5. Nghề phân tích tài chính cần bằng cấp và kỹ năng gì?

Thông thường, các doanh nghiệp thường ưu tiên tuyển dụng những ứng viên Financial Analyst có bằng đại học, đặc biệt là trong các ngành liên quan đến Tài chính, Kế toán hoặc Quản trị kinh doanh. Sở hữu bằng cấp về các ngành liên quan cho thấy ứng viên đã có kiến thức về ngành và đào tạo cũng như kinh nghiệm làm việc sẽ trở nên thuận lợi hơn. Ở Việt Nam, một số trường đại học nổi tiếng đào tạo về Kinh tế bao gồm Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Ngoại Thương, Học viện Tài Chính, Đại học Kinh tế – Tài chính TP. Hồ Chí Minh và nhiều trường đại học khác.

Ngoài bằng cấp, sở hữu các chứng chỉ chuyên môn như chứng chỉ U.S. CMA cũng rất quan trọng trong việc tuyển dụng chuyên gia phân tích tài chính. Vì tính chất đặc thù của công việc, yêu cầu sự trải nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao, chứng chỉ U.S. CMA được coi là một bảo chứng vàng để chứng minh năng lực và kỹ năng làm việc của ứng viên. Do đó, người sở hữu chứng chỉ này sẽ được ưu tiên trong quá trình tuyển dụng và đánh giá cao trong ngành tài chính.

Để trở thành chuyên gia phân tích tài chính, cần phải có những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm sau đây:

Kỹ năng chuyên môn:

  • Phân tích và định lượng, xử lý các dữ liệu về Tài Chính;
  • Lập báo cáo và xây dựng mô hình tài chính;
  • Nắm vững kiến thức kinh tế học vi mô và vĩ mô;
  • Sử dụng thành thạo các kỹ năng tin học đặc biệt là Excel;
  • Hiểu biết về các công cụ và phương pháp quản lý rủi ro tài chính;
  • Có khả năng đọc, hiểu và phân tích các tài liệu về tài chính và kế toán.

Kỹ năng mềm:

  • Khả năng giao tiếp tốt;
  • Tổ chức và quản lý thời gian;
  • Kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề;
  • Khả năng thiết lập và quản lý mối quan hệ;
  • Tinh thần làm việc nhóm tốt;
  • Sự cẩn trọng và chi tiết trong công việc;
  • Tính kiên nhẫn và bền bỉ trong việc giải quyết vấn đề;
  • Tính sáng tạo và linh hoạt trong tư duy và giải pháp.

Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến chuyên gia phân tích tài chính (Financial Analyst). Với nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn nghề phân tích tài chính đang thu hút nhiều nhân sự và trở thành một ngành nghề cạnh tranh cao.

Nếu bạn đang muốn trở thành một chuyên gia phân tích tài chính và muốn nâng cao cơ hội nghề nghiệp của mình bằng chứng chỉ U.S. CMA, hãy lên kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu của mình. Khóa học CMA tại SAPP Academy là một sự lựa chọn tuyệt vời với cam kết chất lượng học tập và đầu ra hiệu quả, giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian. Hãy cân nhắc lựa chọn khóa học này để phát triển sự nghiệp của mình.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

Kỳ kế toán là gì ? Các quy định về Kỳ kế toán bạn phải biết

Kỳ kế toán là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kế toán, đề...

CMA Part 1 – Section B: Planning budgeting and Forecasting

Môn học thứ 2 trong Part 1 CMA có tên “Planning budgeting and Forecasting”, gọi...

CPA Việt Nam và CMA – Bạn cần chứng chỉ nào để thăng tiến?

Lựa chọn giữa chứng chỉ U.S. CMA hay CPA Việt Nam là một quyết định...

CMA Part 2 Section D: Risk Management

Risk Management là môn học chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tất cả các học phần...

Kiểm soát ngân sách trong doanh nghiệp – Đặc điểm và vai trò

Trong quá trình duy trì và phát triển doanh nghiệp, bộ phận kiểm soát đóng...

Cách đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ doanh nghiệp chuẩn xác

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và đa dạng hóa về thành phần...

Nên học CMA ở đâu TPHCM? Gợi ý 5 cái tên nổi bật nhất!

Bạn đang phân vân không biết nên học CMA ở đâu tại TP.HCM? Cơ sở,...

5 tiêu chí vàng lựa chọn trung tâm đào tạo CMA Hoa Kỳ chất lượng

Kế toán Quản trị đang ngày càng trở lên quan trọng, là mục tiêu được...