CMA20/06/2024

Kỹ thuật Kế toán quản trị chiến lược dành cho doanh nghiệp

Kế toán quản trị chiến lược giúp tổ chức xác định mục tiêu, tìm kiếm cơ hội và đối phó với thách thức khi định hình chiến lược tài chính để thành công. Hãy cùng SAPP tìm hiểu chi tiết về Kế toán quản trị chiến lược trong bài viết này.

1. Kế toán quản trị chiến lược là gì?

kế toán quản trị chiến lược là gì?

KTQT chiến lược (Strategic Management Accounting – SMA) là hệ thống thông tin được sử dụng để hỗ trợ quyết định chiến lược trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, đánh giá các vấn đề bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp.

Kế toán quản trị chiến lược là một phần quan trọng trong lĩnh vực kế toán quản trị, tập trung vào việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin hỗ trợ quyết định quản trị chiến lược và kiểm soát hiệu quả của một tổ chức. Các thông tin đó bao gồm:

  • Thứ nhất, thông tin được thu thập bên ngoài (chủ yếu là các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành nghề kinh doanh);
  • Thứ hai, thông tin tài chính gồm chi phí sản xuất, tỷ suất lợi nhuận và thông tin phi tài chính gồm chất lượng sản phẩm, thị trường sản phẩm.

Trong khi KTQT truyền thống tập trung vào mục tiêu ngắn hạn cùng với thông tin nội bộ thì KTQT chiến lược tập trung vào mục tiêu dài hạn và các thông tin thị trường nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Vậy nên, SMA ngày càng đang khẳng định vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay.

2. Vai trò của kế toán quản trị chiến lược

vai trò của kế toán quản trị chiến lược

Kế toán quản trị chiến lược đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và định hướng phát triển của tổ chức. Dưới đây là một số vai trò chính của kế toán quản trị chiến lược.

2.1. Cung cấp thông tin cho các quyết định chiến lược

Bằng cách thu thập, xử lý và phân tích thông tin kế toán giúp cung cấp dữ liệu cho quyết định chiến lược. Ngoài ra, để giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, kế toán quản trị chiến lược cần nắm rõ thông tin kinh tế bên ngoài phục vụ cho việc lập kế hoạch những thay đổi nằm ngoài sự kiểm soát, ví dụ: đối thủ cạnh tranh mới ra nhập thị trường hoặc mối đe dọa từ dịch vụ, hàng hóa thay thế cạnh tranh với thị phần doanh nghiệp.

Xem thêm: Sơ Đồ Bộ Máy Kế Toán Chung Cho Các Doanh Nghiệp Hiện Nay

2.2. Hỗ trợ quyết định chiến lược

Kế toán quản trị chiến lược phân tích dữ liệu tài chính, tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty để cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định chiến lược. Điều này bao gồm đánh giá hiệu quả của các chiến lược hiện tại, đề xuất các phương án tối ưu và thúc đẩy việc thích nghi với thị trường và môi trường kinh doanh biến đổi.

2.3. Dự báo và lập kế hoạch

Kế toán quản trị chiến lược thường tham gia vào quá trình dự báo tài chính và lập kế hoạch kinh doanh. Họ sử dụng dữ liệu tài chính cũng như thông tin chiến lược và thị trường để xác định các mục tiêu tài chính và phát triển các kịch bản phù hợp.

2.4. Đánh giá hiệu suất và đo lường thành tựu

Kế toán quản trị chiến lược giúp đo lường hiệu suất và thành tựu của các kế hoạch và chiến lược được triển khai. Điều này đảm bảo rằng công ty có thể theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu quả của các hoạt động chiến lược theo thời gian.

2.5. Quản lý rủi ro

Kế toán quản trị chiến lược đóng vai trò trong việc xác định, đo lường và quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Điều này giúp công ty tối thiểu hóa các yếu tố không chắc chắn và đảm bảo sự bền vững trong dài hạn.

2.6. Phát triển chính sách và quy trình

Kế toán quản trị chiến lược có thể tham gia vào việc xây dựng và phát triển chính sách, quy trình và tiêu chuẩn kế toán cho phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty.

2.7. Hỗ trợ truyền thông và giao tiếp

Kế toán quản trị chiến lược có thể chia sẻ thông tin tài chính và chiến lược một cách rõ ràng và đáng tin cậy với các bên liên quan bên trong và bên ngoài công ty. Điều này giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và các kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp.

Tóm lại, kế toán quản trị chiến lược đóng góp quan trọng vào việc định hướng và thúc đẩy phát triển bền vững của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin chiến lược và hỗ trợ quyết định cho lãnh đạo công ty.

3. Các kỹ thuật áp dụng trong kế toán quản trị chiến lược

kế toán quản trị chiến lược - các kỹ thuật áp dụng trong kế toán quản trị chiến lược

Các nghiên cứu của Bromwich, Guilding và đồng nghiệp đã đề xuất các kỹ thuật của SMA và tổng hợp các kỹ thuật này thành 5 nhóm như sau:

3.1. Nhóm kỹ thuật chi phí

Nhóm kỹ thuật chi phí được phân chia thành các kỹ thuật như sau:

  • Chi phí thuộc tính (Attribute costing): Đánh giá chi phí để cải thiện các thuộc tính của sản phẩm, bao gồm sự hài lòng, độ tin cậy, phương pháp bảo hành và mức độ hoàn thiện.
  • Kế toán chi phí theo hoạt động (Activity-Based Costing – ABC): Phân bổ chi phí cho các hoạt động để hiểu rõ hơn về nguồn lực và chi phí chung, từ đó đưa ra quyết định chi phí chính xác cho các sản phẩm và dịch vụ.
  • Chi phí vòng đời sản phẩm (Life Cycle Costing – LCC): Tính toán tổng chi phí suốt vòng đời sản phẩm, từ thiết kế đến suy giảm, bao gồm cả quá trình giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái.
  • Chi phí mục tiêu (Target costing – TC): Thiết lập chi phí mục tiêu cho sản phẩm trong quá trình thiết kế và phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và kiểm soát chi phí trong vòng đời sản phẩm.
  • Chi phí chất lượng (Quality costing): Đánh giá chi phí liên quan đến việc ngăn chặn, phát hiện và giải quyết các vấn đề về chất lượng trong sản phẩm, bao gồm chi phí phòng ngừa, chi phí thẩm định và chi phí thiệt hại.
  • Chi phí chuỗi giá trị (Value chain costing): Phân bổ chi phí cho các hoạt động trong chuỗi giá trị từ thiết kế, sản xuất, marketing đến cung cấp và hỗ trợ sau bán hàng.
  • Chi phí Kaizen: Tập trung vào cải tiến liên tục để giảm chi phí lãng phí ở từng quy trình và hoạt động khác nhau. Khi kết hợp kỹ thuật chi phí Kaizen với kỹ thuật chi phí mục tiêu sẽ đạt được mục tiêu cao nhất của kế toán quản trị hiện nay.

3.2. Nhóm lập kế hoạch, kiểm soát và đo lường hiệu quả

Nhóm này sử dụng 2 kỹ thuật chính gồm Điểm chuẩn và Đo lường hiệu quả tích hợp.

Thứ nhất, điểm chuẩn (Benmark) là quá trình xác định các lĩnh vực cần cải thiện để tăng năng suất, khả năng cạnh tranh và chất lượng. Kỹ thuật này đo lường hiệu suất sử dụng chỉ số cụ thể và so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoặc các bộ phận nội bộ của tổ chức;

Thứ hai, đo lường hiệu quả tích hợp (Integrated performance measurement) là hệ thống đo lường tập trung vào thu thập thông tin hiệu suất dựa trên yêu cầu của khách hàng nhằm đạt sự hài lòng và tạo lợi thế cạnh tranh, thông qua các chỉ số phi tài chính.

3.3. Nhóm ra quyết định chiến lược

Các phương pháp dưới đây đóng vai trò quan trọng trong quản lý chi phí, định giá và xác định giá trị của tổ chức và thương hiệu.

  • Chi phí quản trị chiến lược (Strategic costing management) liên quan đến việc sử dụng thông tin chi phí trong các giai đoạn của quản trị chiến lược, bao gồm xây dựng chiến lược, truyền đạt chiến lược, phát triển và thực hiện chiến thuật cũng như theo dõi thành công của mục tiêu.
  • Chiến lược định giá (Strategic pricing) là phương pháp đặt giá sản phẩm dựa trên giá trị đối với khách hàng hoặc dựa trên chiến lược cạnh tranh thay vì dựa trên chi phí sản xuất. Cách tiếp cận này công nhận rằng quyết định mua hàng của khách hàng thường dựa trên tâm lý hơn là logic và thứ giá trị nhất với khách hàng không nhất thiết là thứ đắt tiền nhất. Để áp dụng chiến lược định giá, nhà quản lý cần thiết lập chính sách và thủ tục giá cả nhất quán, phù hợp với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
  • Định giá thương hiệu (Brand valuation) hay định giá tài chính thương hiệu là đánh giá sức mạnh thương hiệu  qua các yếu tố như sự ổn định, sự dẫn đầu, marketing, xu hướng, quốc tế, hỗ trợ vào bảo vệ kết hợp với lợi nhuận lịch sử của thương hiệu.

Xem thêm: Phương Pháp Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Công Ty Nhỏ Hiệu Quả

3.4. Nhóm kế toán đối thủ cạnh tranh

Nắm được thông tin của các đối thủ cạnh tranh giúp kế toán quản trị chiến lược hoạch định được từng bước đi chắc chắn của doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh và đưa ra những chiến lược tốt nhất.

Đánh giá chi phí của đối thủ cạnh tranh (Competitor cost assessment – CCA) tập trung vào cấu trúc chi phí của đối thủ cạnh tranh, bằng cách:

  • Đầu tiên cần đánh giá quy mô các cơ sở sản xuất của đối thủ cạnh tranh để hiểu về khả năng sản xuất và cạnh tranh;
  • Tiếp theo cần đánh giá quy trình thiết kế công nghệ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để nhìn nhận các điểm mạnh và điểm yếu trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm;
  • Cuối cùng đánh giá mối quan hệ với cơ quan Nhà Nước của đối thủ cạnh tranh dựa trên thông tin đáng tin cậy để hiểu tác động của chính sách và quy định lên chi phí sản xuất của đối thủ.

Giám sát vị trí của đối thủ cạnh tranh (Competitive position monitoring) nhằm xác định và định lượng các điểm mạnh và điểm yếu, từ đó hoạch định chiến lược cạnh tranh dựa trên thông tin về đối thủ cạnh tranh, bao gồm doanh số, thị phần, chi phí.

Đánh giá hoạt động của đối thủ cạnh tranh (Competitor performance appraisal) dựa trên các báo cáo tài chính đã công bố giúp đánh giá các lợi thế cạnh tranh của họ.

3.5. Nhóm kế toán khách hàng

Các phương pháp này nhằm mục đích phân tích và đánh giá lợi nhuận, giá trị từ khách hàng, giúp các công ty hiểu rõ hơn về giá trị của khách hàng để đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả:

  • Phân tích lợi nhuận của khách hàng (Customer profitability analysis – CPA) là một kỹ thuật để đo lường lợi nhuận của khách hàng bằng việc phân tích các dòng doanh thu và chi phí dịch vụ liên quan đến khách hàng hoặc nhóm khách hàng cụ thể.
  • Đánh giá giá trị lâu dài của khách hàng (Lifetime customer profitability analysis) là quá trình xác định giá trị hiện tại của lợi nhuận dự kiến từ một khách hàng trong thời gian dài, bằng cách tính toán tổng lợi nhuận và trừ đi chi phí từ khách hàng.
  • Đánh giá khách hàng như tài sản (Valuation of customers as assets) là một kỹ thuật để đánh giá giá trị của khách hàng hoặc nhóm khách hàng như một tài sản quan trọng cho công ty. Phân loại khách hàng như tài sản giúp khách hàng trở thành một phần của giá trị toàn diện của công ty.

4. Quy trình kế toán quản trị chiến lược

quy trình kế toán quản trị chiến lược

Kế toán quản trị chiến lược liên quan chặt chẽ đến kế toán quản trị thông thường nhưng thực hiện một số nhiệm vụ mới đáp ứng các yêu cầu chiến lược của doanh nghiệp. Quá trình diễn ra liên tục theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn cần hoàn thành trước khi tiến hành cấp độ phân tích tiếp theo, bao gồm:

  • Bước 1: Xác định đơn vị kinh doanh cho chiến lược tổng thể;
  • Bước 2: Phân tích chi phí của đối thủ cạnh tranh;
  • Bước 3: Phân tích thị trường chiến lược;
  • Bước 4: Đánh giá chiến lược.

Thông tin cụ thể mỗi bước trong quy trình kế toán quản trị chiến lược được phân tích trong nội dung sau đây:

4.1. Xác định đơn vị kinh doanh chiến lược (Strategic business unit identification – SBU)

Bước đầu tiên cần phân chia công ty thành nhiều đơn vị hoạt động độc lập và có khả năng quyết định chiến lược. Điều đó cần có sự công nhận tầm quan trọng của SBU và sự thừa nhận có nhiều cấp khác nhau ở đơn vị kinh doanh chiến lược đồng thời ở đó có sự cạnh tranh. Các chiến lược sẽ được thiết kế riêng dựa trên nguồn lợi thế cạnh tranh của mỗi đơn vị kinh doanh. Do đó, SBU là rất cần thiết để mỗi công ty xác định được đối thủ cạnh tranh của mình trong nhiều lĩnh vực.

4.2. Phân tích chi phí chiến lược

Đây là một quá trình bao gồm 2 giai đoạn bao gồm:

  • Thứ nhất là đánh giá vị trí chi phí chiến lược của đơn vị kinh doanh chiến lược, quá trình này đòi hỏi sự thay đổi đo lường các chi phí cố định và biến đổi, đồng thời có cái nhìn giá trị vào chi phí của các hoạt động giá trị gia tăng;
  • Thứ hai là đánh giá vị trí chi phí chiến lược của các đối thủ cạnh tranh giúp công ty có thể so sánh với các vị trí chi phí tương đối của đối thủ cạnh tranh, từ đó cắt giảm chi phí không cần thiết.

4.3. Phân tích thị trường chiến lược

Kế toán quản trị chiến lược cần thu thập và phân tích các thông tin phi tài chính để hỗ trợ quá trình đánh giá chiến lược. Các thông tin đó được so sánh với thông tin tương đương của đối thủ cạnh tranh bao gồm:

  • Các giai đoạn của vòng đời sản phẩm là điều cần thiết vì chúng được so sánh ở các giai đoạn khác nhau như giai đoạn giảm sút hay giai đoạn phát triển;
  • Kế tiếp là thông tin về thị phần thực tế bao gồm việc thu thập và phân tích dữ liệu về thị phần mà doanh nghiệp đang nắm giữ trên thị trường, từ đó giúp đánh giá vị trí của doanh nghiệp và mức độ cạnh tranh;
  • Cuối cùng là thông tin về thị phần tương đối so với các đối thủ cạnh tranh giúp xác định điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó tập trung vào các lĩnh vực cạnh tranh để cải thiện hiệu quả kinh doanh.

4.4. Đánh giá chiến lược

Kế toán quản trị chiến lược đánh giá chiến lược bằng cách kết hợp thông tin từ chi phí chiến lược và phân tích thị trường chiến lược để giúp doanh nghiệp xác định giá trị của từng đơn vị kinh doanh chiến lược khi thực hiện chiến lược thay thế.

Đánh giá đầu từ chiến lược là quá trình quan trọng giúp doanh nghiệp lựa chọn chiến lược tối ưu, giúp đảm bảo các quyết định chiến lược được dựa trên dữ liệu và thông tin rõ ràng. Từ đó tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực.

Ngoài ra, đội ngũ Kế toán quản trị chiến lược có thể tham gia khóa học CMA để bổ sung kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về kế toán quản trị, bao gồm phân tích chi phí, đánh giá hiệu suất, quản lý nguồn lực và định hướng chiến lược. Khóa học CMA Hoa Kỳ do SAPP cung cấp giúp những chuyên gia kế toán trở thành những người quản lý tài chính thông thái, có khả năng đưa ra quyết định chiến lược dựa trên thông tin kế toán chi tiết và phân tích kỹ thuật.

Tìm hiểu thêm: CMA là gì? “Chuẩn mực” toàn cầu cho nhân sự Kế toán quản trị

Kết luận

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa, việc sử dụng kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược trở thành một yêu cầu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của các tổ chức. Ở Việt Nam, việc áp dụng SMA ngày càng phổ biến đã mang lại những thành quả đáng kể cho doanh nghiệp, không chỉ ở khía cạnh tài chính mà còn ở khía cạnh phi tài chính.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

Dự toán ngân sách kế toán quản trị và phương pháp áp dụng

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, vai trò của kế toán quản trị ngày...

Kế toán Quản trị chi phí và 3 phương pháp PHỔ BIẾN hiện nay

Với sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế,...

“Điểm danh” các khoá học Kế toán Quản trị thực tế nhất hiện nay!

Các khóa học kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc cung...

Phương pháp lập Dự báo tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Dự báo tài chính không chỉ giúp doanh nghiệp dự đoán tình hình tài chính...

Cách hạch toán Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154)

Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là tài khoản...

Trưởng phòng Kế toán là gì? Khác biệt so với vị trí Kế toán trưởng

Trong lĩnh vực kế toán, hai chức danh quan trọng nhất là trưởng phòng kế...

Bạn nên sử dụng phương pháp Kế toán quản trị giá thành nào?

Giá thành sản xuất của một sản phẩm hoặc dịch vụ đề cập đến tổng...

[Cập Nhật] Những Thay Đổi Về Nội Dung Bài Thi CMA Năm 2024

Để đảm bảo kiến thức được cập nhật phù hợp với thực tiễn, một số nội dung...