Tiết Lộ Bí Kíp "Đốn Gục" KPMG Của Cô Gái Học Trái Ngành Đã "Ẵm" Học Bổng ACCA Từ Năm 3

Trong kỳ tuyển dụng internship vừa qua của KPMG, cô bạn Nguyễn Minh Hạnh - sinh viên năm 4 chuyên ngành Kinh tế đối ngoại tại trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội đã xuất sắc giành được tấm vé trở thành một trong những mảnh ghép của ngôi nhà KPMG. Trước đó, ngay từ năm 3, cô bạn này đã nắm trong tay suất học bổng cực kỳ danh giá ACCA Futurist. Hãy cùng lắng nghe cô nàng chia sẻ bí kíp nhé!

 

Cú chuyển mình đầy ngoạn mục của cô sinh viên trái ngành

Theo chia sẻ của Hạnh, trước đây dù đã biết đến BIG4 đã lâu nhưng chưa thực sự tìm hiểu kỹ. Cho đến một lần có cơ hội được nói chuyện với các anh chị đã từng làm ở BIG4, Hạnh mới nghiêm túc tìm hiểu và sau đó là quyết định apply vào cả bốn firm. Trước khi nhận kết quả, Hạnh khá lo lắng vì xuất phát điểm không phải là người trong ngành và cũng mới chỉ bắt đầu học ACCA 3-5 tháng gần đây. Cô nàng rất bất ngờ trước kết quả này. 

 

03 lý do khiến KPMG là một môi trường làm việc lý tưởng

Hạnh chia sẻ, có ba lý do đã thôi thúc cô nàng kiên trì theo đuổi vị trí Audit Intern tại tập đoàn này:

  • Về danh tiếng: Đây là một trong những công ty kiểm toán nổi tiếng nhất, do đó môi trường làm việc của KPMG sẽ rất chuyên nghiệp và sẽ giúp cô bạn học hỏi được nhiều thứ hay ho.

  • Định mệnh: “Mình apply cả 4 big nhưng ba big còn lại đều trùng lịch nhau nên mình không đi phỏng vấn được ở đâu hết. Có lẽ là định mệnh đã đưa mình đến với KPMG chăng?” *cười*

  • Văn phòng của KPMG siêu đẹp và rất gần nhà cô nàng.

 

Chuẩn bị những gì khi apply từng vòng?

Các vòng thi không quá đánh đố nhưng sẽ yêu cầu ứng viên có nền tảng kiến thức chuyên môn vững,  vốn hiểu biết về về kiến thức xã hội và IQ. Hạnh đánh giá rằng bài test của KPMG rất chuyên nghiệp. Mỗi vòng sẽ cần sự chuẩn bị khác nhau để đáp ứng được các yêu cầu của KPMG:

  • Vòng 1: Trong vòng CV này mình nên show cho họ thấy mình có thể mạnh gì và thể hiện được sự gắn bó lâu dài với ngành này.

  • Vòng 2: Với vòng test thì mình chỉ học F3 và F7 ở SAPP. Trong quá trình chuẩn bị, mình chỉ đọc Lecture notes của các anh chị giảng viên trước khi thi 1-2 ngày. Về thuế, mình đã ôn tập những kiến thức cơ bản nhất của thuế như là: 4 sắc thuế, một số thông tư và nghị định. Về kiến thức liên quan tới kinh tế xã hội, ứng viên nên theo dõi báo và Internet về các thông tin như GDP của Việt Nam hoặc Lạm phát...

  • Vòng 3: Không quá khó về chuyên ngành nhưng yêu cầu rất cao về khả năng teamwork, kỹ năng xử lý vấn đề và Tiếng Anh của ứng viên. Hạnh đã bật mí bí kíp giúp cô nàng “đốn gục” rất nhiều interviewer đó là hãy tham gia câu lạc bộ và thật nhiều các hoạt động ngoại khóa để trau dồi các kỹ năng mềm.

  • Vòng 4: Ở vòng final interview, interviewer có hỏi về kiến thức chuyên ngành và kiến thức xã hội nhưng không quá lắt léo. Hạnh chia sẻ rằng, thứ cần tập trung nhất đó là kỹ năng giao tiếp với interviewer.

 

Kiến thức và kỹ năng cần thiết để chinh phục vòng phỏng vấn

1. Kiến thức: 

Hạnh nhấn mạnh với những ứng viên tương lai của KPMG rằng: muốn apply vị trí nào thì nên có kiến thức của vị trí đó. Ví dụ như apply vào vị trí Audit thì nên có những kiến thức nền tảng về Kế, Kiểm và Tài chính hay khi apply vào vị trí Tax thì cần hiểu sâu về: 4 sắc thuế cơ bản, luật và các thông tư/nghị định liên quan đến thuế Việt Nam…

2. Kỹ năng: 

  • Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh

Hạnh may mắn được người phỏng vấn của KPMG chia sẻ rằng: Bên cạnh kiến thức chuyên môn tốt, KPMG rất cần ở ứng viên khả năng giao tiếp vì đặc thù công việc cần gặp khách hàng rất nhiều. Ở KPMG, tiếng Anh tốt sẽ là một lợi thế. Hạnh cho rằng giỏi chuyên môn nhưng không giỏi tiếng Anh sẽ trở thành rào cản khiến khiến các bạn ứng viên kém tự tin hơn. Mặc dù có thể rất giỏi trong kỹ năng viết bằng Tiếng Anh nhưng nếu ứng viên không giao tiếp tốt thì sẽ không thể truyền tải được ý mình muốn nói với người phỏng vấn.

  • Kỹ năng teamwork

Để vượt qua vòng group interview, ứng viên cần có kỹ năng teamwork tốt để làm việc được với đội nhóm của mình. Hạnh quan sát rằng có rất nhiều bạn giỏi chuyên môn nhưng không biết lắng nghe teammate của mình và không đủ giỏi để lãnh đạo nhóm. Điều này có thể dẫn đến đánh giá kết quả của cả team không được tốt. Cô nàng thấy rất may mắn khi team mình có thể làm việc với nhau khá mượt mà, mọi người tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhau nên hầu hết đều vào vòng sau. 

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề

Group interview sẽ là vòng thi mà các nhóm được giao case study để giải quyết. Vì vấn đề phải giải quyết trong thời gian rất ngắn nên kỹ năng này cũng cần được trau dồi khi các bạn làm việc nhóm trên lớp đại học hoặc câu lạc bộ. 

Theo Hạnh, vòng final interview chủ yếu sẽ dựa vào hai tiêu chí để đánh giá ứng viên đó là kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh và kiến thức chuyên môn.

 

“Mình đã hối hận vì đã không học ACCA sớm hơn!”

Theo Hạnh, năm tư mới học ACCA là khá muộn vì đây là thời điểm cô nàng bắt đầu đi làm thêm nên quỹ thời gian dành cho ACCA rất eo hẹp. Hạnh chia sẻ với SAPP rằng cô nàng đã đi qua bốn vòng thi của KPMG trong sự lo lắng mình không đủ kiến thức chuyên môn. Trong khi đó, các bạn của Hạnh đã học ACCA từ sớm nên pass BIG4 khá dễ dàng và tự tin làm cô nàng khá bị “peer pressure”.

“Mình khá hối hận vì đã không học ACCA sớm hơn, nếu học từ năm nhất thì bây giờ đã học xong 9 môn. Việc học ACCA cần rất nhiều thời gian và công sức nhưng mình học khá muộn nên cũng ảnh hưởng khá nhiều đến những dự định tương lai của mình, nhất là trong thời điểm này mình đã đi làm nữa. Nếu có thể mình rất muốn quay ngược lại thời gian và học ACCA từ năm nhất” - Hạnh chia sẻ.

 

Lời khuyên cho các bạn sinh viên muốn apply BIG4

Lời khuyên đầu tiên của Hạnh dành cho các bạn sinh viên muốn apply vào BIG4 đó là hãy trang bị kiến thức và kỹ năng càng sớm càng tốt để có thể tự tin trong quá trình apply. Đặc biệt là những bạn đang thiếu kiến thức chuyên ngành hoặc trái ngành, hãy học ACCA sớm. Lời khuyên thứ hai dành cho các bạn đã "master" các kiến thức chuyên ngành rồi thì nên tập trung hơn vào khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và kỹ năng teamwork. Hạnh không quên khuyên mọi người rằng “Hãy vạch ra lộ trình ôn tập chi tiết để có được kết quả pass BIG4 như ý nhé!”.

 

Cảm ơn Minh Hạnh về những lời khuyên hữu ích cho các bạn muốn ứng tuyển BIG4. Chúc Hạnh sẽ sớm hoàn thành hết 9F cũng như có nhiều trải nghiệm tuyệt vời trong những ngày tháng thực tập tại KPMG. Thời gian tới SAPP Academy tiếp tục đem đến thật nhiều những bí kíp chinh phục các vòng tuyển dụng của BIG4 được chia sẻ bởi các học viên đã có kinh nghiệm của SAPP, đừng bỏ lỡ nhé!

CẬP NHẬT MỚI NHẤT

TIN TỨC LIÊN QUAN

logo logo

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887

Ngày cấp: 26/07/2016.

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

0889 66 22 76 support@sapp.edu.vn Liên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
DMCA.com Protection Status
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.
© 2021 Sapp.edu.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by
FAGO AGENCY