Kiểm tra sổ sách kế toán giúp đảm bảo tính chính xác và tuân thủ pháp luật, là việc xác nhận hệ thống kế toán phù hợp, kiểm tra bút toán, chứng từ và giao dịch.
Kiểm tra sổ sách kế toán là bước không thể thiếu trong quản lý doanh nghiệp. Đây là quy trình đảm bảo tính chính xác và tin cậy của thông tin tài chính. Từ việc xác nhận ghi chép, bút toán đến kiểm tra báo cáo tài chính giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh và tuân thủ quy định pháp luật. Kiểm tra sổ sách kế toán là một công tác cẩn mật và quan trọng để đảm bảo sự thành công và bền vững của doanh nghiệp. Cùng SAPP Academy tìm hiểu cách kiểm tra sổ sách kế toán như thế nào nhé!
Quy trình kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán là một phần quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính trong môi trường kinh doanh. Quy trình này giúp xác minh và so sánh các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm đảm bảo sự nhất quán và hợp lý trong số liệu kế toán.
Dưới đây là các bước quy trình kế toán cần làm để kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán:
Trong quá trình kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán, cần thực hiện các công việc sau:
Quá trình kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán đòi hỏi sự cẩn thận và chi tiết để đảm bảo rằng thông tin tài chính của doanh nghiệp là đáng tin cậy và tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Xem thêm Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Sổ Sách Kế Toán Chi Tiết
Kiểm tra sổ sách kế toán đòi hỏi người thực hiện phải cẩn thận và sử dụng các phương pháp thích hợp một cách có hệ thống. Nó không chỉ đảm bảo sự chính xác của số liệu tài chính mà còn giúp xác định các sai sót, tránh rủi ro và đảm bảo tuân thủ các quy định kế toán và thuế.
Dưới đây là các cách kiểm tra sổ sách kế toán và các yếu tố quan trọng cần xem xét trong quá trình kiểm tra sổ sách kế toán:
Trước tiên, cần kiểm tra chênh lệch quan hệ đối ứng giữa các Tài khoản trên Bảng cân đối phát sinh tài khoản, cụ thể như sau:
Ví dụ:
Thứ hai, trong quá trình kiểm tra sơ bộ các số dư trên Bảng cân đối phát sinh tài khoản (Bảng CĐPS), chúng ta cần xác định xem từng Tài khoản đã có số dư đúng tính chất của nó hay chưa.
Ví dụ:
Kiểm tra đúng tính chất của các Tài khoản giúp đảm bảo tính chính xác và thống nhất trong hạch toán kế toán, từ đó đảm bảo sự minh bạch và tin cậy của thông tin tài chính trong doanh nghiệp.
Tiến hành kiểm tra sổ sách kế toán theo thứ tự như sau: ưu tiên kiểm tra các Tài khoản nhiều khả năng bị sai sót, sau đó kiểm tra lần lượt theo hệ thống tài khoản trên bảng CĐPS.
Cách kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán: kiểm tra dựa theo tính chất số dư từng tài khoản; đối chiếu theo quan hệ đối ứng các tài khoản có liên quan đến nhau; đối chiếu số liệu tổng hợp với số chi tiết; tiến hành xác nhận số dư với bên thứ 3 (khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng, Thuế,...); có thể đối chiếu với hóa đơn, chứng từ gốc để xác định tính đúng, sai của Tài khoản.
Trước khi bắt đầu kiểm tra số liệu, cần kiểm tra trạng thái ghi sổ chứng từ để tránh trường hợp đã nhập số liệu lên Phần mềm kế toán nhưng chưa ghi sổ chứng từ do lý do nào đó. Điều này giúp đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin kế toán được kiểm tra.
Xem thêm Mô Hình Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Nào Phù Hợp Với Công Ty Bạn
Nắm vững cách kiểm tra sổ sách kế toán giúp đảm bảo tính chính xác của thông tin tài chính, từ đó hỗ trợ trong việc ra quyết định kinh doanh và tuân thủ các quy định pháp luật. Dưới đây là một số hình thức kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán, từ các bước kiểm tra cơ bản đến những phương pháp chi tiết hơn.
Kế toán phải thực hiện kiểm tra và rà soát kỹ lưỡng định khoản để xác định tính chính xác của các nghiệp vụ "Nợ" và "Có". Ngoài ra, cần xem xét lại số tiền chuyển vào hàng tháng, dựa trên số phát sinh ghi trong nhật ký chung để đảm bảo tính đúng đắn, số tiền này cần phù hợp với tổng số phát sinh trên bảng cân đối tài khoản.
Nguyên tắc kiểm tra là đảm bảo Tổng phát sinh bên nợ bằng Tổng phát sinh bên có, từ đó đảm bảo tính chính xác và cân đối trong số liệu kế toán.
Kế toán tiến hành kiểm tra các tài khoản chi tiết như sau:
Ngoài ra, để nâng cao kỹ năng và nắm rõ cách kiểm tra sổ sách kế toán, đội ngũ Kế toán, Tài chính có thể tham dự khóa học CMA Hoa Kỳ tại SAPP để nắm vững các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra sổ sách kế toán hiệu quả. Trong khóa học này, học viên sẽ được học các kiến thức về quản trị chi phí, phân tích tài chính, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và nhiều lĩnh vực khác liên quan đến kế toán và tài chính. Học viên cũng sẽ được đào tạo về cách áp dụng các công cụ và phương pháp kiểm tra sổ sách kế toán để đảm bảo tính chính xác và tin cậy của thông tin tài chính.
Cách kiểm tra sổ sách kế toán là một bước quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp. Bằng việc đối chiếu, rà soát và kiểm tra các số liệu giữa các sổ sách và báo cáo tài chính giúp đảm bảo tính chính xác của thông tin kế toán. Từ việc kiểm tra số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, đến số dư cuối kỳ, người làm kế toán có thể phát hiện và sửa chữa lỗi sai sót kịp thời.
CẬP NHẬT MỚI NHẤT
TIN TỨC LIÊN QUAN
28
Tháng 09
# Báo Cáo Lãi Lỗ Nội Bộ Là Gì? Các Mẫu Báo Cáo Lãi Lỗ Thông Dụng
Báo cáo lãi lỗ nội bộ là tài liệu thể hiện doanh thu, chi phí, và kết quả lợi nhuận hoặc lỗ của một doanh nghiệp trong một giai đoạn thời gian cụ thể.
28
Tháng 09
Bí Quyết “Công Phá” 89/100 Điểm FA/F3 ACCA Từ Chàng Sinh Viên Khoa Kế Toán AOF
Lê Minh Nghĩa - Học viên SAPP Academy, sinh viên năm 3 ngành Kế toán doanh nghiệp của Học viện Tài chính đã xuất sắc đạt 89/100 điểm môn FA/F3 ACCA trong tháng 9/2023. Hãy cùng khám phá bí kíp ôn tập giúp Minh Nghĩa chinh phục thành công môn học này nhé!
26
Tháng 09
# Retained Earnings Là Gì? Công Thức Tính Và Ý Nghĩa
Retained earnings thường được dịch là "lợi nhuận sau thuế chưa phân phối". Đây là số tiền lợi nhuận duy trì sau khi đã trừ các khoản như cổ tức cho cổ đông.
25
Tháng 09
# Những Yêu Cầu Về Trình Bày Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính đúng phương pháp là một yếu tố quan trọng vì nó đảm bảo tính chính xác, minh bạch và uy tín của thông tin tài chính