Bài viết giới thiệu về các thông tin liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, tìm hiểu kết cấu, cách hạch toán tài khoản 154 tương ứng với từng lĩnh vực.
Tài khoản 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là tài khoản không thể thiếu khi hạch toán sổ sách kế toán của doanh nghiệp dù trong bất kỳ lĩnh vực gì: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hay xây dựng. Tài khoản 154 giúp hỗ trợ cho quá trình tính toán giá thành sản phẩm tại những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai hàng tồn kho. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng SAPP tìm hiểu về nguyên tắc, kết cấu cùng cách hạch toán tài khoản 154.
Theo Điều 27 trong Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 quy định về tài khoản 154:
Tài khoản 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" còn được sử dụng để ghi nhận các chi phí:
Tài khoản 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" có kết cấu và nội dung phản ánh cụ thể qua hai bên nợ và có như sau:
Tài khoản 154 phản ánh các chi phí liên quan đến doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ như các chi phí nguyên liệu và vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 154 phản ánh chi phí liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ:
Ngoài ra, tài khoản 154 cũng được sử dụng để kết chuyển các chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ trong trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kỳ.
Xem thêm Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Sổ Sách Kế Toán Chi Tiết
Bên có tài khoản 154 phản ánh các nội dung kinh tế như sau:
Số dư bên Nợ: Phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.
Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà tài khoản 154 có cách phản ánh khác nhau, cụ thể như sau:
Xem thêm Bí Quyết Kiểm Soát Dòng Tiền Trong Doanh Nghiệp Hiệu Quả
Có hai trường hợp hạch toán tài khoản 154 trong ngành công nghiệp:
– Kế toán thực hiện kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào cuối kỳ theo từng đối tượng chi phí, ghi nhận:
Nợ TK 154 / Nợ TK 632: Ghi nhận giá vốn đối với phần chi phí NVL trên mức bình thường
Có TK 621
– Kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào cuối kỳ theo từng nhóm đối tượng chi phí, hạch toán:
Nợ TK 154 / Nợ TK 632: Ghi nhận giá vốn đối với phần chi phí nhân công trên mức bình thường
Có TK 622
– Kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung đối với trường hợp công suất cao hơn hoặc bằng bình thường, ghi nhận:
Nợ TK 154
Có TK 627
– Trường hợp công suất thấp hơn bình thường thì kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung vào giá vốn hàng bán như sau:
Nợ TK 154 / Nợ TK 632: Ghi nhận vào tài khoản giá vốn phần chi phí sản xuất chung không ghi nhận giá thành sản phẩm
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung
– Hạch toán nguyên vật liệu thuê ngoài gia công nhập kho, hạch toán:
Nợ TK 152 / Có TK 154
– Bồi thường thiệt hại khi làm hư sản phẩm không sửa chữa được ghi nhận:
Nợ TK 138 / Nợ TK 334
Có TK 154
– Tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (sau khi đã kết chuyển các chi phí NVL, nhân công và chi phí sản xuất chung qua TK 154) thì phản ánh các khoản vượt mức bình thường vào giá vốn hàng bán, hạch toán như sau:
Nợ TK 632 / Có TK 154
– Phản ánh thành phẩm nhập kho trong kỳ:
Nợ TK 155 / Có TK 154
– Phản ánh các sản phẩm tiêu dùng nội bộ hoặc sử dụng mà không nhập kho, ghi nhận:
Nợ TK 641, 642, 241 / Có TK 154
– Trường hợp không nhận được CKTM, giảm giá hàng bán thì kế toán tiến hành ghi nhận:
Nợ các TK 111, 112, 331,….
Có TK 154 / Có TK 133 (nếu có)
– Với những chi phí sản xuất sản phẩm được sản xuất thử nghiệm đã tập hợp trên TK 154 khi thanh lý hoặc thu hồi, ghi nhận:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 154 / Có TK 3331
Sau đó tiến hành kết chuyển theo 2 trường hợp:
Nếu chi phí sản xuất thử lớn hơn phần thu hồi khi bán, thanh lý thì tiến hành ghi nhận: Nợ TK 241 / Có TK 154
Nếu chi phí sản xuất thử nhỏ hơn phần thu hồi khi bán, thanh lý thì tiến hành ghi nhận: Nợ TK 154 / Có TK 241
– Trường hợp bán trực tiếp cho người mua sau khi sản xuất mà không nhập kho thì ghi nhận: Nợ TK 632 / Có TK 154 .
– Căn cứ vào kết quả kiểm kê định kỳ để ghi nhận giá trị thực tế chi phí SXKD dở dang sau đó hạch toán kết chuyển: Nợ TK 154 / Có TK 631
– Kết chuyển vào đầu kỳ chi phí thực tế SXKD dở dang, ghi: Nợ TK 631 / Có TK 154
Tương tự như ngành công nghiệp, có hai trường hợp xảy ra như sau:
– Kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào cuối kỳ theo từng đối tượng chi phí, ghi nhận:
Nợ TK 154 / Nợ TK 632: Ghi nhận vào giá vốn hàng bán với phần chi phí NVL vượt mức bình thường
Có TK 621
– Tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo vào cuối kỳ theo từng đối tượng chi phí:
Nợ TK 154 / Nợ TK 632: Ghi nhận vào giá vốn hàng bán với phần chi phí nhân công vượt mức
Có TK 622
– Kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung vào cuối kỳ theo từng đối tượng chi phí:
Nợ TK 154 / Nợ TK 632: Ghi nhận vào giá vốn hàng bán với phần chi phí sản xuất chung cố định vượt mức
Có TK 627
– Đối với những sản phẩm phụ bị thu hồi, ghi nhận: Nợ TK 152 / Có TK 154
– Đối với gia súc nuôi để làm việc hoặc sinh sản, ghi nhận: Nợ TK 211 / Có TK 154
– Ghi nhận giá thực tế khi nhập kho hoặc tiêu thụ ngay trong sản xuất nông nghiệp, hạch toán:
Nợ TK 155 / Nợ TK 632
Có TK 154
– Hạch toán sản phẩm dùng cho nội bộ và không nhập kho, ghi:
Nợ TK 641, 642, 241/ Có TK 154.
Cách thức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế ở tài khoản 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tương tự như ngành công nghiệp.
Phương pháp kế toán cho một số giao dịch kinh tế chủ yếu trong ngành dịch vụ tương đương với ngành công nghiệp. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp mở tài khoản 154 cho ngành dịch vụ, vẫn cần lưu ý một số điểm sau:
– Kết chuyển vào giá vốn khối lượng dịch vụ hoàn thành cho người mua trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 / Có TK 154
– Hạch toán dịch vụ được tiêu dùng nội bộ doanh nghiệp, ghi: Nợ các TK 641, 642 / Có TK 154.
Hạch toán tài khoản 154 trong ngành xây lắp gồm các bút toán được phân chia như sau:
– Hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, ghi nhận:
Nợ TK 154 / Nợ TK 632: Ghi nhận vào giá vốn hàng bán với phần chi phí NVL trực tiếp trên mức bình thường
Có TK 621
– Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tương tự hạch toán ở ngành công nghiệp.
– Hạch toán chi phí máy thi công trực tiếp, ghi nhận:
Nợ TK 154 / Nợ TK 632: Ghi nhận vào giá vốn hàng bán số chi phí máy thi công vượt mức
Có TK 623
– Hạch toán chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, ghi nhận:
Nợ TK 627 / Nợ TK 133 (nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 153, 214, 242, 334, 338,…
– Hạch toán số dự phòng khi bảo hành công trình, ghi: Nợ TK 627 / Có TK 352
– Ghi nhận chi phí phát sinh sửa chữa, bảo hành công trình như sau:
Nợ TK 621 / Nợ TK 622 / Nợ TK 623 / Nợ TK 627 / Nợ TK 133 (nếu có)
Có các TK 112, 152, 153, 214, 331, 334, 338,…
– Kết chuyển các chi phí thực tế trong kỳ liên quan tới bảo hành, sửa chữa công trình để tổng hợp chi phí và tính giá bảo hành, ghi:
Nợ TK 154
Có TK 621 / Có TK 622 / Có TK 623 / Có TK 627
– Khi bàn giao cho khách hàng công trình đã bảo hành, ghi: Nợ TK 352 / Có TK 154
– Hoàn nhập chi phí chênh lệch sau khi bảo hành, sửa chữa công trình hết hạn nhưng chi phí chi trả cho việc bảo hành bị chênh lệch, ghi: Nợ TK 352 / Có TK 711
– Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào các dự án, công trình có liên quan, ghi:
Nợ TK 154 / Nợ TK 632: Ghi nhận giá vốn hàng bán phần chi phí sản xuất chung không tính vào giá thành
Có TK 627.
– Các chi phí không thể thu hồi được ghi nhận ngay trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 / Có TK 154
– Nhập kho nguyên liệu khi hợp đồng kết thúc hoặc nhập kho phế liệu theo giá có thể thu hồi, ghi: Nợ TK 152 / Có TK 154
– Vật liệu thừa bán ngay cho khách hàng không qua nhập kho, kế toán phản ánh ghi nhận giảm chi phí, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,…
Có TK 3331 / Có TK 154
– Ghi nhận các khoản thanh lý máy móc, thiết bị thi công cho dự án xây dựng:
+ Thanh lý máy móc, thiết bị, ghi nhận khoản thu:
Nợ các TK 111, 112, 131,…
Có TK 3331 / Có TK 154
+ Thanh lý máy móc, thiết bị, ghi nhận chi phí, ghi:
Nợ TK 154 / Nợ TK 133
Có các TK 111, 112,…
+ Ghi giảm TSCĐ đã khấu hao hết khi thanh lý, ghi:
Nợ TK 214 / Có TK 211
Căn cứ vào giá thành khi bán hoặc bàn giao cho doanh nghiệp thầu chính nội bộ.
+ Khi bàn giao hạch toán: Nợ TK 632 / Có TK 154
+ Trường hợp xây lắp đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao hoặc đang chờ bán, ghi: Nợ TK 155 / Có TK 154
+ Trường hợp bàn giao sản phẩm xây lắp cho nhà thầu chính, ghi nhận: Nợ TK 336 / Có TK 154
Khóa học CMA Hoa Kỳ với hình thức học hiện đại Blended Learning tại SAPP Academy sẽ cung cấp kiến thức chuyên sâu về các khoản chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, khi đã hiểu sâu về quy trình vận hành, các khoản chi phí liên quan thì việc hạch toán tài khoản 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang không còn là vấn đề quá khó đối với đội ngũ Kế toán, Tài chính.
Như vậy thông qua bài viết, hy vọng đã giúp bạn hiểu được chi tiết về tài khoản 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, từ nội dung kết cấu đến cách hạch toán. Việc hiểu chuyên sâu về lĩnh vực tài chính, kế toán thông qua khóa học CMA Hoa Kỳ được thiết kế theo tiêu chuẩn Mỹ tại SAPP Academy sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hạch toán các tài khoản một cách chuẩn xác.
Tham gia khóa học CMA Hoa Kỳ tại SAPP ngay hôm nay để chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp Kế toán - Tài chính.
CẬP NHẬT MỚI NHẤT
TIN TỨC LIÊN QUAN
28
Tháng 09
# Báo Cáo Lãi Lỗ Nội Bộ Là Gì? Các Mẫu Báo Cáo Lãi Lỗ Thông Dụng
Báo cáo lãi lỗ nội bộ là tài liệu thể hiện doanh thu, chi phí, và kết quả lợi nhuận hoặc lỗ của một doanh nghiệp trong một giai đoạn thời gian cụ thể.
28
Tháng 09
Bí Quyết “Công Phá” 89/100 Điểm FA/F3 ACCA Từ Chàng Sinh Viên Khoa Kế Toán AOF
Lê Minh Nghĩa - Học viên SAPP Academy, sinh viên năm 3 ngành Kế toán doanh nghiệp của Học viện Tài chính đã xuất sắc đạt 89/100 điểm môn FA/F3 ACCA trong tháng 9/2023. Hãy cùng khám phá bí kíp ôn tập giúp Minh Nghĩa chinh phục thành công môn học này nhé!
26
Tháng 09
# Retained Earnings Là Gì? Công Thức Tính Và Ý Nghĩa
Retained earnings thường được dịch là "lợi nhuận sau thuế chưa phân phối". Đây là số tiền lợi nhuận duy trì sau khi đã trừ các khoản như cổ tức cho cổ đông.
25
Tháng 09
# Những Yêu Cầu Về Trình Bày Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính đúng phương pháp là một yếu tố quan trọng vì nó đảm bảo tính chính xác, minh bạch và uy tín của thông tin tài chính