CMA - CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ HOA KỲ

Con Đường Trở Thành Nhà Quản Trị Tài Chính Chuyên Nghiệp

Danh Mục

Khóa học CMA tại SAPP Academy

Giảng viên

Truy vấn kết quả CMA

banner

CMA là gì

CMA có tên đầy đủ là Certified Management Accountant, đây là Chứng chỉ Kế toán Quản trị, được cấp bởi Viện Kế Toán Quản Trị IMA (Institute of Management Accountants) (*).

Chứng chỉ này còn được gọi với cái tên Chứng chỉ U.S. CMA hay Chứng chỉ CMA Hoa Kỳ được cấp bởi IMA. Tuy nhiên tại Việt Nam, nhắc đến CMA mọi người thường gọi là CMA - Chứng chỉ kế toán quản trị Hoa Kỳ

(*) Viện Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA là tổ chức nghề nghiệp danh tiếng trên toàn cầu được thành lập vào năm 1919 với hơn 140.000 hội viên đang hoạt động tạo 300 chapters và được công nhận giá trị tại 140 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. 

Chương trình đào tạo chứng chỉ U.S. CMA chủ yếu sẽ tập trung chuyên sâu vào các kiến thức, kỹ năng thiết yếu trong công tác kế toán quản trị và quản trị tài chính doanh nghiệp. Từ đó người học sẽ có thêm khả năng đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược dựa trên dữ liệu tài chính, tham mưu cho ban lãnh đạo thay vì chỉ làm những công việc sổ sách kế toán đơn thuần. 

Chứng chỉ U.S. CMA được đánh giá là chuẩn mực toàn cầu cho các nhà kế toán quản trị và quản trị tài chính. Việc sở hữu U.S. CMA là một sự chuẩn bị tốt nhất về năng lực, là đòn bẩy lý tưởng giúp người sở hữu chứng chỉ khẳng định năng lực chuyên môn khi đặt mục tiêu trở thành Giám đốc tài chính, Chuyên gia Kế toán - Tài chính, Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp…tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Hiện nay, có rất nhiều chuyên gia sở hữu chứng chỉ U.S. CMA đang nắm giữ vị trí Giám đốc tài chính và các vị trị cấp cao trong đội ngũ kế toán và quản trị tài chính tại nhiều tập đoàn danh tiếng hàng đầu thế giới như: Apple, Google, Amazon, Nike, IBM, Microsoft…

Khi theo đuổi chương trình học CMA, người học cần phải tuân thủ theo một bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhất định và không được có hành vi sai trái nhằm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, đẩy các doanh nghiệp vào các rắc rối và không sử dụng trái phép các nguồn lực của công ty. 

 

Chứng chỉ CMA Hoa Kỳ dành cho ai?

Chứng chỉ CMA Hoa Kỳ phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là các chuyên gia làm trong lĩnh vực kế toán tài chính, phân tích tài chính, quản lý chi phí, kiểm toán nội bộ, tư vấn quản lý và các ngành nghề khác. 

Đối tượng phù hợp với chương trình đào tạo CMA, cụ thể: 

  • Sinh viên năm cuối Đại học, cao đẳng đã có định hướng trong nghề nghiệp của mình trong tương lai về lĩnh vực kế toán quản trị, quản trị tài chính doanh nghiệp; 

  • Những người đang làm việc, hoạt động trong lĩnh vực tài chính mong muốn phát triển trình độ kế toán quản trị và quản trị tài chính của mình theo chuẩn mực toàn cầu;

  • Những người có khát khao thăng tiến, trở thành lãnh đạo, chuyên trong mảnh tài chính kế toán của doanh nghiệp; 

  • Các giảng viên giảng dạy về kế toán quản tại tại các trường đại học, chuyên viên tư vấn kế toán quản trị, chuyên viên tư vấn về ERP, Ban lãnh đạo và những người muốn nâng tầm quản trị tài chính nói riêng và doanh nghiệp nói chung.

Điều kiện để nhận chứng chỉ U.S. CMA

Để nhận được chứng chỉ U.S. CMA, người học cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau: 

  • Sở hữu bằng Đại học chính quy tại các trường đại học được công nhận; 

  • Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc về kế toán, tài chính,...; 

  • Vượt qua 2 kỳ thi của chương trình CMA của Viện Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA; 

  • Phí đầu vào CMA còn hiệu lực; 

  • Tuân thủ Tuyên bố của IMA về Đạo đức hành nghề. 

 

Hệ thống các môn học của U.S. CMA

Chương trình đào tạo U.S. CMA bao gồm 2 học phần với 12 môn học chính, cụ thể như sau: 

Financial Planning, Performance And Analytics

Strategic Financial Mannagement

External Financial Report Decisions

(Các nghị quyết về báo cáo tài chính)  -  15%

Financial Statement Analysis

(Phân tích Báo cáo Tài chính) - 20%

Planning, Budgeting and Forecasting

(Lập Kế hoạch, Ngân sách và Dự báo) - 20%

Corporate Finance

(Tài chính Doanh nghiệp) - 20%

Performance Management

(Quản trị hoạt động) - 20%

Decision Analysis

(Phân tích Quyết định) - 25%

Cost Management

(Quản trị chi phí) - 15%

Risk Management

(Quản trị Rủi ro) - 10%

Internal Controls

(Kiểm soát nội bộ) - 15%

Investment Decisions

(Quyết định Đầu tư) - 10%

Technology and Analytics

(Công nghệ và Phân tích) - 15%

Professional Ethics

(Đạo đức Nghề nghiệp)  - 15%

 

 

Mức thu nhập của những người sở hữu chứng chỉ U.S. CMA

Theo kết quả khảo sát tiền lương toàn cầu năm 2023 của Viện Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA đã công bố, xét về tổng thu nhập các chuyên gia kế toán - tài chính sở hữu chứng chỉ U.S. CMA trên toàn thế giới cao hơn 21% so với những người không có chứng chỉ. 

Những người sở hữu chứng chỉ U.S. CMA có nhiều khả năng thăng tiến và nắm giữ các vị trí quản lý cấp cao hơn những người không có chứng chỉ: giám đốc (67%), giám đốc tài chính (72%) và giám đốc tài chính (66%). Theo khảo sát, có đến 85% số người được hỏi cho biết chứng chỉ U.S. CMA không chỉ giúp họ có thêm kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp để tự tin hoàn thành các công việc ở mức độ cao mà còn cải thiện khả năng về kế toán, tài chính và kinh doanh đa lĩnh vực của họ. 

Đồng thời với khảo sát của SalaryExpert, mức lương trung bình năm của nhân sự sở hữu chứng chỉ CMA ở Việt Nam là 608.345.677 VND (tương ứng với mức lương theo giờ là 292.473 VND). Con số này cũng sẽ có sự thay đổi tăng hoặc giảm tùy theo kinh nghiệm làm việc tương ứng của từng người. 

Kỳ thi CMA

Thời gian kỳ thi CMA

IMA tổ chức 3 Testing Window CMA mỗi năm cho học viên đăng ký, bao gồm: 

Kỳ thi

Ngày thi đầu tiên

Ngày thi cuối

Ngày đăng ký thi

cuối cùng

Kỳ thi thứ nhất (tháng 1 & 2) 01/01 28/02 15/02
Kỳ thi thứ hai (tháng 5 & 6) 01/05 30/06 15/06
Kỳ thi thứ ba (tháng 9 & 10) 01/09 31/10 15/10

Các bước đăng ký thi CMA

Quy trình đăng ký thi CMA, bao gồm những bước như sau: 

- Bước 1: Đăng ký làm ứng viên CMA; 

- Bước 2: Hoàn thành các khoản phí dự thi ( Entrance Fee); 

- Bước 3: Đăng ký thi CMA và nhận giấy xác nhận thi. 

Lưu ý: 

  • Học viên đăng ký thi CMA (tiếng Anh) sẽ đăng ký qua website của IMA: https://www.imaonlinestore.com/personifyebusiness/CMA-Exam-Registration

  • Khi đăng ký thi trên trang chủ của IMA, bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, đồng thời IMA cũng hỗ trợ thanh toán paypal. Sau khi thanh toán bạn sẽ nhận được lại được hóa đơn thanh toán. 

Môn thi CMA

Kỳ thi CMA có 2 môn thi tương ứng với nội dung chương trình học là Part 1: Financial Planning, Performance and Analysis và Part 2: Strategy Financial Management, nội dung chính như sau:

 

Financial Planning, Performance And

Analytics

Strategic Financial Mannagement

External Financial Report Decisions

(Các nghị quyết về báo cáo tài chính)  -  15%

Financial Statement Analysis

(Phân tích Báo cáo Tài chính) - 20%

Planning, Budgeting and Forecasting

(Lập Kế hoạch, Ngân sách và Dự báo) - 20%

Corporate Finance

(Tài chính Doanh nghiệp) - 20%

Performance Management

(Quản trị hoạt động) - 20%

Decision Analysis

(Phân tích Quyết định) - 25%

Cost Management

(Quản trị chi phí) - 15%

Risk Management

(Quản trị Rủi ro) - 10%

Internal Controls

(Kiểm soát nội bộ) - 15%

Investment Decisions

(Quyết định Đầu tư) - 10%

Technology and Analytics

(Công nghệ và Phân tích) - 15%

Professional Ethics

(Đạo đức Nghề nghiệp)  - 15%

 

 

Lệ phí thi CMA

Lệ phí CMA sẽ được thanh toán trực tiếp cho Hiệp hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA hoặc trung tâm đào tạo CMA sẽ hỗ trợ bạn trong việc đóng lệ phí thi. Có 4 loại lệ phí thi CMA mà bạn cần trả, cụ thể: 

  • Phí đăng ký ban đầu (Application fee)

Phí đăng ký ban đầu (Application fee) trị giá $15, chỉ đóng 1 lần duy nhất. Để theo học chương trình CMA, mỗi học viên đều cần nộp hồ sơ và đăng ký mở tài khoản CMA theo quy định của Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ IMA để sử dụng tài khoản và cập nhật kết quả thi hoặc một số hoạt động khác do Hiệp hội tổ chức dành cho mỗi cá nhân. 

  • Phí hội viên IMA (IMA membership fee)

Phí hội viên IMA là khoản phí thường niên bạn cần đóng hàng năm để trở thành hội viên của IMA và duy trì chứng chỉ nghề nghiệp CMA. Bạn cần thanh toán khoản phí này trước khi tham gia chương trình học và thi CMA. 

  • Phí đầu vào chương trình học CMA (CMA Entrance)

Phí đầu vào của chương trình học CMA là loại phí chỉ cần đóng 1 lần duy nhất. Các học viên cần hoàn tất phí này để tham gia kỳ thi CMA. 

Học viên sẽ có thời hạn là 3 năm để hoàn tất cả 2 phần kể từ ngày đăng ký/thanh toán phí này. Nếu quá 3 năm chưa hoàn tất phí này (chưa thi đậu 1 hoặc cả 2 phần), bạn sẽ phải thanh toán lại phí đầu vào chương trình học và phí thi của cả 2 phần.

  • Phí thi CMA (Exam fee)

Phí thi CMA là một loại phí bạn cần thanh toán để tham gia kỳ thi của CMA. Lệ phí thi CMA là như nhau cho cả hai phần và khác nhau theo từng đối tượng thành viên. 

Bảng lệ phí cụ thể: 

Người đi làm Lệ phí
Phí đăng ký ban đầu (Application fee) $15
Phí hội viên IMA (IMA membership fee) $295
Phí đầu vào chương trình CMA (CMA entrance) $300
Phí thi CMA (Exam fee) $495/part
Sinh viên Lệ phí
Phí đăng ký ban đầu (Application fee) $15
Phí hội viên IMA (IMA membership fee) $49
Phí đầu vào chương trình CMA (CMA entrance) $225
Phí thi CMA (Exam fee) $370/part

* Các chi phí này được cập nhật từ ngày 01/10/2023.

Hình thức thi CMA

Bài thi CMA được thi hoàn toàn trên máy tính. Chính vì vậy, kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng đánh máy là điều cực kỳ quan trọng, bởi trong khi thi bạn phải vừa phân tích, vừa tính toán nếu kỹ năng sử dụng máy tính còn yếu kém hay đánh máy chậm sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến tốc độ làm bài thi.

Loại câu hỏi thi CMA

Trong kỳ thi CMA, câu hỏi được để dưới dạng trắc nghiệm (100 câu) và câu hỏi trả lời ngắn (2 câu). 

Các loại câu hỏi được chia thành: 

  • Câu hỏi đóng: loại câu hỏi mà người được hỏi chỉ có thể trả lời bằng câu từ ngắn gọn hay hiểu một cách khác câu trả lời của câu hỏi đóng chỉ có thể được là một câu trả lời duy nhất.

  • Hoàn thành câu: đây là dạng câu hỏi chưa hoàn thiện, bạn cần lựa chọn đáp án đúng để hoàn thiện câu đó. 

  • Câu hỏi đặc biệt: đây là dạng câu hỏi lựa chọn đáp án “không phù hợp” trong 4 đáp án được đưa ra. Các câu hỏi đưa ra sẽ ở dạng “không?” thay gì để ở dạng “ngoại trừ” ví dụ như: “Điều nào sau đây không phải là…?”; 

  • Câu hỏi đánh giá: đây là dạng câu hỏi chọn đáp án theo mức độ từ chưa tốt đến tốt nhất. 

Độ khó của kỳ thi CMA

Mức độ của kỳ thi CMA sẽ tùy vào khả năng của mỗi người về cảm nhận mức độ khó dễ của việc học và thi chứng là khác nhau. Đối với một chứng chỉ mang tính quốc tế được công nhận trên toàn cầu, việc người học phải thực sự nghiêm túc theo đuổi và dành nhiều thời gian cho nó là điều chắc chắn. 

Cảm giác chinh phục và sở hữu chứng chỉ CMA sẽ giúp bạn trở nên tự tin, tăng cơ hội mở rộng nghề nghiệp và thăng tiến “dễ dàng” hơn trong công việc. 

Địa điểm thi CMA

Để tham gia kỳ thi của CMA tại Việt Nam, bạn có thể đăng ký thi tại các trung tâm khảo thí của Prometric (thi trực tiếp). 

Địa điểm tổ chức thi CMA: 

- Tại Tp.HCM: IIG Việt Nam

Địa chỉ: Novaland The Sun Avenue, Tầng 1, Tháp 1, Tòa nhà Số 28, Đường Mai Chí Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

- Tại Tp. Hà Nội IIG HN

Địa chỉ: Tầng 3, Trung Yên Plaza, 1 Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Việc đăng ký thi tại các trung tâm sẽ giúp bạn đảm bảo về máy tính cũng như đường truyền mạng để tránh các trường hợp đang làm bài thi lại bị out ra và không thể hoàn thành bài thi theo đúng năng lực. 

Thay đổi lịch thi CMA

Trong trường hợp bạn hủy lịch thi với Prometric thì khoản phí bạn đã đóng sẽ không được hoàn lại, tuy nhiên, bạn có thể đăng ký thay đổi vào một ngày khác trong kỳ thi đã đăng ký trước đó

Nếu bạn huỷ lịch thi trong vòng 72 giờ trước thời điểm thi đã đăng ký, bạn có thể hủy lịch thi đó và sắp xếp một ngày thi mới trong cùng khung thời gian thi ban đầu. Prometric sẽ tính phí $50 nếu bạn hủy bài thi trong vòng 30 ngày kể từ ngày thi được xác nhận.

Nếu bạn hủy lịch thi trong khoảng thời gian ít hơn 72 giờ tính từ lịch thi đã đăng ký, bạn sẽ bị mất lệ phí thi với ICMA và phải thanh toán lại toàn bộ chi phí đăng ký mới.

Bạn phải dự thi trong khoảng thời gian thi mà bạn đã đăng ký.

Để hủy bỏ hoặc sắp xếp lại lịch thi trực tuyến, vui lòng chuẩn bị sẵn số xác nhận của bạn và truy cập www.prometric.com/ICMA. Nếu bạn không tuân thủ chính sách hủy bỏ lịch thi, bạn sẽ bị coi là ""vắng mặt"" và phải đăng ký lại với ICMA và thanh toán lại lệ phí thi.

Khóa học CMA tại SAPP Academy

Giảng viên

CMA và các chứng chỉ, bằng cấp khác

So sánh chứng chỉ CMA và chứng chỉ ACCA

Chứng chỉ CMA và chứng chỉ ACCA là 2 trong số những chứng chỉ nghề nghiệp liên quan tới khối ngành Kế toán và được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. 

Vậy 2 chứng chỉ này có điểm gì khác biệt, chứng chỉ nào sẽ phù hợp với định hướng nghề nghiệp và hỗ trợ cho quá trình phát triển của bạn nhất? Cùng SAPP tìm hiểu qua một số thông tin sơ lược nhé: 

Nội dung

Chứng chỉ CMA 

Chứng chỉ ACCA  

Năm thành lập 

1919

1904

Đơn vị cấp chứng chỉ 

Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ IMA

Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc ACCA

Phạm vi được công nhận 

Chứng chỉ CMA hiện đang được công nhận trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Chứng chỉ ACCA hiện tại đang được công nhận trên 179 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Lĩnh vực 

Kế toán tài chính - Quản trị chiến lược - Quản trị doanh nghiệp

Kế toán - Kiểm toán - Tài chính - Thuế

Chức danh 

Certified Management Accountant

ACCA Chartered Accountants

Số lượng thành viên trên toàn cầu

Số lượng thành viên của CMA trên toàn cầu hiện có hơn 140.000 người. 

Số lượng thành viên của ACCA trên toàn cầu hiện có hơn 227.000 người

Chương trình học 

Chương trình học CMA sẽ bao gồm 12 môn học chính như sau:

 

- External Financial Report Decision;

 

- Performance Management;

 

- Planning, Budgeting and Forecasting;

 

- Cost Management;

 

- Technology and Analytics;

 

- Internal Controls;

 

- Financial Statement Analysis;

 

- Decision Analysis;

 

- Corporate Finance;

 

- Investment Decisions;

 

- Risk Management;

 

- Professional Ethics.

Hệ thống môn học của ACCA bao gồm 15 môn được chia thành 3 cấp độ: 

 

- Cấp độ 1: Applied Knowledge: 

  • Business and Technology; 

  • Management Accounting;

  • Financial Accounting;

 

- Cấp độ 2: Applied Skills: 

  • Corporate and Business Law;

  • Performance Management;

  • Taxation;

  • Financial Reporting;

  • Audit & Assurance;

  • Financial Management; 

 

- Cấp độ 3: Strategic Professional:

Môn học bắt buộc: 

  • Strategic Business Leader;

  • Strategic Business Reporting;

Môn học tự chọn: 

  • Advanced Financial Management; 

  • Advanced Performance Management;

  • Advanced Taxation; 

  • Advanced Audit & Assurance. 

Điều kiện đầu vào 

Không yêu cầu đầu vào. Tuy nhiên, để tham gia kỳ thi và sở hữu chứng chỉ CMA, người học cần đạt 1 trong những điều kiện sau:  

 

- Sinh viên năm cuối đại học có định hướng làm việc trong lĩnh vực kế toán, kế toán quản trị, quản lý tài chính doanh nghiệp, các công ty đầu tư; 

 

- Nhân sự trong lĩnh vực kế toán – tài chính muốn cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý phòng tài chính – kế toán của doanh nghiệp; đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên viên tư vấn kế toán quản trị, tư vấn tài chính, tư vấn ERP, các giảng viên dạy Kế toán quản trị.

Không yêu cầu học viên phải thi đầu vào. Điều kiện học chứng chỉ này, bạn cần thỏa mãn 1 trong những điều kiện sau: 

 

- Tại Việt Nam, những sinh viên đang theo học đại học hoặc đã tốt nghiệp đại học hoặc người tốt nghiệp cao đẳng đều đủ điều kiện theo học và đăng ký dự thi ACCA;

 

- Nếu trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu trên, người muốn theo đuổi ACCA cần tham gia chương trình nền tảng FIA để bổ sung kiến thức nền tảng về kế toán.

Điều kiện hoàn thành và nhận chứng chỉ

- Vượt qua kỳ thi cả 2 phần của chương trình CMA;

 

- Sở hữu bằng đại học được công nhận; 

 

- Tích lũy được ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, tài chính (trước hoặc trong vòng 7 năm sau khi đã đậu 2 kỳ thi).

- Hoàn thành 13/15 môn với 9 môn cấp độ Applied Knowledge, Applied Skills và 2 môn kiến thức bắt buộc và 2 môn tự chọn thuộc cấp độ Strategic Professional Skills;

 

- Hoàn thành Module Đạo đức nghề nghiệp;

 

- Có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến lĩnh vực Kế - Kiểm - Tài chính - Thuế. 

Thời gian hoàn thành chứng chỉ

Thời gian trung bình để hoàn thành chứng chỉ CMA sẽ mất khoảng 12 - 18 tháng

Thời gian trung bình để hoàn thành chương trình học ACCA khoảng 2 - 3 năm. 

Thời hạn danh vị, chứng chỉ 

Sau khi hoàn thành 2 phần thi của CMA, sở hữu bằng đại học được công nhận và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, tài chính, người học sẽ được sở hữu chứng chỉ CMA vĩnh viễn.

Sau khi hoàn thành 13/15 môn thi ACCA, bài kiểm tra đạo đức nghề nghiệp và có trên 3 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế,...người học sẽ sở hữu danh vị ACCA Member có giá trị vĩnh viễn. 

Chi phí thi 

Chương trình CMA có lệ phí thi theo quy định như sau:

- Phí đăng ký ban đầu: $15 (đóng 1 lần);

- Phí hội viên $260 (đóng thường niên);

- Phí đầu vào chương trình $280 đóng 1 lần);

- Phí thi $460/học phần.

- Phí mở tài khoản £36;

- Phí thường niên: 0 hoặc £50 – £112 tùy từng đối tượng;

- Phí thi và phí miễn thi: Khoảng £86/môn.

Kỹ năng đạt được

Hoàn thành chương trình học CMA, người học sẽ có được các kỹ năng cần thiết về Tài chính doanh nghiệp và kế toán quản trị.

 

Sở hữu chứng chỉ CMA, đồng nghĩa với việc bạn đang nắm giữ rất nhiều cơ hội, danh hiệu hàng đầu trong lĩnh vực kế toán quản trị thế giới. 

 

Chứng chỉ CMA được đánh già là một bước đệm vững chắc dành cho những cá nhân muốn theo đuổi để phát triển nghề nghiệp và trở thành CFO, CEO, chuyên gia về kế toán quản trị, kế toán trưởng…

Chương trình học ACCA giúp người học tiếp cận với thực tiễn song song với lý thuyết cao cấp cao. Từ đó, người học sẽ tích lũy được những kiến thức bổ sung toàn diện để trở thành một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kế toán, tài chính. 

 

Bên cạnh đó, việc học ACCA cũng sẽ giúp người học có thêm những nền tảng kiến thức đa diện cực tốt về nhiều khía cạnh như xây dựng chiến lược tài chính để đưa ra quyết định kinh tế đúng đắn, quản lý kế toán và báo cáo hiệu quả…

Cơ hội nghề nghiệp 

Sở hữu chứng chỉ CMA. người học có thể làm việc ở các lĩnh vực như:

 

- Quản lý rủi ro tài chính;

 

- Nhà phân tích và lập kế hoạch tài chính;

 

- Liên doanh vốn;

 

- Kiểm toán viên nội bộ;

 

- Kế toán quản trị và quản lý chi phí. 

 

Các vị trí công việc có thể đảm nhiệm: Controller, Finance Manager, Finance Analyst, Management Accountant… 

 

Những người sở hữu chứng chỉ CMA trên toàn cầu năm giữ nhiều vị trí, chức vụ cao cấp tại các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp FDI…: 

- Giám đốc tài chính; 

- Giám đốc điều hành; 

- Chuyên viên tư vấn tài chính; 

Bên cạnh việc trở thành chuyên gia, nắm giữ các chức vụ cao cấp trong ngành Kế toán, Kiểm Toán như:

- Kế toán trưởng; 

- Phó/Trưởng phòng kế toán; 

- Chuyên viên kiểm toán cao cấp, 

- Phó/Trưởng Kiểm toán.

-...

 

Người sở hữu chứng ACCA còn có thể “ lấn sân” sang làm việc ở nhiều lĩnh vực khác và đảm nhiệm các chức vụ như: 

- Quản trị tài chính

- Quản trị doanh nghiệp

- Tư vấn thuế

- Kiểm soát và quản lý ngân sách

- Phân tích đầu tư

- Ngân hàng

-...

 

Việc điều chuyển các lĩnh vực, ngành nghề khi sở hữu chứng chỉ ACCA là vô cùng linh hoạt. Điều này đã được chứng minh trên thực tế, khi có rất nhiều ACCA member trên toàn cầu nắm giữ các chức vụ cao cấp trong doanh nghiệp: 

- Tổng giám đốc; 

- Giám đốc Khối quản trị rủi ro/Giám đốc tài chính;

- Cấp Trưởng phòng , chuyên viên cấp cao ở các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, các ngân hàng …làm việc tại các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI.

Mức lương khi sở hữu chứng chỉ 

Một người sở hữu chứng chỉ CMA sẽ có mức lương trung bình lên tới 25.000.000 VNĐ - 120.000.000 VNĐ/tháng tương đương $1047 USD - $5028 USD/tháng. Con số này cũng sẽ tăng hoặc giảm tùy theo kinh nghiệm làm việc tương ứng của từng người.

Một người sở hữu chứng chỉ ACCA sẽ có mức lương trung bình dao động từ 28.000.000 VNĐ - 150.000.000 VNĐ/tháng tương đương $1178 USD - $6310 USD/tháng tùy thuộc vào từng vị trí đảm nhiệm ở từng loại hình doanh nghiệp. 

 

Thậm chí mức lương này còn có thể lên tới 213.000.000 VNĐ/tháng tương đương $9.000 USD/tháng khi ACCA Member đảm nhiệm các chức vụ cao cấp như Kế toán trưởng, phó/trưởng phòng kế toán, giám đốc tài chính (CFO)...

Chứng chỉ, bằng cấp có thể chuyển đổi

X

- Chứng chỉ CPA Việt Nam: 01 kỳ thi sát hạch chuyển đổi;

 

- Chứng chỉ CPA Úc: Có trường hợp ghi nhận miễn 9/12 môn.

 

- Chứng chỉ CIA: 01 bài thi chuyển đổi.

 

- Chứng chỉ ICAEW ACA: Miễn 10/15 môn;

 

- Chứng chỉ CIMA: Miễn 11 bài thi;

 

- Bằng cử nhân Kế toán ứng dụng (BSc in Applied Accounting) của Oxford Brookes University;

 

- Bằng Thạc sĩ Kế toán chuyên nghiệp (MSc in Professional Accountancy) của University of London (Đại học London).

>>> Tìm hiểu thêm thông tin về chứng chỉ CMA và chứng chỉ ACCA tại đây.

So sánh Chứng chỉ CMA và Chứng chỉ CFA

 

Kế toán và tài chính thường đi song song với nhau tại các chương trình đại học hoặc tại các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia. Đối với những sinh viên, người đi làm đang hoạt động làm việc trong ngành kế toán tài chính, chứng chỉ CMA hay chứng chỉ CFA là 2 trong nhiều chứng chỉ nghề nghiệp nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Vậy 2 chứng chỉ này có gì khác nhau và đâu là chứng chỉ phù hợp bạn nhé.

Nội dung

Chứng chỉ CMA 

Chứng chỉ CFA 

Năm thành lập 

1919

1962

Đơn vị cấp chứng chỉ 

Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ IMA

Hiệp hội CFA Hoa Kỳ (CFA Institute)

Phạm vi được công nhận 

Chứng chỉ CMA hiện đang được công nhận trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Chứng chỉ CFA hiện đang được công nhận trên 165 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Lĩnh vực 

Kế toán tài chính - Quản trị chiến lược - Quản trị doanh nghiệp

Đầu tư tài chính

Chức danh 

Certified Management Accountant

Charter Financial Analyst 

Số lượng thành viên trên toàn cầu

Số lượng thành viên của CMA trên toàn cầu hiện có hơn 140.000 người. 

Tính đến thời điểm hiện tại, cộng đồng CFA trên thế giới đã có đến 178.000+ thành viên và được công nhận tại 165+ quốc gia 

Chương trình học 

Chương trình học CMA sẽ bao gồm 12 môn học chính như sau:

 

- External Financial Report Decision;

 

- Performance Management;

 

- Planning, Budgeting and Forecasting;

 

- Cost Management;

 

- Technology and Analytics;

 

- Internal Controls;

 

- Financial Statement Analysis;

 

- Decision Analysis;

 

- Corporate Finance;

 

- Investment Decisions;

 

- Risk Management;

 

- Professional Ethics.

Chương trình đào tạo CFA sẽ bao gồm 10 môn chính, xuất hiện lặp lại ở cả 3 level. Tuy nhiên, ứng với mỗi cấp độ, độ khó cũng như chuyên sâu sẽ khác nhau:

 

- Ethical & Professional Standards;

 

- Quantitative Methods;

 

- Economics;

 

- Financial Statement Analysis’

 

Corporate Issuers;

 

- Portfolio Management & Wealth Planning;

 

- Equity Investments;

 

- Fixed Income;

 

- Derivatives;

 

- Alternative Investments.

Điều kiện đầu vào 

Chương trình đào tạo CMA không yêu cầu đầu vào. Tuy nhiên, để tham gia kỳ thi và sở hữu chứng chỉ CMA, người học cần đạt 1 trong những điều kiện sau: 

 
- Sinh viên năm cuối đại học có định hướng làm việc trong lĩnh vực kế toán, kế toán quản trị, quản lý tài chính doanh nghiệp, các công ty đầu tư; 

 

- Nhân sự trong lĩnh vực kế toán – tài chính muốn cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý phòng tài chính – kế toán của doanh nghiệp; đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên viên tư vấn kế toán quản trị, tư vấn tài chính, tư vấn ERP, các giảng viên dạy Kế toán quản trị.

Viện CFA không yêu cầu thí sinh thi đầu vào. Tuy nhiên để được thi CFA, thí sinh cần sở hữu

hộ chiếu quốc tế và đạt 1 trong các điều kiện sau:

 

- Sở hữu bằng cử nhân

(hoặc tương đương);

 

- Sinh viên đại học năm cuối

(Khoảng thời gian từ lúc dự

Thi CFA Level 1 đến ngày tốt

nghiệp cần dưới 23 tháng); 

 

- Có ít nhất 4000 giờ làm việc

và/ hoặc học chương trình

cao học(chương trình học ít nhất 3 năm học liên tiếp.


 

Điều kiện hoàn thành và nhận chứng chỉ

- Vượt qua kỳ thi cả 2 phần của chương trình CMA;

 

- Sở hữu bằng đại học được công nhận; 

 

- Tích lũy được ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, tài chính (trước hoặc trong vòng 7 năm sau khi đã đậu 2 kỳ thi).

 

=> Hoàn thiện 3 điều kiện trên, học viên sẽ sở hữu chứng chỉ CMA. 

- Vượt qua 3 kỳ thi CFA Level 1, Level 2, Level 3;

 

- Tích lũy ít nhất 36 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực Đầu Tư - Tài Chính (có thể tích lũy trước/trong hoặc sau khi hoàn tất chương trình);

 

- Đăng ký để trở thành hội viên của cộng đồng CFA. 

 

=> Sau khi đáp ứng được những điều kiện trên, ứng viên sẽ trở thành CFA Charterholder. 

Thời gian hoàn thành chứng chỉ

Thời gian trung bình để hoàn thành chương trình học CMA sẽ mất khoảng 12 - 18 tháng. 

Theo CFA Institute, trung bình một người sẽ mất 300 giờ để hoàn thành một level của chứng chỉ CFA. Điều đó có nghĩa rằng, người học sẽ phải dành ra khoảng 3 năm để hoàn thành chương trình CFA.

Thời hạn danh vị, chứng chỉ 

Sau khi hoàn thành 2 phần thi của CMA, sở hữu bằng đại học được công nhận và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, tài chính, người học sẽ được sở hữu chứng chỉ CMA vĩnh viễn.

Sau khi hoàn thành và vượt qua kỳ thi CFA, người học sẽ được sở hữu chứng chỉ CFA vĩnh viễn. 

Chi phí thi 

Chương trình CMA có lệ phí thi theo quy định như sau:

- Phí đăng ký ban đầu: $15 (đóng 1 lần);

- Phí hội viên $260 (đóng thường niên);

- Phí đầu vào chương trình $280 đóng 1 lần);

- Phí thi $460/học phần.

Với các kỳ thi từ năm 2023 trở đi, phí dự thi sẽ có một số thay đổi:

+ Phí ghi danh: 350$;

+ Phí đóng sớm: 900$;

+ Phí đóng chuẩn: 1200$.


 

Kỹ năng đạt được

Hoàn thành chương trình học CMA, người học sẽ có được các kỹ năng cần thiết về Tài chính doanh nghiệp và kế toán quản trị.

 

Sở hữu chứng chỉ CMA, đồng nghĩa với việc bạn đang nắm giữ rất nhiều cơ hội, danh hiệu hàng đầu trong lĩnh vực kế toán quản trị thế giới. 

 

Chứng chỉ CMA được đánh già là một bước đệm vững chắc dành cho những cá nhân muốn theo đuổi để phát triển nghề nghiệp và trở thành CFO, CEO, chuyên gia về kế toán quản trị, kế toán trưởng…

Sau khi hoàn thành chương trình CFA, kỹ năng quan trọng nhất mà một học viên có được chính là phân tích tài chính và quản lý danh mục đầu tư để vận dụng vào các tình huống thực tế.

Cơ hội nghề nghiệp 

Sở hữu chứng chỉ CMA. người học có thể làm việc ở các lĩnh vực như:

 

- Quản lý rủi ro tài chính;

 

- Nhà phân tích và lập kế hoạch tài chính;

 

- Liên doanh vốn;

 

- Kiểm toán viên nội bộ;

 

- Kế toán quản trị và quản lý chi phí. 

 

Các vị trí công việc có thể đảm nhiệm: Controller, Finance Manager, Finance Analyst, Management Accountant… 

 

Những người sở hữu chứng chỉ CMA trên toàn cầu năm giữ nhiều vị trí, chức vụ cao cấp tại các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp FDI…: 

- Giám đốc tài chính; 

- Giám đốc điều hành; 

- Chuyên viên tư vấn tài chính; 

Sở hữu văn bằng CFA, một nhân sự có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như:

 

- Cố vấn tài chính;

 

- Nhà phân tích tài chính;

 

- Chuyên gia tư vấn tài chính;

 

- Quản lý rủi ro;

 

- Nhà phân tích nghiên cứu;

 

- Chuyên viên quan hệ khách hàng;

Mức lương khi sở hữu chứng chỉ 

Một người sở hữu chứng chỉ CMA sẽ có mức lương trung bình lên tới 25.000.000 VNĐ - 120.000.000 VNĐ/tháng tương đương $1047 USD - $5028 USD/tháng. Con số này cũng sẽ tăng hoặc giảm tùy theo kinh nghiệm làm việc tương ứng của từng người.

Theo thống kê của trang Salary Expert, trung bình, một người sở hữu chứng chỉ CFA sẽ có thể chạm tới mức lương 514.486.891 VNĐ. Tùy theo số năm kinh nghiệm làm việc, mức lương có thể cao hoặc thấp hơn.

 

>>> Tìm hiểu thêm thông tin về chứng chỉ CMA và chứng chỉ CFA tại đây.

So sánh chứng chỉ CMA và Chứng chỉ CPA Australia, chứng chỉ CPA Việt Nam

Chứng chỉ CMA, hay chứng chỉ CPA Australia, CPA Việt Nam là chứng chỉ hành nghề được nhiều nhân sự kế toán, tài chính quan tâm và tìm hiểu. Vậy 3 chứng chỉ này khác nhau ở điểm nào, bạn phù hợp với chứng chỉ nào, hãy cùng SAPP tìm hiểu thông tin sơ lược trong bảng so sánh dưới đây:

Nội dung 

Chứng chỉ CMA 

Chứng chỉ CPA Australia

Chứng chỉ CPA Việt Nam 

Năm thành lập 

1919

1886

Tổ chức lần đầu Tháng 10 năm 1994


 

Đơn vị cấp chứng chỉ 

Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ IMA

Hiệp hội Kế toán Công chứng Úc (CPA Úc)

Bộ Tài Chính tổ chức và cấp phép

Phạm vi được công nhận 

Chứng chỉ CMA hiện đang được công nhận trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Chứng chỉ CPA Australia được công nhận trên 118 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Chứng chỉ CPA Việt Nam sẽ có giá trị nhất khi làm việc tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chứng chỉ cũng đang dần được công nhận tại ASEAN và Úc (công nhận từng phần).

Lĩnh vực 

Kế toán tài chính - Quản trị chiến lược - Quản trị doanh nghiệp

Kế toán, Kiểm toán 

Kế toán, Kiểm toán

Chức danh 

Certified Management Accountant

Certified Public Account

Chứng chỉ hành nghề Kế toán 

Số lượng thành viên trên toàn cầu

Số lượng thành viên của CMA trên toàn cầu hiện có hơn 140.000 người. 

Số lượng thành viên của CPA Australia trên toàn cầu có hơn 166.166 người. 

Số lượng thành viên CPA Việt Nam có hơn 1400 hội viên (theo VACPA). 

Chương trình học 

Chương trình học CMA sẽ bao gồm 12 môn học chính như sau:

 

- External Financial Report Decision;

 

- Performance Management;

 

- Planning, Budgeting and Forecasting;

 

- Cost Management;

 

- Technology and Analytics;

 

- Internal Controls;

 

- Financial Statement Analysis;

 

- Decision Analysis;

 

- Corporate Finance;

 

- Investment Decisions;

 

- Risk Management;

 

- Professional Ethics.

CPA Úc gồm 2 cấp độ và 12 môn học (2 môn tự chọn): 

 

- Cấp độ cơ bản (Foundation): gồm 6 môn

+ Môn 1: Economics & Markets

+ Môn 2: Foundation of Accounting

+ Môn 3: Fundamentals of Business Law

+ Môn 4: Business Finance

+ Môn 5: Financial Accounting & Reporting

+ Môn 6: Management Accounting

 

- Cấp độ chuyên nghiệp (Professional): gồm 6 môn

+ Môn bắt buộc (Compulsory subject)

+ Môn 7: Ethics & Governance

+ Môn 8: Strategic Management Accounting

+ Môn 9: Financial Reporting

+ Môn 10: Global Strategic Leadership

+ Môn 11 + Môn 12 – tự chọn (Elective subject) chọn 2 trong số các môn dưới đây:

Advanced Taxation/ Financial Risk Management/ Advanced Audit & Assurance / Contemporary Business Issues/ Financial Planning/ Fundamentals/ Superannuation & Retirement Planning/ Investment Strategies/ Risk Advice & Insurance

7 môn trọng tâm:

 

- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao

 

- Thuế và quản lý thuế nâng cao

 

- Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp

 

- Kế toán tài chính và kế toán quản trị nâng cao

 

- Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao

 

- Phân tích hoạt động Tài Chính nâng cao

 

- Ngoại ngữ (1 trong 5 Tiếng: Anh, Pháp, Trung, Đức, Nga)

Điều kiện đầu vào 

Chương trình đào tạo CMA không yêu cầu đầu vào. Tuy nhiên, để tham gia kỳ thi và sở hữu chứng chỉ CMA, người học cần đạt 1 trong những điều kiện sau: 

 

- Sinh viên năm cuối đại học có định hướng làm việc trong lĩnh vực kế toán, kế toán quản trị, quản lý tài chính doanh nghiệp, các công ty đầu tư; 

 

- Nhân sự trong lĩnh vực kế toán – tài chính muốn cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý phòng tài chính – kế toán của doanh nghiệp; đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên viên tư vấn kế toán quản trị, tư vấn tài chính, tư vấn ERP, các giảng viên dạy Kế toán quản trị.

Nếu bạn muốn tham gia vào chương trình học CPA Úc, bạn cần thỏa mãn điều kiện sau: 

 

- Du học sinh ngành Tài chính đã có kinh nghiệm đi làm một thời gian dài;

 

- Kế toán, Kiểm toán viên, các nhà quản lý và nhân viên tài chính đang làm việc tại Úc và các nước trên thế giới.

Chương trình đào tạo CPA Việt Nam có đưa ra các điều kiện đầu vào như sau: 

 

- Đảm bảo phẩm chất đạo đức làm nghề và tuân thủ luật pháp.

 

- Có văn bằng tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán, Tài Chính, Ngân Hàng hoặc có bằng đại học các chuyên ngành khác nhưng có chương trình học các môn liên quan đến Kế Toán, Kiểm Toán, Tài Chính, Ngân Hàng,... chiếm 7% tổng số tiết học toàn khóa.

 

- Có 36 tháng làm việc trong lĩnh vực Kế Toán, Tài Chính sau khi tốt nghiệp đại học; hoặc có ít nhất 48 tháng làm trợ lý kiểm toán.

Điều kiện hoàn thành và nhận chứng chỉ 

- Vượt qua kỳ thi cả 2 phần của chương trình CMA;

 

- Sở hữu bằng đại học được công nhận; 

 

- Tích lũy được ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, tài chính (trước hoặc trong vòng 7 năm sau khi đã đậu 2 kỳ thi).

Hoàn thành bằng cấp hoặc giải thưởng sau đại học được CPA Australia công nhận: 

 

- Hoàn thành Chương trình CPA, bao gồm 3 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, kế toán hoặc kinh doanh.

 

- Thực hiện các hoạt động học tập phát triển mỗi năm (continuing professional development – CPD).

 

- Tuân thủ quy tắc ứng xử nghiêm ngặt do CPA Australia đặt ra.

- Ứng viên phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành về: Kế toán, kiểm toán, ngân hàng và tài chính. Hoặc các môn kế kiểm, thuế, tài chính cần chiếm 7% học phần;

 

- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 36 tháng trở lên hoặc 48 tháng làm trợ lý kiểm toán;

 

- Vượt qua kỳ thi CPA Việt Nam.


 

Thời gian hoàn thành chứng chỉ

Thời gian trung bình để hoàn thành chương trình học CMA sẽ mất khoảng 12 - 18 tháng. 

Thời gian trung bình để hoàn thành chương trình học CPA Australia mất khoảng 1,5 - 3 năm. 

Thời gian trung bình để hoàn thành chương trình học CPA Việt Nam mất khoảng 4 năm. 

Thời hạn danh vị, chứng chỉ 

Sau khi hoàn thành 2 phần thi của CMA, sở hữu bằng đại học được công nhận và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, tài chính, người học sẽ được sở hữu chứng chỉ CMA vĩnh viễn.

Chứng chỉ CPA Australia có hiệu lực trong 2 năm kể từ ngày người học được cấp chứng chỉ. 

Chứng chỉ CPA Việt Nam có hiệu lực trong 5 năm để từ ngày người học được cấp chứng chỉ. 

Chi phí thi 

Chương trình CMA có lệ phí thi theo quy định như sau:

- Phí đăng ký ban đầu: $15 (đóng 1 lần);

- Phí hội viên $260 (đóng thường niên);

- Phí đầu vào chương trình $280 đóng 1 lần);

- Phí thi $460/học phần.

- Phí dự thi: $580;

- Phí gia hạn ngày thi: $75;

- Phí hoãn thi: $330-$450;

- Phí kỳ thi nền tảng (foundation exam): $345;

- Đối với những người di cư đến Úc và muốn làm bài thi đánh giá kỹ năng CPA (skills assessment): $320.

(Các phí trên chưa bao gồm tài liệu học và chương trình ôn thi)

Phí thi CPA Việt Nam  là 200.000 VNĐ/môn thi (Theo Cổng thông tin Dịch vụ công trực tuyến). 

Kỹ năng đạt được

Hoàn thành chương trình học CMA, người học sẽ có được các kỹ năng cần thiết về Tài chính doanh nghiệp và kế toán quản trị.

 

Sở hữu chứng chỉ CMA, đồng nghĩa với việc bạn đang nắm giữ rất nhiều cơ hội, danh hiệu hàng đầu trong lĩnh vực kế toán quản trị thế giới. 

 

Chứng chỉ CMA được đánh già là một bước đệm vững chắc dành cho những cá nhân muốn theo đuổi để phát triển nghề nghiệp và trở thành CFO, CEO, chuyên gia về kế toán quản trị, kế toán trưởng…

Các kiến thức và kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ kiểm toán: phối kết hợp để duy trì và xem xét báo cáo tài chính và các giao dịch liên quan cho các công ty, đệ trình các biểu mẫu thuế hoặc lợi nhuận cho các cá nhân và doanh nghiệp.

Kỹ năng quản lý đầu tư, quản lý tiền lương, quản lý sổ sách kế toán, kiểm toán,...

Cơ hội nghề nghiệp 

Sở hữu chứng chỉ CMA. người học có thể làm việc ở các lĩnh vực như:

 

- Quản lý rủi ro tài chính;

 

- Nhà phân tích và lập kế hoạch tài chính;

 

- Liên doanh vốn;

 

- Kiểm toán viên nội bộ;

 

- Kế toán quản trị và quản lý chi phí. 

 

Các vị trí công việc có thể đảm nhiệm: Controller, Finance Manager, Finance Analyst, Management Accountant… 

 

Những người sở hữu chứng chỉ CMA trên toàn cầu năm giữ nhiều vị trí, chức vụ cao cấp tại các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp FDI…: 

- Giám đốc tài chính; 

- Giám đốc điều hành; 

- Chuyên viên tư vấn tài chính; 

Người sở hữu chứng chỉ CPA Australia có thể làm việc tại các công ty kiểm toán nổi tiếng trên toàn cầu như: PWC, Deloitte, E&Y, KPMG… 

 

Các vị trí có thể đảm nhiệm:

 

- Kế toán viên; 

 

- Kiểm toán viên; 

 

- Chuyên viên kiểm toán cao cấp; 

 

- Kế toán trưởng; 

 

- Chuyên viên kiểm soát nội bộ; 

 

- Quản lý tài chính doanh nghiệp; 

 

- Tư vấn kế toán & thuế;

 

- Chuyên viên phòng tài chính kế hoạch;

 

- Chuyên viên chính sách kế toán thuế; 

...

Người sở hữu chứng chỉ CPA Việt Nam có thể làm việc trong các lĩnh vực như: Công nghệ thông tin, Pháp lý, Kê khai thuế….

 

Các vị trí có thể đảm nhận: 

 

- Kế toán viên;

 

- Kiểm toán viên;

 

- Kế toán trưởng;

 

- Kiểm toán nội bộ;

 

- Chuyên viên chính sách kế toán thuế

 

- Quản lý tài chính doanh nghiệp;

Mức lương khi sở hữu chứng chỉ

Một người sở hữu chứng chỉ CMA sẽ có mức lương trung bình lên tới 25.000.000 VNĐ - 120.000.000 VNĐ/tháng tương đương $1047 USD - $5028 USD/tháng. Con số này cũng sẽ tăng hoặc giảm tùy theo kinh nghiệm làm việc tương ứng của từng người.

Trung bình $82,562/năm khi sở hữu chứng chỉ CPA Úc và làm việc tại Úc. 

 

Tại Việt Nam, kiểm toán viên có CPA Úc có thu nhập từ 1000-2000$/ tháng.

Theo Taxplus, một nhân sự sở hữu chứng chỉ CPA và đảm nhiệm vị trí kế toán, kiểm toán viên sẽ có mức lương 400 - 500 USD/tháng.

Câu hỏi thường gặp khi học chứng chỉ CMA

CMA có được nhà tuyển dụng đánh giá cao không?

Hiện nay, chứng chỉ CMA được đánh giá cao bởi các nhà tuyển dụng khi bạn ứng tuyển vào các vị trí thuộc lĩnh vực kinh doanh tài chính trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngay cả khi bạn không có quá nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế về kế toán quản trị, với khối kiến thức mà chương trình CMA cung cấp, bạn vẫn có thể làm các công việc liên quan đến kế toán, phân tích và quản lý…

CMA cũng được nhiều công ty trong danh sách Fortune 500 coi là một trong những tiêu chuẩn để kiểm tra đạo đức nghề nghiệp cũng như sự chuyên nghiệp của những nhà quản lý tâm huyết trong tương lai. 

Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng thị trường trong tương lai sẽ bị thay thế bởi các trung tâm chia sẻ về tài chính, nhiều nhân viên kế toán quản trị, nhân viên tài chính, cử nhân khối ngành tài chính kế toán sẽ bị mất việc hoặc không có việc làm trong thời gian dài nếu như không tự nâng cấp bản thân. Chính vì vậy, chứng chỉ CMA có thể coi là “bảo chứng vàng” để chứng minh năng lực chuyên môn, thể hiện sự cam kết, gắn bó với nghề.

Không có bằng Đại học, Cao đẳng có học được CMA không?

 

CMA không yêu cầu đầu vào đối với các học viên. Tuy nhiên, để sở hữu chứng chỉ CMA, bạn cần thỏa mãn một trong những yêu cầu giáo dục sau đây và kèm bản xác nhận trình độ học vấn gửi tới ICMA trong vòng bảy năm kể từ khi hoàn thành kỳ thi CMA.

  • Bằng cử nhân của một trường cao đẳng hoặc đại học uy tín: 

  • Kiểm tra danh sách các trường quốc tế và Hoa Kỳ được công nhận tại: http://univ.cc/world.php

  • Trường hợp bằng cấp của những trường không được công nhận thì phải được đánh giá

bởi một đơn vị độc lập. Danh sách các cơ quan này có thể được tìm thấy tại www.aiceeval.org hoặc www.naces.org/members.php

  • Nếu bạn không thể tìm thấy trường cao đẳng hoặc đại học của mình trong danh sách được công nhận, vui lòng liên hệ với IMA qua ima@imanet.org

  • Xác thực: Tất cả bảng điểm phải được gửi trực tiếp từ trường cao đẳng hoặc đại học

của bạn đến địa chỉ được cung cấp dưới đây. Nếu bạn không thể gửi bảng điểm của mình thì bạn có thể gửi cho IMA một bản sao có công chứng qua địa chỉ email ima@imanet.org

* Địa chỉ gửi bảng điểm/ thư:

ICMA

Member # _______

10 Paragon Drive

Suite 1

Montvale, NJ 07645

Chứng chỉ chuyên môn

  • Bạn có thể tìm thấy danh sách các chứng chỉ đã được phê duyệt tại đây;

  • Xác thực: Thư chính thức từ một tổ chức chứng nhận uy tín xác nhận bạn là một thành viên đủ điều kiện nên được gửi trực tiếp từ tổ chức chứng nhận đến địa chỉ bên dưới;

  • Tất cả các xác thực bằng cấp, chứng chỉ cần phải được nộp bằng tiếng Anh và bao gồm mã số thành viên IMA của bạn.

*Lưu ý: Các loại tài liệu sẽ được tiêu huỷ trong sáu tháng sau khi hồ sơ CMA của bạn được cập nhật.

Thứ tự môn thi CMA?

Nội dung thi CMA là sự tổng hợp kiến thức giữa các môn học nên không có thứ tự nào cụ thể cho việc thi các môn hay có thể hiểu một cách khác, đề thi CMA là đề thi tổng hợp kiến thức. Bạn có thể linh hoạt lựa chọn học thi Part 1 hay Part 2 trước đều được. Tuy nhiên để đạt được kết quả thi cao nhất, IMA khuyến khích bạn nên lựa chọn học CMA theo lộ trình thứ tự từ Part 1 (Kiến thức nền tảng) đến Part 2 (Kiến thức nâng cao). 

 

 

Có thể hoàn lại phí thi CMA được không?

 

Phí đầu vào CMA không được hoàn lại.

Lệ phí thi sẽ được hoàn lại trong vòng 30 ngày kể từ ngày bạn đăng ký thi và không có lịch thi nào được đặt với trung tâm đăng ký thi. Một khoản phí hồ sơ sẽ bị trừ vào số tiền hoàn trả.

Những lưu ý khi tham gia kỳ thi CMA?

 

Khi tham gia vào kỳ thi CMA, bạn cần lưu ý một số điều như sau: 

- Nếu bạn đang là sinh viên đại học và dự định đăng ký thi CMA, bạn có thể tham gia với tư cách là thành viên ngay từ bây giờ. Vì tất cả các khoản phí sẽ được tính với tư cách là hội viên sinh viên đại học nên các loại lệ phí cần đóng sẽ tiết kiệm được khá nhiều; 

- Bạn cần đăng ký ít nhất 1 part trong vòng 1 năm, nếu không phí cấp chứng chỉ sẽ hết hạn và sẽ cần phải thanh toán lại; 

- Sau khi vượt qua môn học đầu tiên, bạn cần hoàn thiện các môn học khác trong vòng 3 năm. Nếu không, môn học đã hoàn thành sẽ bị vô hiệu, không được công nhận. Đồng thời, bạn sẽ phải nộp lệ phí xin chứng chỉ và lệ phí thi. 

- Học viên phải đăng ký thi và nhận chứng chỉ khi vẫn còn là hội viên của CMA. 

- Ngày thi: Đến Trung tâm Kiểm tra Prometric 30 phút trước giờ hẹn. Nếu bạn đến trễ hơn 15 phút so với lịch thi, bạn sẽ không được tham gia thi vào thời điểm đó và phải đăng ký thi lại với toàn bộ chi phí.

  • Bạn sẽ được yêu cầu ký vào Sổ theo dõi của Prometric và cung cấp dấu vân tay.

  • Mang theo các loại giấy tờ tùy thân hợp lệ.

  • Mang theo máy tính đã được cho phép.

Bạn sẽ trải qua bước quét an ninh trước mỗi lần vào phòng thi để đảm bảo bạn không có bất kỳ thiết bị điện tử bị cấm nào bên người. Nếu bạn từ chối bước này, người quản lý trung tâm kiểm tra sẽ gửi báo cáo cho Prometric và ICMA. 

- Yêu cầu nhận dạng: Trước khi vào Trung tâm Kiểm tra Prometric, bạn phải xuất trình các giấy tờ liên quan chứng minh danh tính của bản thân. Tên trên ID phải trùng với tên trên thư cho phép của bạn. Sau đây là các giấy tờ tuỳ thân hợp lệ duy nhất được chấp nhận:

1. Hộ chiếu do chính phủ cấp hợp lệ, có chữ ký, chưa hết hạn;

2. Hai loại giấy tờ tùy thân bản gốc chưa hết hạn, trong đó một mẫu có ảnh và trên cả hai loại giấy tờ này đều phải có chữ ký của bạn. Các loại giấy tờ tùy thân được chấp nhận bao gồm bằng lái xe, thẻ quân nhân, thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ ngân hàng có ảnh và chữ ký, thẻ ghi nợ ngân hàng có chữ ký hoặc ID công ty.

3. Thẻ căn cước quốc gia do chính phủ cấp có kèm ảnh (có hoặc không có chữ ký) và một loại giấy tờ tùy thân hợp lệ khác được chấp nhận có chữ ký như được nêu ở điều 2 bên trên.

*Lưu ý: Bạn sẽ không được phép vào phòng thi nếu không có giấy tờ tùy thân phù hợp. Nếu bạn không được cấp quyền truy cập vào bài thi, bạn sẽ phải đăng ký lại bài thi và thanh toán toàn bộ lệ phí. Nếu không cung cấp được tất cả các loại giấy tờ tùy thân như đã liệt kê ở trên, bạn sẽ không thể tham dự kỳ thi.

- Quy định đối với máy tính được mang vào phòng thi

  • Máy tính điện tử nhỏ chạy bằng pin hoặc năng lượng mặt trời gồm tối đa sáu chức năng (cộng, trừ, nhân, chia, căn bậc hai và tỷ lệ phần trăm) được cho phép sử dụng trong phòng thi;

  • Máy tính không được lập trình và không được sử dụng bất kỳ loại băng nào; 

  • Thí sinh cũng có thể sử dụng máy tính BA II Plus, HP 10bII+, HP 12c hoặc HP 12c Platinum của Texas Instruments khi làm bài thi; 

  • Thí sinh sẽ không được phép sử dụng máy tính không tuân thủ các quy định này.

Triển vọng nghề nghiệp khi học CMA là gì?

 

Hoàn thành chương trình học CMA, người học sẽ có được các kỹ năng cần thiết về Tài chính doanh nghiệp và kế toán quản trị.Sở hữu chứng chỉ CMA, đồng nghĩa với việc bạn đang nắm giữ rất nhiều cơ hội, danh hiệu hàng đầu trong lĩnh vực kế toán quản trị thế giới. 

Chứng chỉ CMA được đánh già là một bước đệm vững chắc dành cho những cá nhân muốn theo đuổi để phát triển nghề nghiệp và trở thành CFO, CEO, chuyên gia về kế toán quản trị, kế toán trưởng…

Sở hữu chứng chỉ CMA. người học có thể làm việc ở các lĩnh vực như:

- Quản lý rủi ro tài chính;

- Nhà phân tích và lập kế hoạch tài chính;

- Liên doanh vốn;

- Kiểm toán viên nội bộ;

- Kế toán quản trị và quản lý chi phí. 

Các vị trí công việc có thể đảm nhiệm: Controller, Finance Manager, Finance Analyst, Management Accountant… 

Những người sở hữu chứng chỉ CMA trên toàn cầu năm giữ nhiều vị trí, chức vụ cao cấp tại các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp FDI…: 

- Giám đốc tài chính; 

- Giám đốc điều hành; 

- Chuyên viên tư vấn tài chính; 

Các chứng chỉ được ICMA phê duyệt cho mục Yêu cầu giáo dục

Australia
Chartered Accountant (CA), Institute of Chartered Accountants in Australia;
Certified Practicing Accountant (CPA), Australian Society of Certified Practicing Accountants;


Bangladesh
Associate (ACMA), Institute of Cost and Management Accountants of Bangladesh;
Fellow (FCMA), Institute of Cost and Management Accountants of Bangladesh;


Canada
Chartered Professional Accountant (CPA), Canadian Institute of Chartered Accountants;


France
DCG, le diplôme de comptabilité et de gestion (Diploma of Accounting and Management);


Germany
Geprüfter Bilanzbuchhalter / Geprüfte Bilanzbuchhalterin;


India
Associate or Fellow, Institute of Cost Accountants of India;
Chartered Accountant (CA), Institute of Chartered Accountants of India, Intermediate, and Final levels;
Institute of Company Secretaries of India, Executive and Professional levels;


Ireland
Chartered Accountant (CA), The Institute of Chartered Accountants of Ireland;


Japan
Certified Public Accountant (CPA), The Japanese Institute of Certified Public Accountants;
Certified Public Tax Accountant, The Japan Federation of Certified Public Tax Accountant Association;
Securities Analyst, Chartered Member of the Securities Analysts Association of Japan;


Kenya
Certified Public Accountant (CPA), Institute of Certified Public Accountants of Kenya (ICPAK);


Pakistan
Associate or Fellow, Institute of Chartered Accountants of Pakistan;
Associate or Fellow (ACMA or FCMA), Institute of Cost and Management Accountants of Pakistan;


People’s Republic of China
Certified Public Accountant (CPA), The Chinese Institute of Certified Public Accountants;
Qualified Accountant (QA) or Senior Qualified Accountant (SQA), The National Accountant Assessment &
Certification Center (Semi-Senior and Senior levels only);


Saudi Arabia
Fellowship, Saudi Organization for Certified Public AccountantsScotland;
Chartered Accountant (CA), The Institute of Chartered Accountants of Scotland;


Sri Lanka
Associate or Fellow (ACMA or FCMA), CMA Sri Lanka;


Switzerland
Diplomierte Expertin/ Experte in Rechnungslegung und Controlling;


Taiwan
Certified Public Accountant (CPA), The Securities and Futures Bureau of Financial Supervisory Commission;


United Kingdom
Associate or Fellow (ACCA or FCCA), Association of Chartered Certified Accountants;
Chartered Accountant (CA), Institute of Chartered Accountants of England and Wales;
Chartered Member, Chartered Institute of Management Accountants;
Chartered Public Finance Accountant (CPFA), Chartered Institute of Public Finance and Accountancy;
The Association of Accounting Technicians (AAT);


United States
Chartered Financial Analyst (CFA), CFA Institute;
Certified Internal Auditor (CIA), Institute of Internal Auditors;
Certified Fraud Examiner (CFE), Association of Certified Fraud Examiners;
Certified Treasury Professional (CTP), Association of Financial Professionals.

*Lưu ý: Các chứng chỉ này không yêu cầu bằng Cử nhân hoặc có các lộ trình thay thế để đáp ứng yêu cầu giáo dục.
 

Học CMA mất bao lâu?

 

Chương trình đào tạo CMA tập trung chuyên sâu vào các kiến thức, kỹ năng thiết yếu trong công tác quản lý thiết yếu trong công tác kế toán quản trị và quản trị tài chính doanh nghiệp. 

Chương trình học CMA bao gồm 2 phần học bao gồm 12 môn học chính. Thời gian hoàn thành chương trình học CMA ngắn hơn so với các chương trình học ACCA, CFA, người học chỉ cần 12 - 18 tháng là có thể hoàn thành chương trình học CMA của IMA.

Thời điểm thích hợp để học CMA?

Trên thị trường lao động với tỷ lệ ngành Kế toán đang cạnh tranh gay gắt, nếu chỉ sở hữu tấm bằng cao đẳng, đại học sẽ không mang lại quá nhiều lợi thế khi tham gia vào quá trình tuyển dụng. Chính vì vậy việc lựa chọn theo đuổi chương trình, bằng cấp quốc tế là hướng đi được rất nhiều người lựa chọn để làm nổi bật CV của bản thân khi tham gia ứng tuyển vào các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp FDI…

Với chương trình đào tạo chuyên sâu cung cấp các kiến thức về kế toán quản trị, quản trị doanh nghiệp mang tính ứng dụng thực tế cao qua từng môn học, CMA luôn được coi là lựa chọn hàng đầu cho những ai có định hướng đi theo ngành kế toán quản trị, quản trị doanh nghiệp.

Tham gia chương trình đào tạo CMA, bạn có thể bắt đầu học CMA từ năm 16 tuổi. Theo học CMA càng sớm, bạn sẽ càng có nhiều lợi thế về thời gian khi có thể tìm hiểu, nghiên cứu cũng như đào sâu kiến thức để áp dụng vào thực tế công việc. Đồng thời, sở hữu chứng chỉ CMA cũng sẽ là tiền đề vững chắc giúp bạn trở thành ứng cử viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng hoặc thăng tiến trong sự nghiệp. 

Tuy nhiên, để chắc chắn với định hướng nghề nghiệp theo ngành Kế toán quản trị, quản trị doanh nghiệp và để thỏa mãn các yêu cầu nhận chứng chỉ, thời điểm thích hợp để bạn tham gia học CMA là sau khi tốt nghiệp đại học và đã đi làm được khoảng từ 3 - 5 năm

Điều kiện trình độ tiếng Anh để học CMA?

Là một chứng chỉ quốc tế được cấp bởi Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ nên chương trình học CMA sẽ hoàn toàn học và thi bằng tiếng Anh. Nếu bạn lo ngại về trình độ tiếng Anh của mình chưa thể chinh phục được nội dung chương trình học thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì tiếng Anh của chương trình đào tạo CMA khá đơn giản. 

Chương trình CMA được thiết kế để giảng dạy và thực hành trên 150 quốc gia trên toàn thế giới nên tiếng Anh được sử dụng có ngữ pháp đơn giản và dễ hiểu nhằm tiếp cận dễ dàng hơn với người học ở các quốc gia khác nhau. Chỉ cần có trình độ tiếng Anh khá là bạn có thể theo học được chương trình CMA. 

Được miễn tối đa bao nhiêu môn CMA?

 

Khác với các chứng chỉ quốc tế khác như ACCA, CPA,..học viên theo đuổi CMA sẽ không được miễn môn học hay thi nào. Bởi hệ thống các câu hỏi trong đề thi là sự tổng hợp kiến thức, nội dung trong các học phần ở cả 2 part.

Tài liệu CMA

Tài liệu do SAPP Academy nghiên cứu và phát hành

Các tài liệu hỗ trợ chương trình học và thi CMA được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ Study Experience giàu kinh nghiệm của SAPP Academy, bao gồm: 

  • Bộ từ điển 600 từ vựng và thuật ngữ Kế toán quản trị

  • Ngân hàng 300+ câu hỏi

  • Mindmap tổng hợp kiến thức

  • Bộ 200 công thức luyện thi kế toán quản trị CMA

  • Tóm tắt kiến thức bằng tiếng Việt

Tài liệu chính thống

Các tài liệu chính thống như review courses, self-study programs…được cung cấp bởi các 7 nhà xuất bản(*) do ICMA ủy quyền. Các tài liệu sẽ hỗ trợ các học viên trong quá trình học và thi lấy chứng chỉ CMA. Để biết thêm các thông tin chi tiết về từng tài liệu chuyên ngành, bạn có thể liên hệ với các nhà xuất bản. 

Danh sách các nhà xuất bản được ICMA ủy quyền:

Truy vấn kết quả CMA

- Thời gian công bố kết quả CMA: Kết quả bài kiểm tra Tiếng Anh sẽ được công bố sau khoảng 14 ngày sau khi kết thúc tháng kiểm tra. 

- Hình thức nhận điểm thi: Bộ phận Chứng nhận kỳ thi IMA sẽ gửi điểm thi qua email cho bạn. Sau khi kết quả được công bố, bạn cũng có thể đăng nhập vào trung tâm hỗ trợ giải đáp để hỏi theo hình thức chat và trả lời qua tin nhắn chứ không phải qua hình thức gọi điện.

Tiêu chí chấm điểm CMA

 

Tổng điểm của bài thi CMA là 500 điểm và điểm thi đỗ là từ 360 điểm trở lên. Các câu hỏi trắc nghiệm chiếm 75% số điểm và các câu hỏi trả lời ngắn, phân tích tình huống chiếm 25%. 

Các câu hỏi trắc nghiệm của kỳ thi CMA áp dụng các quy tắc tính điểm của hệ thống chấm điểm tiêu chuẩn. Mỗi câu hỏi có điểm số khác nhau tùy theo độ khó của các câu hỏi trong đề thi. Tóm lại, bạn cần đạt được tối thiểu 72% tương đương 360 điểm mới đảm điểm để vượt qua kỳ thi. 

Tài khoản CMA

Các bước mở tài khoản CMA

Khi tham gia chương trình đào tạo CMA, bạn cần mở 1 một tài khoản hội viên để theo học và đây cũng chính là tài khoản thi của bạn. Các bước để mở tài khoản CMA, bao gồm: 

  • Bước 1: Đăng nhập vào trang web www.imanet.org;

  • Bước 2: Click vào Sing-in, chọn New Users, sau đó chọn Register Now;

 

  • Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin cá nhân vào phần (*) bắt buộc;

  • Bước 4: Nhấn vào nút "Đăng ký" ở dưới cùng để hoàn tất đăng ký tài khoản;

  • Bước 5: Kích hoạt mã số thành viên để chính thức trở thành thành viên IMA. Sau đó, quay lại giao diện đăng nhập lần nữa, nhập tên người dùng và mật khẩu để đăng nhập và nhấp vào "myIMA" ở góc trên bên phải để vào giao diện thông tin cá nhân;

  • Bước 6: Nhấn vào "Chỉnh sửa hồ sơ” để có thể sửa đổi thông tin cá nhân của mình: điện thoại di động, địa chỉ email đã đăng ký, địa chỉ gửi thư hoặc thêm thông tin liên hệ mới. Bạn cũng có thể xem trạng thái thành viên và chứng chỉ của mình;

  • Bước 7: Thanh toán phí thành viên;

  • Bước 8: Chọn hạng thành viên phù hợp với bạn và nhấp vào nút "Tham gia";

  • Bước 9: Hoàn thành bản cam kết về đạo đức nghề nghiệp và không có tiền án, tiền sự;

  • Bước 10: Vào giỏ hàng để xác nhận nội dung của các chi phí cần thanh toán và chuẩn bị thanh toán;

  • Bước 11: Vào giao diện thanh toán;

  • Bước 12: Sau khi hoàn thành bước này, bạn đã chính thức trở thành thành viên của IMA;

  • Bước 13: Đóng phí dự thi và chính thức tham gia chương trình cấp chứng chỉ CMA. Nhấn vào "Lưu trữ" ở trên cùng;

  • Bước 14: Nhấn để nhập "Tham gia chương trình CMA", chọn "Phí đầu vào CMA" để kiểm tra tiếng Anh và thêm vào giỏ hàng;

  • Bước 15: Vào giỏ hàng;

 

  • Bước 16: Nhấn vào hình tam giác màu đỏ (!), chuyển sang màu xanh (√) sau khi làm theo các bước, nhấn vào "thanh toán" để thanh toán; 

  • Bước 17: Thanh toán phí truy cập đã hoàn tất. Đăng ký thi. Nhấp vào "Lưu trữ", chọn "Chứng nhận" trong "Mua" và nhấp vào "Đăng ký thi";

  • Bước 18: Chọn một cửa sổ kiểm tra, thêm cửa sổ đó vào giỏ hàng và nhập giỏ hàng để thanh toán;

  • Bước 19: Nhấp vào "thanh toán" để vào trang thanh toán, sau đó thực hiện thanh toán. Phương thức hoạt động giống như thanh toán phí thành viên và phí đăng ký dự thi;

  • Bước 20: Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn đã đăng ký dự thi thành công. Hãy chú ý để nhận thư ủy quyền kiểm tra (Thư ủy quyền) được gửi đến hộp thư đã đăng ký của bạn. 

 

logo logo

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887

Ngày cấp: 26/07/2016.

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

0889 66 22 76 support@sapp.edu.vn Liên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
DMCA.com Protection Status
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.
© 2021 Sapp.edu.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by
FAGO AGENCY