ACCA20/06/2024

#Hướng Dẫn Hạch Toán Chi Phí Tự Xây Dựng Nhà Xưởng Theo TT200

Việc đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp có thể tự thực hiện hoặc giao thầu cho một đơn vị khác. Với trường hợp doanh nghiệp tự xây dựng thì cách hạch toán chi phí tự xây dựng nhà xưởng như thế nào? thông qua tài khoản gì theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Thực tiễn, các doanh nghiệp thường phát sinh các dự án đầu tư xây dựng cơ bản như: Mua sắm TSCĐ, sửa chữa lớn TSCĐ, xây dựng các công trình hay sửa chữa, cải tạo… Vậy những nội dung liên quan đến XDCB là gì và cụ thể hơn là cách hạch toán chi phí tự xây dựng nhà xưởng ra sao? SAPP Academy xin giải đáp những thắc mắc trên qua nội dung bài viết dưới đây.

hạch toán chi phí tự xây dựng nhà xưởng

1. Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản hạch toán kế toán xây dựng

  • Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, tài khoản 214 dùng để hạch toán kế toán xây dựng cơ bản dở dang.

  • TK 214 – xây dựng cơ bản dở dang là tài khoản phản ánh chi phí thực hiện và tình hình quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong doanh nghiệp có phát sinh việc mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ và đầu tư XDCB.

  • Kết cấu tài khoản 214

Bên Nợ

Bên Có

  • Chí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định hữu hình và vô hình;

  • Chi phí cải tạo, nâng cấp TSCĐ và các chi phí phát sinh sau khi ghi nhận TSCĐ ban đầu;

  • Chi phí mua sắm bất động sản đầu tư có giai đoạn đầu tư xây dựng và chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu bất động sản đầu tư;

  • Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản bất động sản đầu tư.

  • Giá trị đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng;

  • Giá trị sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành và được kết chuyển khi quyết toán;

  • Giá trị bất động sản đầu tư có giai đoạn đầu tư xây dựng đã hoàn thành;

  • Kết chuyển giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản chi phí loại bỏ khác khi quyết toán được duyệt;

  • Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu bất động sản đầu tư và TSCĐ được kết chuyển

  • Số dư bên Nợ TK 214 bao gồm:

  • Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và đầu tư xây dựng còn dở dang;

  • Giá trị sửa chữa lớn TSCĐ hoặc đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thiện nhưng chưa được bàn giao để đưa vào sử dụng hoặc chưa quyết toán;

  • Giá trị bất động sản đầu tư có giai đoạn đầu tư xây dựng còn dở dang

2. Lưu ý khi đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức tự làm

  • Phương thức tự làm chỉ áp dụng với chủ đầu tư có đủ điều kiện và năng lực khi thực hiện dự án và từng công việc cụ thể, cấp công trình của dự án đó.

  • Các chi phí liên quan khi doanh nghiệp sử dụng lao động, máy móc của mình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản sẽ được theo dõi và hạch toán qua tài khoản 2412 – xây dựng cơ bản. Tài khoản 241 cần theo dõi chi tiết đến từng dự án, từng hạng mục và hạch toán 

  • Tất cả các chi phí liên quan đến việc thực hiện các dự án đầu tư cần được chi tiết theo từng nội dung chi phí như: chi phí khảo sát, thiết kế, chi phí xây dựng, thiết bị, nhân công, tư vấn đầu tư, quản lý dự án, bồi thường… và tập hợp vào TK 2412.

  • Kế toán xây dựng cơ bản theo thông tư 200/2014/TT-BTC sẽ theo dõi và hạch toán trong một hệ thống sổ sách.

3. Hướng dẫn cách hạch toán chi phí tự xây dựng nhà xưởng

  • Trường hợp đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng hóa chịu thuế theo phương pháp khấu trừ sử dụng công trình xây dựng hoàn thành, khi phát sinh chi phí, ghi:

Nợ TK 2412: Giá trị XDCB dở dang chưa bao gồm thuế GTGT

Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 152, 334

  • Trường hợp đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng hóa chịu thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc thuộc đối tượng không chịu thuế sử dụng công trình xây dựng hoàn thành, khi phát sinh chi phí, ghi:

Nợ TK 2412: Giá trị XDCB dở dang đã bao gồm thuế GTGT

Có TK 111, 112, 152, 334

Nợ TK 211, 213: Giá trị TSCĐ

Có TK 152, 153

Có TK 2412: Xây dựng cơ bản dở dang (theo giá đã được quyết toán hoặc giá tạm tính)

  • Sau khi quyết toán, kế toán cần điều chỉnh lại giá tạm tính, ghi:

Nợ TK 211, 213: Giá trị TSCĐ

Nợ TK 152, 153

Nợ TK 138: Phải thu khác

Có TK 2412: Chênh lệch khi giá quyết toán lớn hơn giá tạm tính

Nếu giá tạm tính lớn hơn giá được duyệt thì kế toán ghi ngược lại bút toán trên.

  • Trường hợp công trình đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng thì kế toán phải mở sổ chi tiết tài khoản 241 để theo dõi riêng.

  • Mua bất động sản về và đầu tư thêm, ghi:

Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331

  • Khi phát sinh các chi phí đầu tư xây dựng, ghi:

Nợ 241: Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có 111, 112, 152, 153…

  • Bất động sản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, ghi

Nợ các TK 217, 156: Bất động sản đầu tư, hàng hóa…

Có TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang

  • Một số trường hợp được ghi tăng nguyên giá bất động sản đầu tư như: chi phí cải tạo, nâng cấp giúp cho bất động sản đầu tư chắc chắn tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức đánh giá ban đầu hoặc nghĩa vụ của doanh nghiệp cần những chi phí đó để đưa bất động sản đầu tư vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 241: XDCB dở dang

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 152, 153…

Khi bàn giao ghi tăng nguyên giá bất động sản đầu tư:

Nợ TK 217: bất động sản đầu tư

Có TK 241: XDCB dở dang.

Căn cứ vào mục đích đầu tư cũng như nguồn vốn đầu tư để hạch toán chuyển nguồn.

  • Trường hợp tài sản cố định dùng sản xuất kinh doanh sử dụng nguồn vốn ngân sách về đầu tư xây dựng cơ bản hoặc quỹ đầu tư phát triển, khi quyết toán vốn đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cho phép tăng thêm nguồn vốn kinh doanh, ghi:

Nợ TK 441, TK 414: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc quỹ đầu tư phát triển

Có TK 411: Nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu

  • Trường hợp tài sản cố định được hình thành bằng quỹ phúc lợi, chủ đầu tư duyệt quyết toán thì kế toán tiến hành ghi:

Nợ TK 3532: Quỹ phúc lợi

Có TK 3533: Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ

Như vậy nội dung bài viết, SAPP Academy đã chia sẻ những kiến thức về cách hạch toán chi phí tự xây dựng nhà xưởng một cách chi tiết nhất. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với các bạn kế toán và nếu còn thắc mắc liên quan đến lĩnh vực kế toán, liên hệ với SAPP để được giải đáp nhé!

Liên hệ với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#1 Giới Thiệu Về Môn Học ACCA FM online Tại SAPP Academy

Với hình thức học online tiện lợi và linh hoạt, Sapp Academy là địa chỉ...

Tổng Hợp Các Nguồn Học Tiếng Anh Chuyên Ngành – Phần 2

Trong phần 2 này, SAPP tiếp tục tổng hợp 6 nguồn học tiếng Anh chuyên...

F1 ACCA Là Gì? Tìm Hiểu Về Môn F1 ACCA Kế Toán Doanh Nghiệp

ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) là tên viết tắt của Hiệp hội kế toán...

Bình Thường Mới – Đỉnh Cao Mới Với Tỷ Lệ Đỗ Kỳ ACCA Tháng 9/2021 Vượt Trội So Với Toàn Cầu!

Sau những tháng ngày cùng nhau vượt qua ảnh hưởng của dịch bệnh và lệnh...

Tài Liệu Học F9 ACCA

F9 – Financial Management – là môn học về Quản trị tài chính. Đây là...

Học F2 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Cost Classification

Chi phí là một trong những yếu tố mang tính chất cốt lõi của kế...

Giải Quyết 5 Lỗi Excel Thường Gặp Trong Kiểm Toán

Đối với các bạn mới bước vào nghề kiểm toán, Excel thường là nỗi ám...

Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Chi Phí Tài Chính Và Doanh Thu Tài Chính

Trên thực tế, khi kiểm soát báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, phần...