03/08/2024

Bật Mí Bí Quyết Đạt 78/100 Điểm Môn PM/F5 Từ Thủ Khoa Chuyên Ngành Quản trị Kinh doanh

Bạn Lê Xuân Hương – Thủ khoa chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học FPT, Former Associate Financial Audit tại PwC cho rằng background trái ngành không phải là rào cản để Hương học và thi ACCA. Trái lại, đây lại là bước đệm hoàn hảo để bạn hiểu sâu hơn về hai từ “Quản trị” trong môn PM/F5 (Quản trị hiệu quả hoạt động doanh nghiệp). Từ đó, Xuân Hương đã xuất sắc đạt 78/100 điểm môn PM/F5 trong kỳ thi ACCA tháng 6/2024 vừa qua. 

Vì sao bạn lại quyết định học ACCA? 

Theo mình, việc sở hữu chứng chỉ quốc tế đang ngày càng trở thành một tiêu chuẩn nghề nghiệp đầu vào cho thị trường lao động. Nếu không có các bằng cấp quốc tế, rất có thể mình sẽ bị thụt lùi, thậm chí còn khó có công việc như ý, chứ chưa nói gì đến quá trình thăng tiến sau này. Tuy nhiên, khi mình bắt đầu nhận ra điều này thì mình đã học đến năm hai rồi, không còn kịp để thay đổi trường đại học hay tham gia các chương trình liên kết quốc tế nữa. Do đó, mình phải tìm thêm một chứng chỉ quốc tế khác để bổ trợ. 

Trong quá trình tìm hiểu, mình thấy tính chuyển đổi của ACCA rất cao, “1 mũi tên trúng nhiều đích” khi học một mà được chuyển đổi được sang nhiều loại bằng cấp khác. Không chỉ vậy, sở hữu chứng chỉ ACCA còn mở ra cơ hội giúp mình đạt được vị trí công việc và mức lương đáng mơ ước. Từ đó mình nhận ra rằng việc học chứng chỉ này thực sự phù hợp với bản thân.

Bạn có gặp khó khăn gì khi học PM/F5 với background Quản trị Kinh doanh không? 

Có thể nói, background Quản trị Kinh doanh chính là bước đệm vững chắc để mình học và hiểu sâu hơn về hai từ “Quản trị” trong môn PM/F5 (Quản trị hiệu quả hoạt động doanh nghiệp). Đối với mình, trái ngành không phải là rào cản. Thậm chí nó còn bổ trợ rất tốt cho sự nghiệp theo đuổi ngành Kế – Kiểm – Tài chính của mình. Qua đó, mình thấy rằng môn PM/F5 không còn quá khó.

Để đạt số điểm xuất sắc là 78/100 môn PM/F5, Hương có thể chia sẻ bí quyết ôn thi của mình được không? 

Mình bắt đầu tổng ôn trong hơn 3 tháng trước khi thi. Có thể nói mình không gặp quá nhiều khó khăn khi ôn tập vì bản thân cũng là người có tính tự giác cao. Không chỉ vậy, trong giai đoạn học mình cũng đã rất tập trung, vậy nên lúc ôn thì chỉ cần xem lại các kiến thức đã quên, luyện tập các dạng bài khác nhau. Lời khuyên của mình là ngay trong giai đoạn học, nếu tập trung tuyệt đối vào bài giảng thì đến giai đoạn ôn tập, bạn sẽ “dễ thở” hơn nhiều, cũng như tránh được áp lực trước kỳ thi đang gần kề. 

Đặc biệt, một yếu tố quan trọng giúp mình đạt được kết quả cao như vậy là tham gia vào lớp học ACCA Online do anh Nguyễn Đức Thái giảng dạy. Mình cảm thấy anh Thái giảng rất hay và anh có nghiệp vụ sư phạm cũng như chuyên môn vững chắc. Điều mình thấy ngưỡng mộ ở anh Thái chính là ở cách anh hướng dẫn học viên lối tư duy để hiểu sâu gốc rễ với mỗi bài học. Nhờ vậy, dù mình có quên kiến thức chi tiết thì cũng dễ ôn lại và ôn rất nhanh.  

Về phương pháp ôn tập, mình ưu tiên ôn phần trắc nghiệm trước rồi mới ôn phần tự luận. Lý do là bởi phần trắc nghiệm dễ “ăn điểm” hơn, giúp mình có nền tảng vững chắc trước khi bước vào phần tự luận phức tạp. Khi học ACCA Online của SAPP, mình sử dụng bộ Kit BPP được cập nhật mới nhất do Bộ phận Hỗ trợ học viên của SAPP cung cấp. Ngoài ra, mình còn tham khảo Examiner’s Reports. Tài liệu này rất hữu ích vì ACCA đã tổng hợp những câu trắc nghiệm mà thí sinh thường hay sai trong các kỳ thi cũ.

Xuyên suốt quá trình ôn tập, mình nhận được sự hỗ trợ từ Bộ phận Hỗ trợ học viên, giúp quá trình ôn thi trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Bên cạnh việc được cung cấp Kit BPP phiên bản mới nhất, mình còn được tham gia các lớp revision. Thông qua mock exam, mình có được định hướng ôn tập rõ ràng trong giai đoạn nước rút. SAPP không chỉ cung cấp tài liệu mà còn đốc thúc học tập và lên kế hoạch ôn thi cụ thể, giúp mình giữ vững tinh thần và tập trung vào mục tiêu đạt kết quả tốt trong kỳ thi.

Trong quá trình tham gia thi môn PM/F5, có kỷ niệm nào mà Hương cảm thấy đáng nhớ nhất?

Có lẽ bài học suýt bị “tủ đè” chính là điều mà mình nhớ nhất trong kỳ thi vừa qua. Mình thấy phần tự luận tương đối là khó và mình mong những ai sắp thi ACCA ĐỪNG NÊN HỌC TỦ. 

Ở phần tự luận, có một câu 20 điểm về phân tích chuỗi thời gian (Time series analysis) – một nội dung chưa từng xuất hiện trong kho đề thi tự luận cũ được công bố trong 15 năm trở lại đây. Do không xuất hiện trong đề thi cũ nên mình chủ quan không ôn kỹ, mặc dù nội dung này có trong syllabus và ACCA hoàn toàn có quyền ra đề. Sau khi làm xong, mình xác định rằng tình huống xấu nhất là không được điểm nào ở câu đó.

Không chỉ vậy, một khó khăn nữa mình gặp phải là khi đề bài yêu cầu đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá theo Building Block Model (BBM). Khó khăn không phải do BBM phức tạp, mà do bối cảnh của đề bài. Đề yêu cầu đánh giá hiệu quả hoạt động của một trang web nhà hàng chuyên phục vụ các bữa ăn tại nhà (On-delivery), chứ không phải hiệu quả của nhà hàng. Đây là hai bối cảnh hoàn toàn khác nhau. Bối cảnh này rất phù hợp với xu hướng chuyển đổi nền kinh tế 4.0. Nhưng nếu ai chưa quen, hoặc chưa tiếp xúc với mô hình này sẽ thấy khó khăn trong việc đề xuất bộ chỉ số hoàn chỉnh theo BBM. Đưa ra một hoặc hai chỉ số thì dễ, nhưng để làm đầy đủ và chính xác theo BBM thì rất khó.

Vậy điều gì đã giúp Hương vẫn đạt được điểm cao dù gặp phải những khó khăn đó?

Mình nghĩ mình phải cảm ơn bản thân thật nhiều vì đã ôn phần trắc nghiệm rất kỹ. Bài học rút ra được là: Không được xem nhẹ phần trắc nghiệm. Bởi tuy điểm mỗi câu thì ít nhưng tổng điểm tất cả các câu vẫn chiếm trọng số cao hơn tự luận. Điều này có thể cứu cánh trong những tình huống ngặt nghèo như trên. 

Tất nhiên, khi đi thi, ai cũng nhắm đến mục tiêu làm trắc nghiệm thật nhanh để dành thời gian cho câu tự luận rất dài. Tuy nhiên, chiến lược để đạt mục tiêu này phải hợp lý. Bạn không nên ôn hời hợt và qua loa, dẫn đến thiếu cẩn thận và lựa chọn “bừa” đáp án khi đi thi. Thay vào đó, cần ôn kỹ đến mức luyện cho thời gian làm mỗi câu ngắn nhất có thể, mà vẫn đảm bảo tính chính xác.

Cuối cùng, lời khuyên mà bạn muốn dành cho các bạn chuẩn bị học và thi môn PM/F5 ACCA là gì?

Lời khuyên của mình là bạn phải luôn tâm niệm rằng cần đứng từ góc nhìn quản lý doanh nghiệp thì khi học và ôn mới thấy được tính logic tổng quan. Từ đó sẽ thấy môn học này thú vị và không còn khó nữa. Ví dụ: Bản thân ý nghĩa và tên môn học cũng rất hay: “Performance – Hiệu suất” ám chỉ các chỉ số trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thu nhập toàn diện (SOPL&OCI). Các chỉ số này đạt được thông qua “Management – Quản trị”, bao gồm “Planning”, “Control”, và “Make decision” (Lên kế hoạch, Kiểm soát, và Ra quyết định).

Ngoài ra, bạn cần hiểu rõ nội dung mình đang học, sự kết nối giữa các phần trong môn học, và mối liên quan với các môn học trước đó. Nhờ vậy, bạn sẽ có cho mình cái nhìn tổng quan hơn về chương trình học của từng môn. Điều này không chỉ giúp bạn thấy hứng thú hơn trong quá trình học, mà còn giúp bạn không bị lạc lõng với các kiến thức vụn vặt.

Ví dụ như khi suy xét cách đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp for-profit, ta có thể bắt đầu từ cái tên. Vì doanh nghiệp for-profit lấy lợi nhuận (profit) làm mục tiêu nên quản trị hiệu quả hoạt động của những doanh nghiệp này cũng chính là quản trị lợi nhuận. Trong khi đó, lợi nhuận được tính bằng doanh thu (sales) trừ đi (chi phí). 

Từ đó có thể thấy, quản trị hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp for-profit chủ yếu liên quan đến quản trị doanh thu và quản trị chi phí:

  • Quản trị doanh thu có thể khó hơn vì nó đòi hỏi phải tạo lợi thế cạnh tranh và giáo dục (Educate) khách hàng, chẳng hạn như việc phát triển sản phẩm hoặc marketing.
  • Quản trị chi phí thì dễ hơn và mang tính chủ động hơn. Ví dụ, từ góc độ cá nhân, việc tiết kiệm chi phí bằng cách hạn chế ăn ngoài dễ hơn so với việc xin tăng lương, vốn là việc khó hơn vì đòi hỏi thuyết phục và thương lượng.

Do quản trị chi phí đơn giản hơn, nó sẽ là điểm khởi đầu tốt để tìm hiểu về quản trị hiệu quả hoạt động. Đây cũng là lý do mà bạn sẽ thấy PM/F5 mở đầu bằng việc học nối tiếp các cách phân bổ chi phí (costing) từ môn MA/F2. Vì vậy, hiểu được tính kế thừa sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc hiểu các khái niệm, không chỉ chinh phục chứng chỉ ACCA mà còn biết cách ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.

Nói tóm lại, môn PM/F5 luôn là môn học đòi hỏi tính logic cao, phải đặt mình vào vị trí nhà quản trị để giải quyết tình huống chứ không chỉ dựa vào tính toán con số. Tuy nhiên, khi lựa chọn học tập tại SAPP, học viên không chỉ được dạy về tư duy cốt lõi với từng dạng bài, mà còn được cung cấp chiến lược revision phù hợp trước kỳ thi chính thức. Đây cũng chính là bí quyết tạo nên sự thành công của SAPP khi tỉ lệ pass rate môn PM/F5 ở mỗi kỳ thi ACCA luôn cao, và góp phần vào thành tích ấn tượng của một bạn Prize Winner môn PM/F5 chỉ mới tuổi 17.   

Lời cuối cùng, SAPP xin cảm ơn Xuân Hương vì những chia sẻ cực kỳ hữu ích của mình dành cho những bạn đã và đang tìm hiểu về ACCA, đặc biệt là về môn PM/F5. Chúc Hương sẽ ngày càng gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong sự nghiệp cũng như trên hành trình chinh phục ACCA!

Đọc thêm: 

Học viên tiêu biểu khác