ACCA20/06/2024

Rẽ Hướng Từ Background Trái Ngành, Chàng Sinh Viên Bách Khoa Xuất Sắc Hoàn Thành 7 Môn ACCA Chỉ Trong Vòng 12 Tháng

Chuẩn bị tốt nghiệp ngành Quản lý công nghiệp của trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM, bạn Dương Văn Lâm bỗng tìm thấy niềm đam mê trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính và quyết định rẽ hướng. Từ background trái ngành, bằng sự nỗ lực của bản thân, Lâm đã xuất sắc hoàn thành 7 môn học ACCA chỉ trong vòng 12 tháng để theo đuổi giấc mơ trở thành một Kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán độc lập hàng đầu thế giới.

Vì sao bạn lại lựa chọn học chứng chỉ ACCA?

Chuyên ngành của mình không phải Kế toán – Kiểm toán mà là Quản lý công nghiệp – đây cũng là ngành đào tạo về Kinh tế duy nhất tại trường Đại học Bách Khoa. Trong quá trình học tại trường, mình đã được tiếp xúc với lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán thông qua môn Kế toán Tài chính. Mình cảm thấy môn học này rất thú vị và phù hợp với bản thân nên đã quyết định rẽ hướng sang lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính vào năm 3 đại học.

Thời điểm ấy mình cũng phải đắn đo rất kỹ lưỡng rồi mới đưa ra quyết định. Trong quá trình tìm hiểu, mình được biết ACCA là một chứng chỉ nghề nghiệp uy tín trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính. Mình học ACCA với hy vọng có thể “bắt kịp” được với các bạn học đúng ngành và gia tăng cơ hội của bản thân trong các kỳ thi tuyển. 

Được biết SAPP Academy là đối tác đào tạo chuẩn Vàng đã được ACCA công nhận, với 100% giảng viên là ACCA member, mình đã quyết định theo học ACCA tại SAPP để thực hiện hóa mục tiêu của mình.

Tính đến hiện tại bạn đã hoàn thành được bao nhiêu môn ACCA?

Vì là sinh viên trái ngành nên mình không được xét miễn môn nào mà 100% đều là tự thi. Mình bắt đầu thi môn đầu tiên vào kỳ tháng 3 năm ngoái và hiện đã hoàn thành được 7 môn học từ BT/F1 tới FR/F7. Trong đó có những kỳ mình hoàn thành được 2 môn cùng lúc ví dụ như BT/F1 và LW/F4.

Đối với sinh viên đúng ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài chính thì đây đã là một thành tích vô cùng đáng nể, mà ở đây Lâm còn là một sinh viên trái ngành. Vậy hành trình học ACCA của Lâm diễn ra như thế nào?

Thông thường mình sẽ bắt đầu với quá trình ôn tập kiến thức trước khi làm bài. Mình thường xem lại các video bài giảng của SAPP, sau đó sử dụng phương pháp Active Recall mà các anh chị giảng viên tại SAPP hướng dẫn để ôn tập lý thuyết. Active Recall là việc bạn tự đặt câu hỏi cho bản thân để gợi nhớ, đào sâu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Sau khi học xong lý thuyết mình mới chuyển sang làm bài tập và sẽ bắt đầu với phần trắc nghiệm trước. Làm trắc nghiệm cũng là cách để mình tiếp tục ôn luyện lý thuyết trước khi làm bài tự luận.

Trong số các môn mình đã thi thì FA/F3, FR/F7, TX/F6 là bộ ba môn học mình yêu thích nhất, PM/F5 là môn mình đánh giá là “khó nhằn” nhất.

Trong quá trình học ACCA tại SAPP, mình rất ấn tượng với các anh chị giảng viên và bộ phận hỗ trợ. Các anh chị giảng viên của SAPP đều là ACCA member nên mình rất tin tưởng vào các kiến thức và kinh nghiệm do anh chị truyền đạt. Mình đặc biệt ấn tượng với anh Lưu Khánh Trường – giảng viên môn FR/F7 và FM/F9 của mình. Anh Trường luôn nhiệt tình hỗ trợ học viên, nếu có bất cứ câu hỏi nào, anh sẽ giải đáp ngay lập tức. Ngoài ra, SAPP còn có bộ phận riêng để hỗ trợ các thắc mắc từ phía học viên nên mình rất yên tâm khi học tại SAPP.

Môn TX/F6 được khá nhiều bạn đánh giá là một môn khó, kinh nghiệm học – thi của Lâm trong môn này như thế nào?

Môn TX/F6 chủ yếu về 4 sắc thuế chính: PIT, CIT, VAT, FCT. Trong đó, mình đánh giá CIT là phần khó nhất còn PIT là dễ nhất vì các dạng bài giống nhau và không thay đổi nhiều. Vậy nên các bạn nên tập trung ôn tập phần này để tối ưu điểm số.

  • Về VAT: Theo mình thấy mọi người nên chú tâm vào các doanh thu nào không chịu VAT và doanh thu nào không cần kê khai tính nộp VAT.Thứ hai là điều kiện để khấu trừ VAT đầu vào và không được khấu trừ VAT đầu vào.Những phần này mình thấy khá quan trong trong phần tự luận của môn thuế.
  • Về CIT: Mọi người nên lưu ý về phần non deductible expense và deductible expense trong CIT vì nó luôn xuất hiện trong câu hỏi viết 15 điểm.Hai là, nên chú ý về khoảng thời gian thính thuế CIT.
  • Về FCT: Mọi người cần biết khi nào các khoản thu nhập nào chịu FCT, ai là người chịu trách nhiệm trả thuế FCT nếu là người Việt Nam chịu thì cần gross up để tính thuế FCT.
  • Về PIT: phần này phải lưu ý đặc biết đến thời gian tính thuế PIT vì các examiners thường cho giai đoạn tính thuế là 9 hay 6 tháng. Tiếp theo là các khoản thu nhập nào chịu thuế PIT và không chịu thuế PIT, cuối cùng là ai là người chịu trách nhiệm chi trả PIT công ty hay là cá nhân để có thể tính một cách chính xác.

ACCA hỗ trợ như thế nào cho ngành học chính?

Sau khi học ACCA, mình cảm thấy các môn trên trường dễ hiểu hơn rất nhiều vì ngành học của mình liên quan nhiều tới sản xuất. Ví dụ như môn PM/F5 quản trị hiệu quả hoạt động sẽ giúp mình đưa ra quyết định mua – bán, điểm hòa vốn,… trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Khi học các môn ACCA rồi thì kiến thức trên trường dễ tiếp cận hơn rất nhiều.

Mục tiêu của bạn trong tương lai là gì?

Trong năm nay mình mong muốn hoàn thành nốt 2 môn F còn lại là AA/F8 và FM/F9. Mình muốn hoàn thành hết 13 môn học ACCA, đặc biệt là 9 môn cấp độ ứng dụng để có thể lấy bằng OBU. Sau đó, mình mong muốn ứng tuyển thành công vào các công ty Kiểm toán độc lập trong kỳ Internship. 

Bạn có lời khuyên gì dành cho các sinh viên cũng đang theo đuổi ACCA?

Kinh nghiệm của mình không có gì ngoài chăm chỉ và kiên trì. Vì là sinh viên trái ngành nên mình sẽ cần dành nhiều thời gian hơn để làm quen với các kiến thức cơ bản. Một tuần mình sẽ dành ra 6 ngày để học ACCA, mỗi ngày khoảng 2-3 tiếng. Các bạn nên chia đều thời gian để học, tránh việc dồn tới thời điểm sát thi mới học sẽ rất “cuống”.

Theo đuổi ACCA không phải là hành trình dễ dàng, nhưng mình tin rằng kiên trì và nỗ lực không ngừng sẽ là bí quyết giúp bạn thành công.

Đọc thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

#1 Nên Học ACCA Hay CFA ? Chứng Chỉ ACCA Và CFA Có Gì Khác?

 ACCA và CFA là hai trong số các chương trình cấp chứng chỉ được các...

Giải Quyết 5 Lỗi Excel Thường Gặp Trong Kiểm Toán

Đối với các bạn mới bước vào nghề kiểm toán, Excel thường là nỗi ám...

Học F3 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Thường Gặp Về Chi Phí Trích Trước Và Chi Phí Trả Trước

Theo nguyên tắc phù hợp (Matching concept) thì việc ghi nhận doanh thu và chi...

6 Câu Hỏi Bạn Nên Cân Nhắc Trước Khi Theo Đuổi Chứng Chỉ ACCA

Đối với những bạn sinh viên năm nhất, thậm chí là những bạn bắt đầu...

# Nguyên Tắc Kế Toán Được Chấp Nhận Chung (GAAP) Là Gì?

GAAP là một cụm các tiêu chuẩn kế toán phổ biến, được các doanh nghiệp...

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thi Tuyển I-Glocal Kỳ Fresh 2017

Được thành lập tại Việt Năm năm 2003, I-glocal là 1 công ty có thế...

Kinh Nghiệm Học & Thi F8 ACCA Từ Giảng Viên SAPP

Với vai trò là giảng viên tại SAPP Academy, chị Đồng Thị Thủy đã dành...

#Phương Pháp Chứng Từ Kế Toán Là Gì? Nội Dung, Ý Nghĩa

Phương pháp chứng từ kế toán là gì? Nội dung và ý nghĩa của phương...