Bí Kíp Chinh Phục Đề Thi SBL Từ Học Viên Thành Công Kỳ Thi ACCA Tháng 9/2023
Chị Lê Thị Hiền, học viên SAPP Academy, hiện đang là Quản lý tài chính dự án tại một Tổ chức phi chính phủ. Trong kỳ thi tháng 9/2023, chị Hiền đã xuất sắc hoàn thành môn SBL.
1. Thông Tin Quan Trọng Trong Pre-seen Material
SBL (Strategy Business Leader) hay Lãnh đạo Doanh nghiệp Chiến lược là một môn học bắt buộc thuộc cấp độ Chiến lược chuyên nghiệp (Professional Skills) trong chương trình ACCA.
Từ kỳ thi tháng 9/2023, ACCA đã chính thức công bố những thay đổi trong đề thi môn SBL. Một trong những thay đổi rõ ràng nhất đó là thí sinh sẽ được cung cấp tài liệu Pre-seen 2 tuần trước kỳ thi. Tài liệu này sẽ cung cấp ngữ cảnh quan trọng giúp thí sinh hiểu rõ và áp dụng tốt hơn các thông tin bổ sung sẽ có trong phần Phụ lục của đề thi thật.
Nội dung trong Pre-seen Material kỳ thi tháng 12 là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Cloud Service (điện toán đám mây). Cấu trúc các phần thông tin khá tương đồng với Pre-seen Material kỳ thi tháng 9 vừa qua, bao gồm:
– Giới thiệu về công ty giả định
– Tổng quan ngành
– Các thông tin cụ thể về doanh nghiệp giả định, bao gồm: những thông tin cần lưu ý của doanh nghiệp (background), chủ sở hữu (ownership), tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi (vision – mission – core value), cơ cấu tổ chức (structure),….
– Các thông tin về hiệu quả kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình hoạt động….
Ban đầu, khi thay đổi về Pre-seen Material được công bố, chị Hiền khá hoang mang về mức độ liên quan giữa tài liệu này và đề thi. Thực tế, trong quá trình làm bài, chị chủ yếu sử dụng Tài liệu xem trước để xem một số thông tin chính, chiến lược, định hướng. Chị Hiền cho rằng, thí sinh cần chú ý về loại hình doanh nghiệp, KPI của doanh nghiệp được đề cập đến trong Tài liệu xem trước để hiểu và áp dụng vào mô hình phù hợp. Tuy nhiên, các thông tin yêu cầu trong bài thi nằm chủ yếu trong các exhibit nên thí sinh không nên mất quá nhiều thời gian với Pre-seen.
2. Chiến thuật phân bổ thời gian với sự thay đổi về thời lượng
Một thay đổi khác trong bài thi SBL là tổng thời lượng bài thi giảm 1 giờ (từ 4 giờ 15 phút xuống còn 3 giờ 15 phút) và thay vào đó là cung cấp trước preseen. Vì thế thí sinh cũng cần có sự thay đổi để tối ưu thời gian. Chiến thuật của chị Hiền là tính thời lượng cố định là 180 phút cho 100 điểm, trung bình 1 điểm là 1,8 phút. Như vậy 15 phút còn lại sẽ là thời gian dự trù.
Trong quá trình làm bài, chị Hiền tuân thủ theo đúng mục tiêu về thời gian đã đề ra. Chẳng hạn đối với một câu 10 điểm và có 5 ý thì chị Hiền sẽ có 3,6 phút cho mỗi ý. Hết thời gian dự kiến, chị Hiền sẽ chuyển sang phần tiếp theo. 45 phút cuối giờ là thời gian để bổ sung và hoàn thiện bài. Để làm được điều này, trong quá trình học, chị Hiền thường hỏi giảng viên nên viết bao nhiêu ý đối với mỗi dạng câu hỏi. Thầy Nguyễn Đức Thái – giảng viên khóa SBL luôn nhiệt tình giải đáp và đưa lời khuyên cụ thể cho học viên. Đây là cơ sở để chị lên kế hoạch cụ thể khi nhận được đề thi.
3. Bí kíp chinh phục đề thi SBL
Đề thi SBL không có nội dung nào chiếm tỷ trọng quá nhiều mà sẽ đi xuyên suốt tất cả các chủ đề. Tham khảo từ những người đã có kinh nghiệm thi SBL, chị Hiền tập trung nắm chắc các mô hình và cách ứng dụng nó vào doanh nghiệp cụ thể. Ngoài ra, trong đề thi, các câu hỏi tập trung vào lý thuyết chiếm số lượng rất ít. Thay vào đó, SBL đòi hỏi khả năng ứng dụng, phân tích, đánh giá và ra quyết định ở thí sinh. Vì thế bên cạnh lý thuyết, chị Hiền cho rằng kiến thức thực tế đóng vai trò rất quan trọng.
Làm việc trong tổ chức phi chính phủ, chị Hiền không có nhiều kinh nghiệm về các loại hình doanh nghiệp, mô hình kinh doanh thực tế. Phương pháp giảng dạy tập trung vào ví dụ thực tế của thầy Nguyễn Đức Thái đã giúp chị bù đắp “lỗ hổng” này. Kết hợp với kỹ năng quản lý dự án, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro được tích lũy sau 5 năm kinh nghiệm, chị Hiền đã hoàn thành môn SBL theo đúng kế hoạch của bản thân.
Chị Hiền có lời khuyên dành cho thí sinh môn SBL kỳ tháng 12 sắp tới: “Trong bài thi sẽ luôn có một vài phần cố định như rủi ro, kiểm soát nội bộ, quản lý con người, văn hóa doanh nghiệp… Các bạn nên nắm chắc kiến thức ở những phần này để có ý tưởng ngay khi đọc đề và tối ưu hóa thời gian. Nếu đã có kinh nghiệm thực tế thì các bạn hoàn toàn có thể áp dụng vào bài làm, câu trả lời không có hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai mà phụ thuộc vào phân tích của bạn trong tình huống. Nếu chưa có kinh nghiệm các bạn nên làm thêm nhiều past exam papers để có thêm ý tưởng cho bài làm”.
Với những chia sẻ của chị Hiền, mong rằng bạn sẽ có thêm tự tin và hình dung rõ hơn về bài thi trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Chúc bạn thành công!
Nhận tư vấn về khóa học ACCA tại đây!
Xem thêm:
Bí Quyết “Công Phá” 89/100 Điểm FA/F3 ACCA Từ Chàng Sinh Viên Khoa Kế Toán AOF
Bí Kíp Ôn Tập “Nước Rút” Giúp Cô Sinh Viên AOF Chinh Phục Thành Công FR/F7 ACCA