Học ACCA Chuyển Đổi Sang CPA Việt Nam Như Thế Nào?

Cách để chuyển đổi từ ACCA sang CPA Việt Nam dễ hay khó? Cách chuyển đổi từ chứng chỉ ACCA sang chứng chỉ CPA như thế nào? Hãy cùng SAPP tìm hiểu nhé!

ACCA là một trong những chứng chỉ danh giá, uy tín hiện đang được công nhận trên 179 quốc gia vùng lãnh thổ. Bên cạnh việc mang đến kho kiến thức khổng lồ về ngành Kế - Kiểm - Tài chính - Thuế, chứng chỉ ACCA cũng có thể giúp bạn chuyển đổi sang nhiều chứng chỉ, bằng cấp cử nhân, thạc sĩ quốc tế và trong nước. Vậy học ACCA chuyển đổi sang CPA Việt Nam như thế nào? Hãy cùng SAPP tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

 

 

Chứng chỉ ACCA

Chứng chỉ CPA Việt Nam

 

Chứng chỉ ACCA là chứng chỉ Kế toán quốc tế được cấp bởi Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (The Association of Chartered Certified Accountants, được viết tắt là ACCA). 

Chứng chỉ CPA (Certified Public Accountants) là chứng chỉ Kế toán viên/ Kiểm toán viên công chứng được cấp phép dành cho những người hành nghề kế toán, kiểm toán được công nhận bởi các Hiệp hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế.

Chứng chỉ CPA Việt Nam được cấp bởi Bộ Tài chính.

Độ phổ biến

ACCA được công nhận rộng rãi ở 179 quốc gia lãnh thổ với hơn 227.000 hội viên và hơn 517.000 học viên trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, chứng chỉ ACCA ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người quan tâm theo học để nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên sâu cũng như đạt được những mục tiêu nghề nghiệp trong ngành kế toán, tài chính, kinh doanh…Theo thống kế, hiện nay tại Việt Nam số lượng hội viên ACCA đạt khoảng 1.300 học viên và hơn 7.000 học viên.

Ngoài việc được công nhận tại Việt Nam, CPA Việt Nam còn được công nhận một phần tại Úc (CPA Australia) và công nhận một phần bởi ACCA.

Hiện VACPA có trên 1.400 hội viên trên cả nước là những người có chứng chỉ kiểm toán viên (CPA Việt Nam) và chủ yếu đang hành nghề tại các công ty kiểm toán. Nhân sự theo đuổi chứng chỉ CPA Việt Nam để chứng minh năng lực làm việc và hoàn thành điều kiện bắt buộc để trở thành hội viên của Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Theo Điều 14 Luật kiểm toán độc lập 2011 Việt Nam, chỉ khi sở hữu chứng chỉ CPA, bạn mới có thể trở thành kiểm toán viên và có thể điều hành kiểm toán và ký báo cáo kiểm toán. 

Môn học/ Môn thi

Hệ thống môn học của ACCA bao gồm 15 môn được chia thành 3 cấp độ: 

  • Kiến thức ứng dụng (Applied Knowledge): AB/F1, MA/F2, FA/F3;

  • Kỹ năng ứng dụng (Applied Skills): LW/F4, PM/F5, TX/F6, FR/F7, AA/F8, FM/F9;

  • Chuyên môn chiến lược (Strategic Professional): SBR, SBL, AFM/P4, APM/P5, ATX/P6, AAA/P7.

Hình thức thi: Thi trên máy tính.

Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên thi 7 môn thi sau:

  • Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;

  • Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;

  • Thuế và quản lý thuế nâng cao;

  • Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;

  • Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;

  • Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;

  • Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.

Hình thức thi: Thi viết.

Điều kiện đăng ký tham gia học và thi

Tại Việt Nam, những sinh viên đang theo học đại học hoặc đã tốt nghiệp đại học hoặc người tốt nghiệp cao đẳng đều đủ điều kiện theo học và đăng ký dự thi ACCA. Nếu trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu trên, người muốn theo đuổi ACCA cần tham gia chương trình nền tảng FIA để bổ sung kiến thức nền tảng về kế toán.

Người dự thi chứng chỉ CPA Việt Nam cần có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ở các chuyên ngành khác có học các môn về kế toán, kiểm toán, tài chính, phân tích hoạt động tài chính, thuế và số tiết học các môn này phải chiếm trên 7% tổng số tiết học của cả khóa học. 

Ngoài ra, những người đã có thời gian làm việc thực tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính ít nhất 36 tháng tình từ tháng tốt nghiệp được ghi trên bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi cũng có thể dự thi lấy chứng chỉ CPA Việt Nam. 

Với trường hợp, những người đã có Chứng chỉ hành nghề kế toán muốn dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên CPA thì ngoài các điều kiện trên thì chỉ được dự thi sau đủ 2 năm có Chứng chỉ hành nghề kế toán. 

Thời hạn hoàn thành

Thời hạn khoảng 2 - 3 năm để hoàn thành 13 môn học.

Để hoàn thành các môn học và thi đỗ lấy chứng chỉ CPA Việt Nam, người học thường sẽ mất khoảng 3,5 - 4 năm học.

Cơ hội nghề nghiệp mở rộng khi sở hữu bằng cấp

Có thể “lấn sân” sang làm việc ở nhiều lĩnh vực khác như: thuế, ngân hàng, tài chính, kiểm soát, quản trị rủi ro…chứ không chỉ đơn thuần có mỗi kế toán, kiểm toán như nhiều người vẫn thường nghĩ.

Trên thực tế, đã có rất nhiều ACCA Member trở thành Tổng giám đốc (chiếm 4,12% hội viên), Giám đốc Khối quản trị rủi ro/Giám đốc tài chính (chiếm 31% hội viên), cấp Trưởng phòng (chiếm khoảng 25,6% hội viên), chuyên viên cấp cao ở các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, các ngân hàng …làm việc tại các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI.

Tập trung trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán với vị trí kế toán viên, kiểm toán viên và mở công ty dịch vụ kế toán/ kiểm toán.

Thời hạn danh vị, chứng chỉ

Sau khi hoàn thành 13/15 môn thi ACCA, bài kiểm tra đạo đức nghề nghiệp và có trên 3 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế,...người học sẽ sở hữu danh vị ACCA Member có giá trị vĩnh viễn. 

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

Chính sách miễn thi 

Người học sẽ được được phép miễn tối đa 9 môn ACCA thuộc 2 cấp độ Kiến thức ứng dụng (Applied Knowledge) và Kỹ năng ứng dụng (Applied Skills). Còn các môn ACCA ở cấp độ Chiến lược chuyên nghiệp (Strategic Professional) hoàn toàn không được miễn để đảm bảo danh tiếng và chất lượng của chứng chỉ uy tín, danh giá này.

Để tra cứu số môn thi ACCA được miễn, người học có thể truy cập vào Exemptions Calculator của ACCA hoặc liên hệ với SAPP Academy để biết số môn cụ thể mà mình được miễn. 

Miễn thi 07 môn với những người sở hữu chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài của tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận như: ACCA, CPA Úc, ICAEW. Những người này chỉ cần trải qua 01 kỳ thi sát hạch chuyển đổi gồm ít nhất 5 phần trong tối đa 180 phút.

Chứng chỉ, bằng cấp có thể chuyển đổi

  • Chứng chỉ CPA Việt Nam: 01 kỳ thi sát hạch chuyển đổi;

  • Chứng chỉ CPA Úc: Có trường hợp ghi nhận miễn 9/12 môn.

  • Chứng chỉ CIA: 01 bài thi chuyển đổi.

  • Chứng chỉ ICAEW ACA: Miễn 10/15 môn;

  • Chứng chỉ CIMA: Miễn 11 bài thi;

  • Bằng cử nhân Kế toán ứng dụng (BSc in Applied Accounting) của Oxford Brookes University;

  • Bằng Thạc sĩ Kế toán chuyên nghiệp (MSc in Professional Accountancy) của University of London (Đại học London).

Người có chứng chỉ CPA Việt Nam sẽ được miễn 3/12 môn thi chứng chỉ CPA Úc và 6/14 môn học ACCA. 

2. Học ACCA chuyển đổi sang CPA Việt Nam như thế nào? 

Với sự cấp bách của việc hội nhập hóa với nền kinh tế thế giới và sự chuyển dịch ngành khi Việt Nam chính thức áp dụng IFRS bắt buộc từ năm 2025, vào năm 2012, Bộ Tài Chính đã chính thức thừa nhận chứng ACCA tại Việt Nam và đồng thời cho phép những người có chứng chỉ ACCA thực hiện 01 kỳ thi chuyển đổi sát hạch kiến thức để có thể có được chứng chỉ CPA Việt Nam, trở thành hội viên VACPA.

Cụ thể, theo TT 91/2017/TT-BTC, đối với những người đã có chứng chỉ ACCA muốn chuyển đổi sang chứng chỉ CPA của Việt Nam phải tham dự bài thi sát hạch kiến thức về pháp luật Việt Nam, và chỉ cần trải qua 01 bài thi trắc nghiệm 100 câu duy nhất, thay vì 07 bài thi viết như thông thường.

2.1. Nội dung bài thi sát hạch chuyển đổi từ ACCA sang CPA Việt Nam

Nội dung kỳ thi sát hạch chuyển đổi gồm 5 phần, mỗi phần 20 câu:

(1) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;

(2) Tài chính và quản lý tài chính;

(3) Thuế và quản lý thuế;

(4) Kế toán tài chính, kế toán quản trị;

(5) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm.

Nội dung này đều có trong bộ tài liệu ôn thi CPA Việt Nam hàng năm do Bộ Tài chính công bố.

2.2. Chính sách miễn thi

Theo chia sẻ của anh Phạm Cao Kỳ, ACCA, CPA Việt Nam, người sở hữu chứng chỉ ACCA đã tham dự hoặc đạt yêu cầu các kỳ thi phối hợp giữa Bộ Tài chính Việt Nam với ACCA gồm môn TX/F6 Việt Nam, LW/F4 Việt Nam, sẽ được miễn thi phần (1) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp và (3) Thuế và quản lý thuế. Nếu chỉ thi đỗ 01 môn TX/F6 Việt Nam hoặc LW/F4 Việt Nam, bạn sẽ được miễn chỉ 01 môn tương ứng (3) Thuế và quản lý thuế hoặc (1) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp. Đặc biệt, nếu miễn thi, bạn sẽ buộc phải thi lại phần này trong kỳ thi sát hạch.

2.3. Hình thức thi và thời gian thi

Ngôn ngữ sử dụng trong kỳ thi là tiếng Việt;

  • Hình thức thi: Thi trắc nghiệm gồm 100 câu;

  • Thời gian thi:

    • Người đã có chứng chỉ ACCA và tham gia thi cả 02 bài thi TX/F6 Việt Nam và LW/F4 Việt Nam: 110 phút.

    • Người có chứng chỉ ACCA, chỉ tham gia thi 01 bài thi TX/F6 Việt Nam hoặc LW/F4 Việt Nam: 145 phút.

    • Người có chứng chỉ ACCA, không tham gia thi cả 02 môn TX/F6 Việt Nam và LW/F4 Việt Nam: 180 phút. 

2.4. Lệ phí thi chuyển đổi có đắt không?

Theo Thông tư 91/2017/TT-BTC, lệ phí thi bài thi sát hạch chuyển đổi ACCA sang CPA Việt Nam là 2.000.000 VNĐ.

2.5. Cần bao nhiêu điểm để thi qua kỳ thi sát hạch chuyển đổi ACCA sang CPA Việt Nam?

Bài thi sát hạch có điểm tối đa là 100 điểm và tính từ 1 điểm trở lên. Tùy từng đối tượng mà điểm thi đỗ có sự khác biệt. Cụ thể:

  • Người sở hữu chứng chỉ ACCA và tham gia thi cả 02 bài thi TX/F6 Việt Nam, LW/F4 Việt Nam: Đạt từ 42 điểm trở lên;

  • Người có chứng chỉ ACCA, chỉ tham gia thi 01 bài thi TX/F6 Việt Nam hoặc LW/F4 Việt Nam: Đạt từ 56 điểm trở lên;

  • Người có chứng chỉ ACCA, không tham gia thi cả 02 môn TX/F6 Việt Nam và LW/F4 Việt Nam: Đạt từ 70 điểm trở lên.

2.6. Kinh nghiệm tham gia kỳ thi sát hạch chuyển đổi ACCA sang CPA

Anh Phạm Cao Kỳ (Hội viên ACCA) đã từng tham gia kỳ thi sát hạch chuyển đổi ACCA sang CPA Việt Nam chia sẻ:

  • “Nếu nói về kinh nghiệm thi, tôi nghĩ đó chính là chăm chỉ. Kỳ thi sát hạch chuyển đổi thay vì thi bài thi viết như đề thi thông thường, người sở hữu chứng chỉ ACCA chỉ cần tham gia 01 bài thi duy nhất 100 câu trắc nghiệm thuộc 05 lĩnh vực và nội dung thuộc bộ tài liệu ôn thi CPA Việt Nam do Bộ Tài chính công bố hàng năm. Bạn chỉ cần hết sức tập trung và rèn luyện nhiều là có thể vượt qua dễ dàng”.

2.7. Hồ sơ đăng ký thi sát hạch chuyển đổi cần gì?

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác, có dán ảnh màu 3x4cm và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định;

  • Bản sao, bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài;

  • Tài liệu (bao gồm cả bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực nếu tài liệu bằng tiếng nước ngoài) chứng minh người dự thi là hội viên chính thức của tổ chức nghề nghiệp;

  • 03 ảnh màu cỡ 3x4cm chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận;

  • Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu;

  • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú.

Lưu ý: Hồ sơ dự thi do Hội đồng thi phát hành theo mẫu thống nhất. Người đăng ký dự thi phải nộp hồ sơ cho Hội đồng thi chậm nhất 30 ngày trước khi thi.

Như vậy, việc học và sở hữu chứng chỉ ACCA sẽ giúp người học dễ dàng đổi sang chứng chỉ CPA Việt Nam nếu vị trí công việc yêu cầu. Bên cạnh đó, ACCA cũng sẽ giúp người học tự tinmở rộng cơ hội nghề nghiệp trên nhiều lĩnh vực khác nhau thay vì bị bó hẹp như CPA chỉ có thể phát triển trong mảnh kế toán, kiểm toán.

Lời kết: 

Trong bài viết trên, SAPP Academy đã cung cấp đến cho bạn đọc những thông tin cơ bản của 2 chứng chỉ ACCA và CPA Việt Nam cũng như cách chuyển đổi từ ACCA sang CPA Việt Nam. Hãy theo dõi SAPP Academy để cập nhật thêm những thông tin khác về chứng chỉ ACCA nhé! 

CẬP NHẬT MỚI NHẤT

TIN TỨC LIÊN QUAN

logo logo

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887

Ngày cấp: 26/07/2016.

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

0889 66 22 76 support@sapp.edu.vn Liên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
DMCA.com Protection Status
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.
© 2021 Sapp.edu.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by
FAGO AGENCY