Học tập khoa học & kỷ luật: Cô sinh viên năm 4 FTU xuất sắc đạt top 10% CFA Level 1 tháng 2/2022

Vũ Phương Thảo - cô nàng sinh viên năm 4 trường Đại học Ngoại Thương chuyên ngành Ngân hàng và Tài chính Quốc tế, với nỗ lực học tập chăm chỉ đã xuất sắc đạt thành tích nằm trong Top 10% CFA Level 1 tháng 2/2022

 

 

 

 

Vũ Phương Thảo - cô nàng sinh viên năm 4 trường Đại học Ngoại Thương chuyên ngành Ngân hàng và Tài chính Quốc tế, với nỗ lực học tập chăm chỉ đã xuất sắc đạt thành tích nằm trong Top 10% cao nhất Thế giới trong kỳ thi CFA Level 1 tháng 2 vừa qua. Bí kíp nào giúp Thảo có được thành tích ấn tượng đến vậy? Hãy cùng SAPP Academy lắng nghe chia sẻ đầy tâm huyết về quá trình học và thi của cô nàng để bỏ túi thêm nhiều bài học đắt giá cho bản thân nhé!

Lựa chọn theo đuổi CFA để trang bị vững chắc kiến thức, kỹ năng thực tiễn và mở rộng cơ hội nghề nghiệp

Là sinh viên chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, khi mới bước vào năm nhất đại học, mình đã được nghe đến chứng chỉ CFA rồi. Tuy nhiên, phải đến năm thứ 3 mình mới quyết định theo đuổi văn bằng này. 

Cá nhân mình thấy chương trình học ở trường được xây dựng khá sát với những kiến thức cơ bản nhất của CFA. Tuy nhiên, mình không cho rằng việc học CFA là "thừa". Vì khi học ở trường, có thể có những môn giống chương trình CFA nhưng kiến thức chưa được cover hoặc cover chưa hết, bên cạnh đó thời lượng học trên trường có thể vẫn hạn chế để có thể thực sự đào sâu vào môn học. 

Nhờ vậy, việc học CFA đã trang bị cho mình một nền tảng vững chắc hơn về kiến thức chuyên môn. Cộng với những hiểu biết và kinh nghiệm làm việc của giảng viên tại SAPP, mình cũng đã có thêm những cái nhìn đi sâu vào thực tiễn hơn. Chương trình CFA có lượng kiến thức nhiều hơn cả về bề sâu và rộng, điều đó giúp mình học hỏi nhanh hơn và nắm bắt được cơ hội khi bước vào môi trường làm việc thực tế. 

Hơn nữa, việc hoàn thành Level I của chương trình CFA với kết quả cao cũng là một tấm vé thông hành giúp mở rộng con đường của mình trong lĩnh vực tài chính như khi đi apply các vị trí thực tập hoặc vào các vị trí chính thức trong doanh nghiệp sau khi ra trường, vì theo mình được biết, tại Việt Nam, các công ty lớn, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia rất coi trọng những ứng viên sở hữu chứng chỉ CFA.

Hành trình chinh phục vị trí Top 10% kỳ thi CFA Level 1

Mình bắt đầu học CFA khá sớm, từ tháng 5/2021 và tham gia kỳ thi vào tháng 2/2022. Nhờ vậy, mình đã có kha khá thời gian để học và ôn tập kỹ càng. 

Với xuất phát điểm là sinh viên học đúng chuyên ngành, mình cảm thấy bản thân thuận lợi hơn hẳn trong việc tiếp thu kiến thức từ chương trình học của CFA. Bởi hầu hết các concept cơ bản nhất trong CFA mình đều đã được học hoặc nghe qua trong bài giảng trên trường. Trong khi đó, nhiều bạn trong nhóm học tập của mình đang học hoặc làm trái nghề cũng chia sẻ rằng có những kiến thức mới khá là trừu tượng và khó tiếp thu. Do đó, các bạn ấy cũng phải dành nhiều thời gian hơn để có thể hiểu một cách bài bản.

Xây dựng một kế hoạch học tập khoa học và cân bằng 

Như đã đề cập tới trước đó, mình bắt đầu học CFA từ khá sớm để tránh gấp gáp và đảm bảo xen kẽ học và nghỉ ngơi hợp lý. Sau một ngày kể cả nhiều hay ít việc, mình vẫn luôn cố dành ra khoảng thời gian cho đầu óc được thả lỏng. Bởi đối với mình, cái quan trọng nhất vẫn là giữ cho bản thân một tinh thần thoải mái và tích cực chính là yếu tố thúc đẩy sự chủ động trong học tập để đạt được kết quả tốt nhất.

Việc bắt đầu làm quen với nhịp độ vừa học trên trường, vừa học CFA ban đầu có thể khó khăn. Nhưng khi bạn chủ động hơn trong việc học trên lớp, cố gắng nghe hiểu luôn để tiết kiệm thời gian ôn tập những môn học ở trường, bạn vẫn có thể học và làm bài tập cho CFA mà vẫn đảm bảo có thời gian nghỉ ngơi, giải trí cho bản thân. 

Về kế hoạch học tập, mình phân chia ra làm 3 giai đoạn chính: 

Giai đoạn 1: Học kiến thức mới

Các buổi học sẽ cách nhau 1 ngày, vì thế mình vạch ra rằng ngày hôm sau, mình luôn cố gắng dành tầm 2 tiếng để hoàn thành bài tập trong curriculum sau mỗi reading để mình nắm được luôn reading đó nói về cái gì, sẽ bao gồm những dạng câu hỏi như thế nào, mình thấy điều này rất tốt cho việc recall trong giai đoạn ôn tập sau này.

Giai đoạn 2: Ôn tập tổng quan 

Đây là giai đoạn SAPP tổ chức các buổi học để ôn lại tất cả 10 môn, vì thời gian cho mỗi môn khá hạn chế (chỉ tương đương 1 buổi) nên thời gian giữa các môn học ngắn hơn rất nhiều. Mình không thể dành 1 ngày để làm lại tất cả bài tập cho môn đó được, nên mình chọn cách đọc lướt qua và tóm tắt lại những kiến thức của môn đó, có thể là theo dạng mindmap. Điều này khá quan trọng với những môn có nhiều công thức.

Giai đoạn cuối: Ôn tập chuyên sâu 

Mình làm các bài mock và tham gia các buổi revision cùng với tutor. Trong các buổi học, các bạn tutor sẽ chữa đề mock của SAPP và mình học được những tips làm bài cũng như là các hướng tiếp cận với bài tập sao cho dễ nhớ nhất.

Ngoài ra mình cũng cày thêm cả question bank ở candidate resources trên web CFA. Đến gần thời gian trước khi thi, CFA sẽ mở cho mình 2 mock tests để làm quen với đề thi. Những ngày làm mock test thì khá tốn thời gian, một đề mock mình phải mất 1 buổi nên mình nghĩ là khoảng thời gian ôn tập nên được đầu tư nhiều thời gian hơn thay vì giai đoạn học là rảnh lúc nào mình làm lúc đó.

Chủ động trang bị khả năng Tiếng Anh và tinh thần quyết tâm tự giác ngay từ đầu

Thứ nhất, chương trình học của CFA được soạn theo tiếng Anh, nên kỹ năng đọc hiểu là một điều không thể thiếu khi bước chân vào theo đuổi chứng chỉ này. Nó quyết định khả năng hiểu đề cũng như tốc độ làm bài của mình. Nhiều khi một câu hỏi mình bỏ lỡ hoặc không hiểu một vài keyword dẫn đến việc mình phải mất thời gian hơn cho câu hỏi đó, hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn đến hướng làm sai.

Cái thứ hai là khả năng tự học và tính tự giác. Thời điểm mình học level I cũng trùng với khoảng thời gian dịch Covid bùng lên khá căng thẳng, nên toàn bộ khoá học được tổ chức theo hình thức online. Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự tập trung của mình, và yếu tố quyết định ở đây là mình có chiến thắng được bản thân mình để vượt qua hay không.

Đối với mình, khi mình dành thời gian học thì mình không đặt nặng về vấn đề tốn bao nhiêu thời gian để học mà sẽ không đặt giới hạn thời gian vào buổi học ngày hôm đó, mình sẽ chỉ hoàn toàn chú tâm vào kiến thức và bài tập ở mỗi buổi. Tất nhiên, mình vẫn sẽ đặt ra được là hôm nay mình sẽ hoàn thành mục nào, bài tập phần nào để đảm bảo tiến độ và chất lượng học tập. 

Học hiểu thay vì học thuộc máy móc

Khi gặp kiến thức khó hay bài tập khó, nhiều người sẽ có thiên hướng học thuộc 1 2 câu trong đề lỡ gặp phải. Nhưng mình nhận thấy nếu vậy thì rất rủi ro vì sẽ có rất nhiều dạng câu hỏi cho 1 mục kiến thức nhất định. 

Trong quá trình học, 2 môn mình gặp nhiều khó khăn nhất là FRA và Fixed Income bởi chúng chiếm tỷ trọng cao trong đề thi nên lượng kiến thức khá nhiều. 

Cụ thể, môn FRA gồm rất nhiều reading và mình gặp khó khăn đặc biệt ở các reading cuối vì mình luôn bị nhầm lẫn các kiến thức với nhau. Còn FI thì khá nhiều lý thuyết mới đối với mình, có lẽ một phần là do mình chưa được tiếp cận nhiều những kiến thức về môn này ở trên trường.

Nhưng thay vì học thuộc, mình chọn cách đọc đi đọc lại và dành thời gian suy nghĩ nhiều hơn cho môn đó. Hơn nữa, trăm hay không bằng tay quen, mình làm thật nhiều bài tập về những reading đó quen lối tư duy và dần dần hình thành kiến thức đó trong đầu mà không cần phải học thuộc nữa. Nhờ vậy, đến khi nhận kết quả, cả FRA và Fixed Income đều nằm trong những môn có điểm cao nhất của mình. 

Chuẩn bị cho ngày thi một cách có chiến lược

Trước giờ G, mình nghĩ là ai cũng sẽ có chút hồi hộp trong người. hưng một khi kiến thức của mình vững thì tất cả sự bồn chồn lo lắng đều biến mất khi vào phòng thi và bắt tay vào làm bài. Hiện nay bài thi được thực hiện hoàn toàn là CBT, nên khi đi thi, thí sinh chỉ cần mang hộ chiếu và máy tính tài chính để vào phòng làm bài. 

Mình chọn thi buổi sáng để đầu óc có thể được thoải mái nhất và tỉnh táo nhất, đương nhiên là đêm trước đó mình phải có được một giấc ngủ ngon. Mình tránh ôn luyện quá nhiều vào ngày cuối, vì đây là khoảng thời gian mà cố nhét thêm kiến thức vào đầu cũng không hề hiệu quả, nó chỉ khiến mình thêm lo lắng, nhiều khi mình còn nghĩ mình "càng đọc càng quên", vì vậy mình chỉ đọc lướt lại toàn bộ công thức của tất cả các môn.

Thời gian làm một session là 135 phút, đề 90 câu, mình tập trung làm hết đề lượt 1 trong vòng 1 tiếng hoặc hơn, sau đó làm lại lượt 2 trong khoảng thời gian còn lại. Nhìn chung, câu hỏi CFA level I không khó hay đánh đố nhiều nên thời gian cần hoàn thành 1 câu hỏi sẽ khá ngắn. 

Thông thường mọi người sẽ chia thời gian là 1 đến 1 phút rưỡi 1 câu, nhưng khi làm bài sẽ có những câu lý thuyết mình chỉ cần mất vài giây đọc đề và tìm được đáp án. Vậy nên mọi người có thể yên tâm là đề sẽ không quá khó để mình phải ngồi ngẫm nghĩ lâu. 

Lời khuyên cho những bạn chuẩn bị học thi CFA

CFA sẽ là chìa khóa mở ra rất nhiều cơ hội cho các bạn trong lĩnh vực tài chính. Nên đừng ngần ngại mà chuẩn bị hành trang nắm lấy chiếc chìa khoá đó nhé. Để có quá trình học tập hiệu quả nhất thì mình khuyên mọi người, đặc biệt là những bạn học và làm trái ngành, nên có sự chủ động chuẩn bị trước (như việc đọc trước chương trình hay notes) để có cái nhìn tổng quát nhất và làm quen dần với những khái niệm mới sẽ được tiếp cận trong khóa học.

Mình tin rằng, chỉ cần có quyết tâm, dù kiến thức khó hay nhiều đến đâu thì cũng sẽ làm được. Hãy cứ tin tưởng vào bản thân mình nhé! 

Cảm ơn Phương Thảo đã có những chia sẻ đầy tâm huyết về quá trình học tập cũng như ôn luyện của mình. Một lần nữa SAPP Academy xin chúc mừng bạn đã đạt thành tích xuất sắc top 10% kỳ thi CFA Level 1 tháng 2/2022 vừa qua. SAPP tin rằng với sự quyết tâm cũng như chăm chỉ, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành tích vượt trội hơn nữa.

Hy vọng rằng, sự đồng hành của SAPP với Phương Thảo trên chặng đường chinh phục CFA Level 2 sắp tới vẫn sẽ giúp Thảo giữ vững phong độ và tiếp tục ghi nhận thành quả tuyệt vời như Level 1! 

CẬP NHẬT MỚI NHẤT

TIN TỨC LIÊN QUAN

logo logo

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887

Ngày cấp: 26/07/2016.

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

0889 66 22 76 support@sapp.edu.vn Liên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
DMCA.com Protection Status
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.
© 2021 Sapp.edu.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by
FAGO AGENCY