ACCA20/06/2024

Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Chi Phí Tài Chính Và Doanh Thu Tài Chính

Trên thực tế, khi kiểm soát báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, phần hành chi phí tài chínhdoanh thu tài chính được cho là không quá phức tạp bởi chúng chiếm tỷ trọng nhỏ trong báo cáo tài chính. Bởi vậy hai phần hành này thường được giao cho các trợ lý kiểm toán. Tuy nhiên, sai sót trong quá trình kiểm soát là điều không tránh khỏi. Trong bài viết này SAPP Academy sẽ giới thiệu đến bạn chi tiết hơn về Kiểm toán phần hành Chi phí tài chính và Doanh thu tài chính.

1. Chi phí tài chính và Doanh thu tài chính là gì?

Doanh thu tài chính dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

Chi phí tài chính phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán.

Đây thường là 02 khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ trên báo cáo tài chính và không quá phức tạp. Tuy nhiên với các doanh nghiệp có vay lãi hoặc hoạt động xuất nhập khẩu thì khá thử thách khi phải chịu trách nhiệm đảm bảo phần này.

2. Đặc điểm của kiểm toán phần hành Chi phí tài chính và Doanh thu tài chính là gì?

  • Tính chất phức tạp và mới của khoản mục doanh thu và chi phí tài chính đối với kế toán, rủi ro kế toán và ảnh hưởng đến công tác kiểm toán
  • Đa phần các doanh nghiệp chỉ có 2 khoản Thu lãi tiền gửi ngân hàng và Chi lãi tiền vay còn các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, liên kết thì thường ít xảy ra.
  • Việc tính toán, đánh giá các khoản chi phí và doanh thu tài chính cũng phức tạp và mới
  • Cường độ các nghiệp vụ phát sinh và ảnh hưởng đến công tác kế toán và kiểm toán: Có thể cường độ cao đối với một vài đơn vị
  • Giá trị của các nghiệp vụ phát sinh: đối với các doanh nghiệp đi vay nhiều thì giá trị khoản chi phí lãi vay cũng khá cao.
  • Việc bố trí nhân viên không phù hợp: thường bố trí kế toán viên mới, có trình độ không cao hoặc kiêm nhiệm nhiều phần hành khác, nên việc xử lý và ghi chép các nghiệp vụ này có thể sẽ xảy ra nhiều sai sót
  • Kiểm soát nội bộ với các nghiệp vụ này thường không được chú ý, dẫn đến sai sót không được ngăn chặn sớm

3. Để thực hiện kiểm soát phần hành này kiểm toán viên cần thu thập những tài liệu gì?

  • Các hợp đồng cho vay và đi vay;
  • Bảng tính lãi tiền gửi ngân hàng và bảng tính lãi tiền vay;
  • Bảng tính lãi lỗ chênh lệch tỷ giá;
  • Sổ chi tiết.

4. Kiểm toán phần hành Chi phí tài chính và Doanh thu tài chính cần trải qua những giai đoạn nào?

  • Thông tư 200 quy định các nghiệp vụ phát sinh từ hoạt động tài chính sẽ được ghi nhận trong hai đầu tài khoản này. Trong thực tế, các loại chi phí/doanh thu thường gặp trong phần này đó là chi phí dịch vụ ngân hàng, lãi/ lỗ tiền gửi ngân hàng và lãi/ lỗ chênh lệch tỷ giá.
  • Rủi ro hay sai sót mắc phải trong phần là do doanh nghiệp đánh giá lại lãi/ lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và chưa thực hiện không đúng theo quy định của thông tư 200.
  • Một số doanh nghiệp còn chưa thực hiện bước “net-off” giữa khoản lãi/ lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện giữa hai tài khoản này.
  • Khi đi kiểm toán các bạn thực tập sinh thường gặp khó khăn trong việc nhặt ra các bút toán đanh giá lãi/lỗ tỷ giá chưa thực hiện và đã thực hiện trên Sổ cái (General ledger)
  • Để xử lý tốt việc này, đầu tiên các bạn cần nắm rõ cách hạch toán trong từng trường hợp chênh lệch tỷ giá đã thực hiện/ chưa thực hiện; (thể tham khảo thông tư 200 để có thể hiểu rõ hơn).

Phỏng vấn khách hàng (Inquiry)

Bạn cần phỏng vấn khách hàng về chính sách của công ty xem sau bao lâu thì kế toán tiến hành đánh giá lại các khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện. Ví dụ: nếu khách hàng đến cuối năm mới đánh giá lại tỷ giá các khoản vay dài hạn thì trên sổ cái, bạn chỉ cần quan tâm đến các bút toán đánh giá lại chênh lệch tỷ giá vào cuối kỳ kế toán.

Trong trường hợp này, các bút toán đánh giá lại chênh lệch tỷ giá xuất hiện từ tháng 1 tới tháng 11 (nếu có) sẽ là đánh giá các khoản đã thực hiện. Nhìn chung, việc bóc tách hai khoản này không phải dễ và sẽ tốn khá nhiều thời gian trong lần đầu thực hiện. Kinh nghiệm là cần phỏng vấn kế toán rõ ràng.

Tính toán lại chênh lệch (Recalculation)

Sau khi lọc được các bút toán đánh giá lại chênh lệch tỷ giá đã thực hiện/ chưa thực hiện. Bạn cần làm thêm một bước đánh giá lại chênh lệch tỷ giá (theo thông tư 200). Sau đó so sánh với khách hàng xem chênh lệch họ đánh giá có khác nhiều với kiểm toán không, nếu mức chênh lệch lớn hơn mức trọng yếu thì sẽ phải lên bút toán điều chỉnh.

5. Kết

Như đã nói, Chi phí tài chính và Doanh thu tài chính là hai phần không quá phức tạp bởi nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên đây cũng là một cơ hội để các trợ lý kiểm toán có cơ hội trau dồi kinh nghiệm. Hi vọng qua bài viết này, SAPP Academy đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phần hành này.

>>> Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Pass Rate Của SAPP Hà Nội Vượt Toàn Cầu Trong Kỳ Thi ACCA Tháng 9 Năm 2022

Pass Rate Của SAPP Hà Nội Trong Kỳ Thi Tháng 9 Năm 2022

Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị – Sự kết hợp bền vững

Nghề kế toán mở ra nhiều cơ hội sự nghiệp, phụ thuộc vào định hướng...

# Học kế toán ra làm gì? Cơ hội việc làm cho ngành kế toán

Học kế toán ra làm gì đang là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ...

#Tổng Hợp Các Loại Kế Toán Trong Doanh Nghiệp Hiện Nay

Tìm hiểu các loại kế toán hiện hành trong các doanh nghiệp hiện nay hỗ...

#[Hướng Dẫn] Xây Dựng Quy Trình Kế Toán Trong Doanh Nghiệp

Bài viết dưới đây của SAPP Academy sẽ gửi đến quý độc giả những thông...

6 Câu Hỏi Bạn Nên Cân Nhắc Trước Khi Theo Đuổi Chứng Chỉ ACCA

Đối với những bạn sinh viên năm nhất, thậm chí là những bạn bắt đầu...

[Cập Nhật] Lệ Phí Thi ACCA Và Lịch Thi Mới Nhất Hiện Nay

Lệ phí thi ACCA thường không phải là mức phí cố định và sẽ có...

ACCA APM Là Gì ? Nội Dung & Cấu Trúc Đề Thi Hiện Nay

ACCA APM là một trong bốn môn tự chọn của cấp độ Strategic Professional và...