;

Kinh Nghiệm Tuyển Dụng & Thực Tập Tại EY Với Trần Lê Ngọc Hải

Cựu sinh viên trường đại học Ngoại Thương, Ngọc Hải đã thi đỗ kỳ internship tại 3/4 Big đó là: PwC, KPMG, EY. Khi được hỏi về suy nghĩ của Hải sau kỳ thực tập tại EY, Hải đã chia …

Cựu sinh viên trường đại học Ngoại Thương, Ngọc Hải đã thi đỗ kỳ internship tại 3/4 Big đó là: PwC, KPMG, EY. Khi được hỏi về suy nghĩ của Hải sau kỳ thực tập tại EY, Hải đã chia sẻ điều anh thấy hứng thú nhất với nghề kiểm toán đó là sẽ được trải nghiệm rất nhiều công việc mới lạ. Cùng lắng nghe những chia sẻ về kinh nghiệm tuyển dụng & thực tập tại EY của Hải.

1. Bạn có thể tự giới thiệu một chút về bản thân và công việc của bạn tại EY?

Chào các bạn, mình là Ngọc Hải – cựu sinh viên đại học Ngoại thương. Hiện mình vừa hoàn thành 3 tháng thực tập kiểm toán tại bộ phận Core của EY.

2. Có nhiều bạn thắc mắc về sự khác nhau giữa bộ phận Core và FSO, bạn có thể mô tả về hai bộ phận này không?

Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc Core là gì, bộ phận này tương ứng với phòng ban nào của các công ty kiểm toán khác? Mỗi công ty kiểm toán có đặc điểm riêng về việc phân chia phòng ban tương ứng với tính chất công việc. Qua đó ảnh hưởng đến văn hóa cũng như môi trường làm việc của tổ chức. Do mới chỉ được tiếp xúc với môi trường làm việc tại EY nên mình sẽ chỉ nói về EY thôi nhé.
Core và FSO lần lượt là 2 phòng ban kiểm toán lớn của EY. Nếu như FSO, như chia sẻ của bạn Tuyết Mai, là chuyên về mảng ngân hàng – bảo hiểm, thì Core, một cách dễ hiểu, là chuyên về các mảng còn lại. Có thể kể đến như: các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty cổ phần…
Dù ở bộ phận nào thì mình tin rằng ai cũng có một cảm nhận chung sau 3 tháng thực tập tại đây là bận, đôi khi là rất bận.

2. Được biết bạn đỗ 3Big, lý do gì khiến bạn lại chọn EY là nơi thực tập?

May mắn nhận được 3 offers từ 3 công ty kiểm toán lớn. Mình cảm thấy rất vui và có chút bối rối khi đưa ra lựa chọn cuối cùng. Tuy vậy, mình lại chọn EY là nơi thực tập đơn giản chỉ bởi đây là nơi đầu tiên gửi offer, “first come first served” mà.

3. Đã tham gia tuyển dụng ở 3 công ty, bạn cảm nhận thế nào về quy trình tuyển dụng của 3 công ty?

Có cơ hội được trải nghiệm tất cả các vòng tuyển dụng của 3 công ty kiểm toán lớn trong kỳ tuyển thực tập sinh năm 2017, mình đánh giá cao sự chuyên nghiệp trong tất cả các vòng tuyển dụng. Thử thách họ đặt ra buộc các ứng viên phải có sự chuẩn bị nghiêm túc. Đôi khi bạn cần có thật nhiều may mắn mới có thể vượt qua được.
Cá nhân mình cho rằng phỏng vấn là vòng khắc nghiệt nhất. Vòng này đòi hỏi ứng viên sự linh hoạt cao, khả năng vận dụng những nguồn lực bản thân có một cách hiệu quả, tự nhiên để thể hiện trước nhà tuyển dụng. Ngồi trước các bạn ở vòng này thường là 1 partner và 1 manager. Họ là những người hơn các bạn rất nhiều về tuổi nghề trong công việc và sự trải nghiệm trong cuộc sống. Vì thế hãy luôn tự tin để thể hiện đúng những cái mình có và nhà tuyển dụng cần nhé.

>>> Xem thêm: 5 Dạng Câu Hỏi Thường Gặp Trong Vòng Phỏng Vấn Big4

4. Bạn có thể chia sẻ một chút kinh nghiệm chuẩn bị cho quá trình thi tuyển thực tập ở đây?

Bản thân mình không phải là một sinh viên chuyên ngành kế toán – kiểm toán nên chắc chắn sẽ gặp bất lợi khi thi tuyển vào các công ty kiểm toán. Bởi công việc này yêu cầu một sự hiểu biết nhất định về kế toán, kiểm toán và thuế. Những nội dung này sẽ được nhà tuyển dụng tương tác với bạn xuyên suốt các vòng. Bí kíp là: hãy cố gắng phân bổ thời gian ôn tập kiến thức cứng một cách hợp lý nhé.
Mình cho rằng ACCA là một cách tiếp cận hợp lý cho các bạn ngoại đạo khi muốn thử sức với công việc kiểm toán. Trong đó kiến thức ở 2 môn F3F7 đã hỗ trợ mình khá nhiều không chỉ trong quá trình thi tuyển mà còn trong thời gian thực tập tại EY. Bên cạnh đó, mình nghĩ rằng việc không học đúng chuyên ngành cũng là lợi thế giúp mình không bị hỏi quá khó về chuyên môn trong vòng phỏng vấn. Từ đó có cơ hội được thể hiện bản thân về chiều rộng nhiều hơn.
Còn một điểm quan trọng nữa mình muốn nhắc đến là thái độ. Hãy luôn suy nghĩ và thể hiện sự cầu thị, khiêm tốn tới mọi người. Có như vậy bạn mới có thể đào tạo được và làm được việc.
Có hai câu chuyện mình muốn truyền tải ở đây là:
  • Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu bản thân để chuẩn bị đúng lúc, đúng chỗ, hiệu quả.
  • Người trả lương cho bạn đều là những lão làng. Họ hơn bạn cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm sống nên đừng cố gồng mình mặc một chiếc áo quá rộng so với bản thân. Hãy cứ tự tin thể hiện đúng cái mình có mà nhà tuyển dụng cần.

5. Bạn cảm thấy thế nào về khoảng thời gian thực tập ở EY vừa rồi?

Như đã nói bên trên, mình cảm thấy “bận” trong khoản thời gian thực tập ở EY. Việc phân bổ thời gian hợp lý đóng vai trò quan trọng tới mức độ bận của bạn. Áp lực lớn nhất ở đây chính là áp lực về thời gian.
“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Việc bận và làm việc cùng với những người còn bận hơn giúp mình mở mang được nhiều trong ba tháng thực tập tại EY. Mình hiểu thêm về công việc thực tế của một kiểm toán viên khi được trực tiếp làm một số phần hành. Mình được thử thách sức chịu đựng của bản thân dưới áp lực công việc thực tế. Hơn cả, mình cũng có cơ hội được đến nhiều nơi mà không phải để du lịch.
Làm kiểm toán, bạn sẽ có rất nhiều cái lần đầu tiên. Vì thế, mình nghĩ đa số các bạn sẽ muốn làm chuyện đó thêm ít nhất một lần nữa vì trải nghiệm mỗi lần là khác nhau, đáng nhớ.
Để thực tập tốt tại EY cũng như các công ty kiểm toán khác, ngoài kiến thức cứng và kiến thức mềm được đề cập bên trên, mình nghĩ các bạn nên chuẩn bị chút kiến thức về Excel. Các bạn sẽ phải sử dụng Excel trong hầu hết thời gian làm việc, nên biết một chút vẫn tốt hơn đúng không?!
 

6. Bạn có gặp “tai nạn” nghề nghiệp nào trong 3 tháng vừa rồi không? Có điều gì làm khó bạn khi mới bắt đầu làm việc ở vị trí này không?

Tại thời điểm hiện tại, vì chưa biết kết quả của đợt thực tập thế nào? Bản thân có còn tiếp tục may mắn hay không? Nên mình cũng chưa nói trước được về các tai nạn nghề nghiệp trong thời gian thực tập tại đây. Hi vọng rằng nếu không may tai nạn xảy ra, mình có thể kịp thời gặp được bác sĩ để xin phác đồ điều trị.

7. Bạn có nhắn nhủ gì đến các bạn sinh viên cũng đang tìm hiểu và mong muốn được làm việc trong môi trường của EY không?

Mình cho rằng cơ hội là luôn có cho tất cả mọi người. Với những bạn đã không may trượt ở kỳ tuyển thực tập sinh, hãy cố gắng tận dụng trải nghiệm tuyển dụng của mình. Với những bạn lần đầu thi tuyển, hãy cứ tự tin thử sức vì các bạn chính là những nhân tố bí ẩn cần được khám phá. Chúc các bạn may mắn trong đợt tuyển dụng sắp tới và sớm tìm được một công việc mình thực sự yêu thích.
 
>>> Xem thêm:
 
 

CẬP NHẬT MỚI NHẤT

TIN TỨC LIÊN QUAN

logo logo

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887

Ngày cấp: 26/07/2016.

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

0889 66 22 76 support@sapp.edu.vn Liên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
DMCA.com Protection Status
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.
© 2021 Sapp.edu.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by
FAGO AGENCY