;

Review Chi Tiết Bài Thi FR/F7 ACCA Kỳ Tháng 3/2022 Từ Cô Sinh Viên Đại Học Ngoại Thương

Hãy cùng SAPP Academy lắng nghe review chi tiết bài thi FR/F7 ACCA và kinh nghiệm ôn luyện gấp rút ôn luyện đạt điểm cao trong một tháng nhé!

 

Nguyễn Tường Mai, hiện đang là sinh viên năm 3 chuyên ngành Tài chính ngân hàng tại đại học Ngoại thương. Trong kỳ thi tháng 3 vừa qua, cô bạn đã xuất sắc vượt qua môn FR/F7 với 83 điểm.

Hãy cùng SAPP Academy lắng nghe review chi tiết bài thi FR/F7 ACCA và kinh nghiệm ôn luyện gấp rút ôn luyện đạt điểm cao trong một tháng nhé!

Lựa chọn ACCA là bước đệm để chinh phục lĩnh vực tài chính

Dù học Tài chính nhưng Tường Mai vẫn lựa chọn ACCA theo sự định hướng của mẹ. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành Kế toán, mẹ cô bạn tin rằng ACCA sẽ là khởi đầu vững chắc để con gái có tư duy và kiến thức Tài chính vững vàng sau này. Ngoài ra, ACCA còn trang bị nền tảng để học viên dễ dàng bắt nhịp theo đuổi các chứng chỉ khác như CFA.

Trước khi học FR/F7, Tường Mai đã bắt đầu với MA/F2 và FA/F3 ACCA. Cô bạn chia sẻ, nội dung các môn F thấp hỗ trợ mình rất nhiều trong quá trình tìm hiểu về Lập Báo cáo tài chính.

FR/F7 ACCA - Môn học cần thiết với bất kỳ ai trong lĩnh vực Kế - Kiểm - Thuế - Tài chính

Lập Báo cáo tài chính (FR/F7) là môn học cực kỳ quan trọng với bất kỳ ai muốn theo đuổi lĩnh vực Kế - Kiểm - Thuế - Tài chính. Nếu FA/F3 ACCA cung cấp những thuật ngữ nền tảng về kế toán, tài chính thì FR/F7 đi sâu vào các chuẩn mực kế toán quốc tế. 

Đồng thời, môn học này giúp ứng viên biết cách lập, nhóm, phân tích, giải thích báo cáo tài chính ở mức độ cơ bản. Có thể nói, kiến thức từ FR/F7 là “bất ly thân" với bất cứ kế toán, kiểm toán hay chuyên viên tư vấn tài chính nào.

Hiện tại, Tường Mai đang thực tập trong phòng Thị trường vốn tại một công ty chứng khoán. Việc hiểu nội dung FR/F7 giúp cô bạn dễ dàng đọc hiểu báo cáo tài chính, xác định nguồn gốc của từng khoản mục và cách liên kết các khoản mục.

Hơn 1 tháng chạy nước rút ôn thi FR/F7 ACCA

Tham dự lớp luyện thi FR/F7 ACCA tại SAPP vào tháng 5/2021, tuy nhiên đến tận tháng 1/2022, Tường Mai mới quyết định thi.

Do đăng ký thi muộn nên Tường Mai chỉ có 1 tháng để ôn thi FR/F7. Trong thời gian đó, cô bạn dành khoảng 2 tuần đầu để review lại kiến thức. Trong 3 tuần cuối cùng, Mai tập trung toàn bộ vào luyện tập Past Exam trong Kaplan, xem bài chữa mẫu và khắc phục những lỗi sai.

Theo cô bạn, kỳ thi đề tháng 3/2022 khá tương đồng với Past Exam. Đề bài xoay quanh nội dung trọng tâm về tài sản cố định, tài sản tài chính, thuê tài sản và các chuẩn mực về thuế. Đặc biệt, kiến thức liên quan tới hợp nhất là phần khó ăn điểm, cần phải hiểu sâu lý thuyết cũng như luyện tập nhiều lần.

Với phần trắc nghiệm, Tường Mai đã luyện tập kỹ càng trong các đề thi cũ nên không gặp nhiều khó khăn. Cô bạn cố gắng làm tới đâu chắc tới đó để không tốn thời gian sửa chữa và tránh mất điểm lãng phí. 

Về phần tự luận, câu hỏi đầu tiên trong đề thi xoay quanh phần Lập báo cáo tài chính riêng, câu thứ hai liên quan tới phân tích chỉ số. Tường Mai không gặp nhiều khó khăn liên quan tới bài tập phân tích, tuy nhiên giao diện khi làm bài thi tương đối khác với Excel thông thường. Do chưa quen thao tác, cô bạn khá mất thời gian trong việc nhập công thức để lập báo cáo tài chính.

Do vậy, các bạn thí sinh nên luyện tập trên trang ACCA Global để làm quen với giao diện trước khi tham gia kỳ thi chính thức.

Lời khuyên cho các bạn thí sinh thi FR/F7 trong thời gian tới

Tường Mai chia sẻ trong quá trình ôn thi FR/F7, giảng viên Phạm Cao Kỳ của SAPP đã “mách nước" rất nhiều kinh nghiệm thú vị cho học viên. Khi đọc đề bài, các bạn hãy chú ý ghi chú tất cả những từ khoá ra nháp, liên kết thông tin với nhau và đừng bỏ lỡ bất cứ một dữ kiện nào.

Trong bài thi viết luận, thí sinh càng thể hiện được sự liên kết thông tin, biết cách kết hợp các chuẩn mực thì càng dễ dàng “ăn điểm". Do đó, hãy phân tích kỹ càng trước khi bắt tay làm bài nhé!

Với các bạn sắp thi FR/F7 trong thời gian tới, Tường Mai khuyên hãy dành thời gian ôn tập từ sớm, tránh “chạy nước rút" để đảm bảo hiệu quả tốt hơn. Đặc biệt, bạn cần hiểu kỹ bản chất, bởi đề thi thường xoay quanh hầu hết chương trình học. 

Ngoài ra, đừng ngần ngại trao đổi với giảng viên trong quá trình ôn tập. Tại SAPP, Tường Mai vô cùng ấn tượng với giảng viên Phạm Cao Kỳ bởi anh luôn nhiệt tình giải đáp bài tập cho học viên. Cách truyền tải của anh Kỳ cũng rất cuốn hút, thường xuyên chia sẻ các tình huống thực tế để học viên hiểu sâu kiến thức. Do đó, hãy chủ động tương tác cùng thầy cô để có thêm nhiều góc nhìn thú vị hơn nhé!

Xem thêm:

CẬP NHẬT MỚI NHẤT

TIN TỨC LIÊN QUAN

logo logo

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887

Ngày cấp: 26/07/2016.

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

0889 66 22 76 support@sapp.edu.vn Liên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
DMCA.com Protection Status
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.
© 2021 Sapp.edu.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by
FAGO AGENCY