Đối với những người muốn phát triển sự nghiệp trong ngành đầu tư tài chính, đặc biệt là chứng khoán, việc vượt qua kỳ thi CFA hoặc sở hữu danh vị CFA Charterholder sẽ được miễn giảm 1 số chứng chỉ chuyên môn chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính. Tìm hiểu chi tiết cùng SAPP ngay trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Theo Điều 3, Mục 2, Thông tư số 197/2015/TT-BTC ngày 03/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về hành nghề chứng khoán, Chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm 3 loại chứng chỉ sau đây:
(1) Chứng chỉ hành nghề Môi giới chứng khoán (có thể phục vụ cho cá nhân muốn thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán hay tư vấn đầu tư chứng khoán);
(2) Chứng chỉ hành nghề Phân tích tài chính (có thể dành cho cá nhân muốn thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán hay bảo lãnh phát hành chứng khoán);
(3) Chứng chỉ hành nghề Quản lý quỹ (có thể dành cho cá nhân muốn thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán).
Để được cấp các chứng chỉ hành nghề chứng khoán kể trên, một trong những điều kiện cá nhân cần phải đáp ứng chính là đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán tương ứng với từng loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán được đề nghị cấp.
Theo đó, có 7 chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán cá nhân muốn tự do hành nghề hay công tác tại các đơn vị/ doanh nghiệp đầu tư, tài chính, các công ty chứng khoán, đầu tư, quản lý quỹ… một cách hợp pháp cần phải nắm rõ, bao gồm:
(1) Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán;
(2) Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán;
(3) Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán;
(4) Chứng chỉ Môi giới chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán;
(5) Chứng chỉ Tư vấn tài chính và Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
(6) Chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp;
(7) Chứng chỉ Quản lý quỹ và tài sản.
Căn cứ vào Khoản 4, Điều 4, Mục 2, Thông tư số 197/2015/TT-BTC ngày 03/12/2015 được Bộ Tài chính ban hành quy định về hành nghề chứng khoán, cá nhân được miễn giảm một hoặc một số chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán khi sở hữu các văn bằng, chứng chỉ sau đây:
Ứng viên vượt qua CFA Level 2 - Được miễn giảm 3 chứng chỉ chuyên môn, bao gồm:
(1) Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
(2) Phân tích và đầu tư chứng khoán;
(3) Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Ứng viên vượt qua CFA Level 1 - Được miễn giảm 2 chứng chỉ chuyên môn, bao gồm:
(1) Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán;
(2) Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Đặc biệt, căn cứ vào Điểm c, Khoản 3, Điều 4, Điều 4, Mục 2, Thông tư số 197/2015/TT-BTC, cá nhân là CFA Charterholder được miễn giảm điều kiện 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng để được cấp Chứng chỉ hành nghề Quản lý quỹ.
>>> Xem thêm: 5 lý do khiến dân chứng khoán "đua nhau" học CFA
Như vậy có thể thấy được, việc vượt qua các kỳ thi CFA và sở hữu danh vị CFA Charterholder chắc chắn sẽ giúp những cá nhân muốn sở hữu chứng chỉ hành nghề chứng khoán tiết kiệm thời gian cũng như chi phí tham gia đào tạo và sát hạch 7 chứng chỉ chuyên môn chứng khoán đã kể trên.
Không dừng lại ở đó, việc theo đuổi chứng chỉ CFA cũng đem lại vô số lợi ích về mặt kiến thức chuyên môn, cơ hội nghề nghiệp, lương thưởng, thăng tiến, danh vị cũng như mở rộng mối quan hệ. Vậy nên, nếu muốn phát triển và tiến xa hơn trong ngành phân tích - đầu tư - tài chính, chứng chỉ CFA chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hàng đầu bạn nhất định không nên bỏ qua.
Tham khảo thêm về khóa học CFA tại đây hoặc liên hệ trực tiếp với SAPP để được hỗ trợ đầy đủ thông tin và tư vấn lộ trình học tối ưu nhất dành riêng cho bạn!
CẬP NHẬT MỚI NHẤT
TIN TỨC LIÊN QUAN
01
Tháng 07
Webinar: "Kế Toán Hàng Tồn Kho Theo IFRS - Xử Lý Sao Cho Đúng?"
Gặp gỡ và trao đổi kiến thức cùng diễn giả về IAS 02.
21
Tháng 06
[Recap Sự Kiện] Cùng Đại Diện Bộ Tài Chính Tìm Hiểu Các Phương Pháp Tiếp Cận Và Một Số Tình Huống Ghi Nhận Doanh Thu Theo IFRS 15
Ngày 15/06/2022 vừa qua, sự kiện Expert talk với chủ đề “Phương pháp tiếp cận và một số tình huống ghi nhận doanh thu theo IFRS 15” do SAPP Academy tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp. Sự kiện đã thu hút hơn 250 nhân sự ngành kế - kiểm trên toàn quốc đăng ký tham dự.
20
Tháng 06
#Bảng Nguyên Lý Kế Toán Thông Tư 200 Mới Nhất Hiện Nay
Bảng nguyên lý kế toán là hệ thống những quy chuẩn, nguyên tắc được nhà nước quy định nhằm hỗ trợ, định hướng cho các hoạt động kế - kiểm, tài chính. Cập nhật bảng nguyên lý kế toán theo thông tư 200 mới nhất tại đây!
20
Tháng 06
#1 Cách Lập Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ Mới Nhất Hiện Nay
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bảng báo cáo tài chính quan trọng, hỗ trợ bổ sung cho bảng cân đối kế toán cũng như bảng báo cáo thu nhập. Cùng tìm hiểu cách lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mới nhất nhé!
20
Tháng 06
#Kiểm Toán Nội Bộ Là Gì? Vai Trò Ra Sao Đối Với Doanh Nghiệp?
Có thể nói kiểm toán nội bộ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của công ty. Kiểm toán nội bộ có vai trò ra sao trong doanh nghiệp? Cùng SAPP tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
20
Tháng 06
#[Tìm Hiểu] Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Là Gì? | SAPP
Trong quá trình kinh doanh có thể phát sinh các nghiệp vụ làm giảm trừ doanh thu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết nhé!
20
Tháng 06
# Nguyên Tắc Kế Toán Được Chấp Nhận Chung (GAAP) Là Gì?
GAAP là một cụm các tiêu chuẩn kế toán phổ biến, được các doanh nghiệp sử dụng để hoàn thiện các báo cáo tài chính, giúp cho bộ máy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
16
Tháng 06
[SAPP x RSM] Recap Talkshow: Chuyện Người Trong Nghề - Chọn kế hay kiểm?
Chiều ngày 19/05 vừa qua, talkshow thứ 2 trong chuỗi sự kiện Chuyện Người Trong Nghề so SAPP Academy kết hợp với RSM Việt Nam với chủ đề Chọn kế hay kiểm đã khép lại. Buổi talkshow có điểm gì thú vị? Cùng SAPP điểm lại trong bài viết này nhé!