CMA20/06/2024

Cách hạch toán Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154)

Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là tài khoản không thể thiếu khi hạch toán sổ sách kế toán của doanh nghiệp dù trong bất kỳ lĩnh vực gì: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hay xây dựng. Tài khoản 154 giúp hỗ trợ cho quá trình tính toán giá thành sản phẩm tại những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai hàng tồn kho. Trong bài viết này, cùng SAPP tìm hiểu về nguyên tắc, kết cấu cùng cách hạch toán tài khoản 154.

Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là gì?

Theo Điều 27 trong Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 quy định về tài khoản 154:

  • Đối với doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên khi hạch toán hàng tồn kho thì tài khoản 154 phản ánh tổng chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ trong doanh nghiệp;
  • Đối với doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, tài khoản 154 phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang vào cuối kỳ.

Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang còn được sử dụng để ghi nhận các chi phí:

  • Chi phí sản xuất và kinh doanh phát sinh trong kỳ, bao gồm cả chi phí của các sản phẩm và dịch vụ hoàn thành trong kỳ đó.
  • Ngoài ra, tài khoản này cũng phản ánh các chi phí sản xuất và kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và thuê ngoài gia công chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ.
  • Chi phí sản xuất và kinh doanh của các hoạt động sản xuất, gia công chế biến hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này.

chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - thuật ngữ chi phí sản xuất, kinh doanh đó đang được gọi là "work in progress"

Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154)

Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang có kết cấu và nội dung phản ánh cụ thể qua hai bên nợ và có như sau:

Đối với bên nợ tài khoản 154

Tài khoản 154 phản ánh các chi phí liên quan đến doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ như các chi phí nguyên liệu và vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.

Tài khoản 154 phản ánh chi phí liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ:

chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Tài khoản 154 phản ánh chi phí liên quan

Ngoài ra, tài khoản 154 cũng được sử dụng để kết chuyển các chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ trong trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kỳ.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Sổ Sách Kế Toán Chi Tiết

Đối với bên có tài khoản 154

Bên có tài khoản 154 phản ánh các nội dung kinh tế như sau:

  • Thứ nhất, giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm sau khi sản xuất xong tiến hành nhập kho, dùng cho nội bộ, chuyển đi bán hoặc sử dụng ngay vào hoạt động xuất, điều chuyển, cung cấp bên ngoài.
  • Thứ hai, giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành được bàn giao từng phần hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ; hoặc bàn giao cho doanh nghiệp nhận thầu chính xây lắp (cấp trên hoặc nội bộ); hoặc giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành đang chờ tiêu thụ.
  • Thứ ba, là tài khoản phản ánh chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành và cung cấp cho khách hàng.
  • Thứ tư, trị giá phế liệu thu hồi và giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được hoặc trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá đã gia công xong và nhập lại kho.
  • Thứ năm, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt quá mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định phải tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ kế toán. Đối với doanh nghiệp sản xuất có chu ký sản phẩm dài theo đơn đặt hàng, chi phí sản xuất chung được kế toán vào tài khoản 154 cho đến khi sản phẩm hoàn thành, sau đó mới xác định và tính vào giá vốn hàng bán (Có TK 154, Nợ TK 632).
  • Cuối cùng, tài khoản 154 dùng để kết chuyển đầu kỳ các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang áp dụng với doanh nghiệp thực hiện theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Số dư bên Nợ: Phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.

Cách hạch toán TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

4 phương pháp hạch toán tk 154 chi phí sản xuất kinh doanh đó đang

Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà tài khoản 154 có cách phản ánh khác nhau, cụ thể như sau:

Xem thêm: Bí Quyết Kiểm Soát Dòng Tiền Trong Doanh Nghiệp Hiệu Quả

Phương pháp hạch toán tài khoản 154 trong ngành công nghiệp

Có hai trường hợp hạch toán tài khoản 154 trong ngành công nghiệp:

  • TH1: Khi DN phản ánh hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

– Kế toán thực hiện kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào cuối kỳ theo từng đối tượng chi phí, ghi nhận: 

Nợ TK 154 / Nợ TK 632: Ghi nhận giá vốn đối với phần chi phí NVL trên mức bình thường

Có TK 621

– Kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào cuối kỳ theo từng nhóm đối tượng chi phí, hạch toán:

Nợ TK 154 / Nợ TK 632: Ghi nhận giá vốn đối với phần chi phí nhân công trên mức bình thường

Có TK 622

– Kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung đối với trường hợp công suất cao hơn hoặc bằng bình thường, ghi nhận:

Nợ TK 154

Có TK 627

– Trường hợp công suất thấp hơn bình thường thì kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung vào giá vốn hàng bán như sau:

Nợ TK 154 / Nợ TK 632: Ghi nhận vào tài khoản giá vốn phần chi phí sản xuất chung không ghi nhận giá thành sản phẩm

Có TK 627: Chi phí sản xuất chung

– Hạch toán nguyên vật liệu thuê ngoài gia công nhập kho, hạch toán:

Nợ TK 152 / Có TK 154

– Bồi thường thiệt hại khi làm hư sản phẩm không sửa chữa được ghi nhận:

Nợ TK 138 / Nợ TK 334

Có TK 154

– Tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (sau khi đã kết chuyển các chi phí NVL, nhân công và chi phí sản xuất chung qua TK 154) thì phản ánh các khoản vượt mức bình thường vào giá vốn hàng bán, hạch toán như sau:

Nợ TK 632 / Có TK 154

– Phản ánh thành phẩm nhập kho trong kỳ:

Nợ TK 155 / Có TK 154

– Phản ánh các sản phẩm tiêu dùng nội bộ hoặc sử dụng mà không nhập kho, ghi nhận:

Nợ TK 641, 642, 241 / Có TK 154

– Trường hợp không nhận được CKTM, giảm giá hàng bán thì kế toán tiến hành ghi nhận:

Nợ các TK 111, 112, 331,….

Có TK 154 / Có TK 133 (nếu có)

– Với những chi phí sản xuất sản phẩm được sản xuất thử nghiệm đã tập hợp trên TK 154 khi thanh lý hoặc thu hồi, ghi nhận:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 154 / Có TK 3331

Sau đó tiến hành kết chuyển theo 2 trường hợp:

Nếu chi phí sản xuất thử lớn hơn phần thu hồi khi bán, thanh lý thì tiến hành ghi nhận: Nợ TK 241 / Có TK 154

Nếu chi phí sản xuất thử nhỏ hơn phần thu hồi khi bán, thanh lý thì tiến hành ghi nhận: Nợ TK 154 / Có TK 241

– Trường hợp bán trực tiếp cho người mua sau khi sản xuất mà không nhập kho thì ghi nhận: Nợ TK 632 / Có TK 154 .

  • TH2: Khi DN thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

– Căn cứ vào kết quả kiểm kê định kỳ để ghi nhận giá trị thực tế chi phí SXKD dở dang sau đó hạch toán kết chuyển: Nợ TK 154 / Có TK 631

– Kết chuyển vào đầu kỳ chi phí thực tế SXKD dở dang, ghi: Nợ TK 631 / Có TK 154

Phương pháp hạch toán tài khoản 154 trong ngành nông nghiệp

Tương tự như ngành công nghiệp, có hai trường hợp xảy ra như sau:

  • TH1: DN thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

– Kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào cuối kỳ theo từng đối tượng chi phí, ghi nhận: 

Nợ TK 154 / Nợ TK 632:  Ghi nhận vào giá vốn hàng bán với phần chi phí NVL vượt mức bình thường

Có TK 621

– Tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo vào cuối kỳ theo từng đối tượng chi phí:

Nợ TK 154 / Nợ TK 632: Ghi nhận vào giá vốn hàng bán với phần chi phí nhân công vượt mức

Có TK 622

– Kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung vào cuối kỳ theo từng đối tượng chi phí:

Nợ TK 154 / Nợ TK 632: Ghi nhận vào giá vốn hàng bán với phần chi phí sản xuất chung cố định vượt mức

Có TK 627

– Đối với những sản phẩm phụ bị thu hồi, ghi nhận: Nợ TK 152 / Có TK 154

– Đối với gia súc nuôi để làm việc hoặc sinh sản, ghi nhận: Nợ TK 211 / Có TK 154

– Ghi nhận giá thực tế khi nhập kho hoặc tiêu thụ ngay trong sản xuất nông nghiệp, hạch toán:

Nợ TK 155 / Nợ TK 632

Có TK 154

– Hạch toán sản phẩm dùng cho nội bộ và không nhập kho, ghi:

Nợ TK 641, 642, 241/ Có TK 154.

  • TH2: Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Cách thức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế ở tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tương tự như ngành công nghiệp.

Phương pháp hạch toán tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong ngành dịch vụ

Phương pháp kế toán cho một số giao dịch kinh tế chủ yếu trong ngành dịch vụ tương đương với ngành công nghiệp. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp mở tài khoản 154 cho ngành dịch vụ, vẫn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Kết chuyển vào giá vốn khối lượng dịch vụ hoàn thành cho người mua trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 / Có TK 154
  • Hạch toán dịch vụ được tiêu dùng nội bộ doanh nghiệp, ghi: Nợ các TK 641, 642 / Có TK 154.

Phương pháp hạch toán tài khoản 154 trong ngành xây dựng

Hạch toán tài khoản 154 trong ngành xây lắp gồm các bút toán được phân chia như sau:

Hạch toán tập hợp chi phí xây lắp vào bên nợ TK 154

– Hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, ghi nhận:

Nợ TK 154 / Nợ TK 632: Ghi nhận vào giá vốn hàng bán với phần chi phí NVL trực tiếp trên mức bình thường

Có TK 621

– Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tương tự hạch toán ở ngành công nghiệp.

– Hạch toán chi phí máy thi công trực tiếp, ghi nhận:

Nợ TK 154 / Nợ TK 632: Ghi nhận vào giá vốn hàng bán số chi phí máy thi công vượt mức

Có TK 623

– Hạch toán chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, ghi nhận:

Nợ TK 627 / Nợ TK 133 (nếu có)

Có các TK 111, 112, 152, 153, 214, 242, 334, 338,…

– Hạch toán số dự phòng khi bảo hành công trình, ghi: Nợ TK 627 / Có TK 352

– Ghi nhận chi phí phát sinh sửa chữa, bảo hành công trình như sau:

Nợ TK 621 / Nợ TK 622 / Nợ TK 623 / Nợ TK 627 / Nợ TK 133 (nếu có)

Có các TK 112, 152, 153, 214, 331, 334, 338,…

– Kết chuyển các chi phí thực tế trong kỳ liên quan tới bảo hành, sửa chữa công trình để tổng hợp chi phí và tính giá bảo hành, ghi:

Nợ TK 154

Có TK 621 / Có TK 622 / Có TK 623 / Có TK 627

– Khi bàn giao cho khách hàng công trình đã bảo hành, ghi: Nợ TK 352 / Có TK 154

– Hoàn nhập chi phí chênh lệch sau khi bảo hành, sửa chữa công trình hết hạn nhưng chi phí chi trả cho việc bảo hành bị chênh lệch, ghi: Nợ TK 352 / Có TK 711

– Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào các dự án, công trình có liên quan, ghi:

Nợ TK 154 / Nợ TK 632: Ghi nhận giá vốn hàng bán phần chi phí sản xuất chung không tính vào giá thành

Có TK 627.

Hạch toán và kết chuyển chi phí xây lắp

– Các chi phí không thể thu hồi được ghi nhận ngay trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 / Có TK 154

– Nhập kho nguyên liệu khi hợp đồng kết thúc hoặc nhập kho phế liệu theo giá có thể thu hồi, ghi: Nợ TK 152 / Có TK 154

– Vật liệu thừa bán ngay cho khách hàng không qua nhập kho, kế toán phản ánh ghi nhận giảm chi phí, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,…

Có TK 3331 / Có TK 154

– Ghi nhận các khoản thanh lý máy móc, thiết bị thi công cho dự án xây dựng:

 + Thanh lý máy móc, thiết bị, ghi nhận khoản thu:

Nợ các TK 111, 112, 131,…

Có TK 3331 / Có TK 154

+ Thanh lý máy móc, thiết bị, ghi nhận chi phí, ghi:

Nợ TK 154 / Nợ TK 133

Có các TK 111, 112,…

+ Ghi giảm TSCĐ đã khấu hao hết khi thanh lý, ghi:

Nợ TK 214 / Có TK 211

Căn cứ vào giá thành khi bán hoặc bàn giao cho doanh nghiệp thầu chính nội bộ.

+ Khi bàn giao hạch toán: Nợ TK 632 / Có TK 154

+ Trường hợp xây lắp đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao hoặc đang chờ bán, ghi: Nợ TK 155 / Có TK 154

+ Trường hợp bàn giao sản phẩm xây lắp cho nhà thầu chính, ghi nhận: Nợ TK 336 / Có TK 154

Chứng chỉ CMA sẽ cung cấp kiến thức chuyên sâu về các khoản chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, khi đã hiểu sâu về quy trình vận hành, các khoản chi phí liên quan thì việc hạch toán tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang không còn là vấn đề quá khó đối với đội ngũ Kế toán, Tài chính.

Kết luận

Như vậy thông qua bài viết, hy vọng đã giúp bạn hiểu được chi tiết về tài khoản 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, từ nội dung kết cấu đến cách hạch toán. Việc hiểu chuyên sâu về lĩnh vực tài chính, kế toán thông qua khóa học CMA Hoa Kỳ được thiết kế theo tiêu chuẩn Mỹ tại SAPP Academy sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hạch toán các tài khoản một cách chuẩn xác.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
CMA Part 1 – Section C: Performance Management

Performance Management là môn học thứ 3 trong kỳ thi Part 1 CMA. Vậy môn...

Phương pháp Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Khả năng sinh lời là yếu tố quan trọng đối với một doanh nghiệp, là...

Đăng Ký Thi CMA – Bạn Cần Lưu Ý Những Gì?

Đăng ký thi CMA Hoa Kỳ như thế nào là một trong nhiều câu hỏi...

Tổng hợp 7 nguồn đề thi CMA và các trang thi thử chất lượng

Đáp ứng nhu cầu học tập và ôn luyện thi CMA, SAPP Academy tổng hợp...

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có cần kế toán quản trị?

Các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) thường cho rằng kế toán...

Khám phá quy trình Quản lý Công nợ hiệu quả trong doanh nghiệp

Quá trình thu hồi và quản lý công nợ phải trả có ảnh hưởng trực...

Tại sao cần hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ?

Trong môi trường kinh doanh đang thay đổi liên tục như hiện nay, việc xây...

Kế toán nội bộ là gì? Mô tả công việc của một Kế toán nội bộ

Chắc hẳn, khi bắt đầu kinh doanh, một trong những vấn đề đầu tiên mà...