ACCA20/06/2024

07 Chứng Chỉ Nên Theo Đuổi Cho Ngành Kế Toán Kiểm Toán, Tài chính

Chứng chỉ quốc tế là sự lựa chọn tốt nhất khi bạn mong muốn theo đuổi sự nghiệp vững chắc trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính. Sau đây là một số chứng chỉ chuyên sâu uy tín trong lĩnh vực Kế toán – Tài chính mà bạn có thể theo đuổi cho sự nghiệp của mình.

1. ACCA

Chứng chỉ ACCA (the Association of Chartered Certified Accountants) được cấp bởi Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc; đã mang đến cho giới chuyên môn ngành kế toán, tài chính và kiểm toán một chương trình chuyên nghiệp được công nhận giá trị toàn cầu. Tổ chức này được thành lập năm 1904, có lịch sử phát triển hàng trăm năm và sự uy tín trên toàn cầu. Hiện nay, ACCA đã có hơn 247.000 thành viên và hơn 526.000 hội viên với văn phòng tại 180 quốc gia trên thế giới.

Chứng chỉ ACCA được đánh giá rất cao trong giới chuyên môn trong lĩnh vực kế toán – tài chính. Do đó nhiều nhân viên kế toán, kiểm toán có thâm niên nghề nghiệp vẫn theo học ACCA.

Đối tượng của Chứng chỉ ACCA

  • Nhân sự đang làm kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng.
  • Sinh viên năm 3 – 4 các chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng.
  • Những người đã tốt nghiệp Cao đẳng về kế toán, tài chính hoặc ĐH về kinh tế.

Điều Kiện Nhận Bằng ACCA:

Các thông tin liên quan

ACCA mỗi năm thi 4 lần vào tháng 3, 6, 9 và 12.

Chương Trình Học Của ACCA

   Cấp độ Nền Tảng – Foundation:

  • BT/F1 – FA/F3: có thể thi viết (trắc nghiệm) hay thi trên máy (CBEs). Thông thường các sinh viên ngành kinh tế được miễn từ 1 đến 3 môn này.
  • LW/F4 – FM/F9: phải thi viết toàn bộ, dạng tự luận và làm toán. Pass rate từ 28% đến 90% tùy môn.

   Cấp độ Chuyên Nghiệp – Profession:

  • P1 – P7: 3 môn đầu bắt buộc và tự chọn 2/4 môn sau. Pass rate thường không quá 50%.

Tài Liệu Học Và Thi Môn F3 ACCA – Kế Toán Tài Chính

2. CPA

CPA (Certified Public Accountants), hay Kế toán Công chứng được cấp phép, là những người hành nghề kế toán, kiểm toán được công nhận bởi các Hiệp hội nghề nghiệp trong nước hoặc quốc tế. Hiện nay, chứng chỉ CPA được nhiều nước trên thế giới công nhận, mỗi quốc gia sẽ có những đặc điểm khác nhau. Điển hình là CPA Việt Nam và CPA Úc, nếu CPA của Việt Nam được Bộ Tài chính tổ chức thi và cấp bằng kèm nhiều điều kiện khác thì CPA của Úc lại do Hội Kế toán công chức Úc tổ chức và cấp bằng. Bài tổng hợp này muốn nhắc đến CPA Việt Nam và CPA Úc.

CPA dành cho những người mong muốn thăng tiến trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán. Để có thể dự thi, người học cần có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học thuộc các chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán,… Bên cạnh đó, những người có thời gian làm việc thực tế trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán ít nhất là 36 tháng tính từ tháng tốt nghiệp được ghi trên bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi cũng có thể dự thi.

Chứng Chỉ CPA Việt Nam

Chỉ khi bạn sở hữu CPA Việt Nam (chứng chỉ kiểm toán viên) thì bạn mới trở thành một kiểm toán viên còn trước đó bạn sẽ được gọi là trợ lý kiểm toán viên. Chỉ những kiểm toán viên mới có quyền điều hành cuộc kiểm toán và ký báo cáo kiểm toán tại Việt Nam.

Điều Kiện Tham Dự Thi

Bằng cấp
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán
  • Có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác. Có tổng số đơn vị học trình các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính & Thuế từ 7% trên tổng số học trình cả khóa học trở lên
  • Có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư 129/2012/TT-BTC.
Kinh nghiệm làm việc
  • Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 60 tháng trở lên (hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 48 tháng trở lên) tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi.

Như vậy bạn cần có ít nhất 4 năm kinh nghiệm đối với trợ lý kiểm toán viên hoặc 5 năm kinh nghiệm với 1 nhân viên kế toán – tài chính.

Chương Trình Thi

CPA gồm 6 môn thi viết (180 phút/ 1 môn) và 1 môn Ngoại ngữ (trình độ C) của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức. Thời gian thi viết trong thời gian 120 phút.

Chứng Chỉ CPA Úc

Là chứng chỉ kế toán – kiểm toán viên hành nghề của Úc, tuy nhiên đây là chứng chỉ uy tín và có giá trị trên nhiều quốc gia lớn trên thế giới, ví dụ như Úc, Mỹ, Anh, Hồng Kông… Để có thể đăng kí được chứng chỉ CPA Úc thì phải làm hồ sơ xét duyệt đầu vào, CPA xét đầu vào theo môn học và bằng cấp (degree và thành tích sau đại học) của trường đại học được công nhận.

Quy Định Chuyển Đổi Giữa CPA Việt Nam, CPA Úc và ACCA

Năm 2012, tại Thông tư 129/2012/TT-BTC về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán, Bộ Tài chính đã chính thức thừa nhận chứng chỉ ACCA của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh và CPA Australia. Những người đã có chứng chỉ này chỉ phải tham gia kỳ thi chuyển đổi (sát hạch) kiến thức về pháp luật Việt Nam và sẽ được cấp chứng chỉ CPA Việt Nam.

Ngược lại, ACCA cũng đã thừa nhận từng phần CPA Việt Nam như: khi thi ACCA, người có chứng chỉ CPA Việt Nam được miễn 6/14 môn thi (gồm môn kế toán trong kinh doanh, kế toán quản trị, kế toán tài chính, luật kinh doanh, thuế và kiểm toán). CPA Australia cũng thừa nhận từng phần đối với CPA Việt Nam, miễn 3/12 môn thi. Một số người có CPA Việt Nam sau một số năm làm việc, đạt trình độ và kinh nghiệm nhất định cũng được CPA Australia thừa nhận và cấp chứng chỉ CPA Australia.

3. CIA

CIA (hay còn gọi là Certified Internal Auditor) được cấp bởi Hiệp Hội Kiểm Toán Nội Bộ Hoa Kỳ IIA (Institute of Internal Auditors) – Tổ chức nghề nghiệp duy nhất được thế giới công nhận về kiểm toán nội bộ. Đây là chứng chỉ Kiểm Toán Nội Bộ Công Chứng được các nhà tuyển dụng xem như chứng nhận đáng tin cậy đánh giá năng lực chuyên môn trong kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro doanh nghiệp, được công nhận trên 190 quốc gia trên toàn thế giới.

CIA là chứng chỉ Kiểm Toán Nội Bộ Công Chứng được các nhà tuyển dụng xem như chứng nhận đáng tin cậy trong việc đánh giá năng lực chuyên môn trong kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro doanh nghiệp.

Điều Kiện Nhận Bằng CIA

  • Thi đậu 3 kì thi của chương trình CIA.
  • Có bằng Đại học (không quy định chuyên ngành) tại trường được công nhận.
  • Có 2 năm kinh nghiệm phù hợp.

Chương Trình Thi CIA

Gồm 3 phần thi trắc nghiệm, mỗi phần thi kéo dài 2h30p.

4. CMA

Chứng chỉ Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ – CMA (Certified Management Accountant) là chương trình đào tạo các chuyên gia về kế toán quản trị và quản trị tài chính doanh nghiệp. Cung cấp kỹ năng thiết yếu cho CFO chuyên nghiệp.

Bằng Kế toán quản trị CMA được cấp bởi Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA (Institute of Management Accountants). Đây là tổ chức nghề nghiệp danh tiếng toàn cầu được thành lập năm 1919 với hơn 65.000 hội viên được công nhận tại hơn 120 quốc gia.

Đối Tượng

  • Sinh viên năm cuối đại học có định hướng làm việc trong lĩnh vực kế toán, kế toán quản trị, quản lý tài chính doanh nghiệp, các công ty đầu tư.

  • Nhân sự trong lĩnh vực kế toán – tài chính muốn cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý phòng tài chính – kế toán của doanh nghiệp; đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên gia tư vấn kế toán quản trị, tư vấn tài chính, tư vấn ERP (tư vấn lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp), các giảng viên dạy Kế toán quản trị.

Điều Kiện Cấp Bằng CMA

  • Thi đậu 2 kì thi của chương trình CMA.
  • Có bằng Đại học tại trường được công nhận.
  • Có 2 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp.

5. CIMA

CIMA (Chartered Institute of Management Accountants) – Hiệp hội Kế toán Quản trị Công chứng Anh Quốc được thành lập năm 1919. Hiện nay có hơn 650.000 hội viên và học viên trên 180 quốc gia trên toàn cầu.

Bằng CIMA được công nhận rộng rãi trên toàn cầu về quản trị tài chính và quản trị chiến lược. Bằng CIMA cung cấp cho người học kiến thức mang tính thực tế cao giúp họ thành công trong các vị trí quản lý.

Bằng CIMA dành cho những ai có định hướng lâu dài với vị trí kế toán. Khi tham gia chương trình đào tạo CIMA, học viên sẽ được cung cấp kiến thức, kỹ năng trong nhiều lĩnh vực: quản lý rủi ro, kế toán tài chính, dự báo hiệu suất và phân tích dữ liệu, kỹ năng chuẩn bị báo cáo tài chính…

Điều Kiện Nhập Học CIMA

Mọi học viên trên 16 tuổi đều có thể theo học chương trình CIMA. CIMA không yêu cầu học viên thi đầu vào.

Chương Trình Học:

Gồm 17 môn và Hiệp hội CIMA không đưa ra điều kiện thời gian hoàn tất chương trình.

6. CFA

Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) là một chứng chỉ dành riêng cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp trong các lĩnh vực: chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính. CFA được đánh giá rất cao bởi các công ty, nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức kinh doanh trên toàn thế giới.

Chương trình CFA tập trung: kĩ năng quản lý danh mục đầu tư, phân tích tài chính, áp dụng cho các loại tài sản khác nhau, & cung cấp kiến thức tổng quát trong lĩnh vực tài chính.

Điều Kiện Bằng CFA

  • Vượt qua cả 3 level của kỳ thi.
  • Có tối thiểu 4 năm kinh nghiệm làm việc (đạt đủ trước, trong và sau các kỳ thi).
  • Trở thành thành viên của Viện CFA Hoa Kỳ.

Kỳ Thi CFA

Chương trình CFA bao gồm 3 kỳ thi được tổ chức tại các test center trên toàn thế giới. Ba kỳ thi level 1, level 2, level 3 phải được vượt qua tuần tự là một điều kiện để trở thành CFA chartered holder.

Tống nhất kỳ thi trên toàn thế giới: Tất cả các kỳ thi chỉ sử dụng duy nhất tiếng Anh. Bài thi diễn ra trong vòng 6 giờ đồng hồ (buổi sáng: 3 giờ, buổi chiều 3 giờ), và diễn ra gần như đồng thời trên toàn thế giới để tránh trường hợp lộ đề thi.

  • Level 1: Gồm các câu hỏi trắc nghiệm. Kỳ thi được tổ chức vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm.
  • Level 2: Gồm nhiều set câu hỏi khác nhau và tập trung vào các trường hợp thực tế cụ thể. Câu hỏi vẫn theo dạng trắc nghiệm. Kỳ thi chỉ tổ chức vào tháng 6 hàng năm.
  • Level 3: Gồm những câu hỏi yêu cầu phân tích và trả lời chi tiết bằng tự luận. Đây là phần thi khó nhất trong chương trình CFA. Kỳ thi chỉ tổ chức vào tháng 6 hàng năm.

7. ICAEW ACA

Chứng chỉ ICAEW Chartered Accountancy, hay còn gọi là ICAEW ACA, được cấp bởi Viện Kế toán Công Chứng Anh Quốc và xứ Wales kế toán công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales. Đây là một trong những chương trình học tập và phát triển nghề nghiệp chuyên nghiệp nhất hiện nay. Hơn nữa, ICAEW ACA được công nhận trên khắp thế giới chuyên ngành kế toán, tài chính và kiểm toán. Bằng ICAEW ACA được thành lập theo Hiến chương Hoàng gia năm 1818.

Có trong tay bằng ACA, bạn được sử dụng danh vị Chartered Accountant sau tên gọi của mình – danh vị nghề nghiệp danh giá nhất trong lĩnh vực tài chính – kế toán. Được công nhận bởi hơn 6.000 nhà tuyển dụng trên toàn thế giới, chứng chỉ ICAEW ACA trở thành điểm sáng trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh hiện nay.

Điều Kiện Nhập Học

  • Học sinh tốt nghiệp THPT
  • Sinh viên đại học hoặc đã tốt nghiệp Đại Học
  • Người đã đi làm (hoặc muốn làm việc) trong thế giới kinh doanh và tài chính

Chương Trình Học

15 môn – 3 cấp độ. Học viên có thể hoàn thành chứng chỉ ICAEW CFAB trong vòng từ 3 đến 5 năm.

Hãy tìm cho mình một mục tiêu và theo đuổi nó đến khi hoàn thành được nó nhé các bạn!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Kế Toán Viên Nên Học Chứng Chỉ ACCA Hay Văn Bằng Thạc Sĩ Kế Toán Việt Nam?

Nếu đang làm việc trong lĩnh vực Kế - Kiểm - Tài chính, chắc hẳn...

Học F3 ACCA – Các Dạng Bài Tập Thường Gặp Về Dự Phòng Khoản Phải Thu Khó Đòi

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thực hiện giao dịch mua bán...

Lộ Trình Chinh Phục Các Môn Học ACCA Cấp Độ Professional Hiệu Quả

Giới thiệu và phân tích về lộ trình học qua các line kiến thức khác...

Cập Nhật Lệ Phí Thi Và Lịch Thi ACCA Kỳ Tháng 6 Năm 2024 [Mới Nhất]

Tổng hợp các thông tin về lệ phí và lịch thi tháng 6 năm 2024...

Giới Thiệu Tổng Quan Về KPMG Global Và KPMG Việt Nam

Tòa nhà Kaengnam giống như một thiên đường với các bạn sinh viên Kế Kiểm...

Công Việc Của Kiểm Toán Nội Bộ Là Gì? Giải Mã Nghề Kiểm Toán Nội Bộ

Theo thống kê của TopCV, mức lương cao nhất mà một Kiểm toán nội bộ...

Nguyên Tắc Nhất Quán Là Gì? Vai Trò Nguyên Tắc Trong Kế Toán

Nguyên tắc nhất quán là gì? Tìm hiểu vai trò và cách áp dụng nguyên...

Vì Sao Kiến Thức Môn AA/F8 ACCA Đóng Vai Trò Quan Trọng Trong Việc Chinh Phục Kỳ Tuyển Dụng Của BIG4?

Bên cạnh môn FA/F3 và FR/F7 ACCA, việc học môn AA/F8 ACCA -  Audit &...