ACCA20/06/2024

5 Nấc Thang Thăng Tiến Sự Nghiệp Trong Nghề Kiểm Toán Độc Lập

Nếu như bạn chọn phát triển sự nghiệp theo nghề kiểm toán độc lập, bạn đã bao giờ hình dung sau 2 – 5 năm, bạn sẽ làm gì và đăng ở vị trí nào không? Từng nấc thang dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn thổng quan nhất về lộ trình thăng tiến của mình.

1. Sự Khác Biệt Giữa Kiểm Toán Nội Bộ & Kiểm Toán Độc Lập

Kiểm toán công việc kiểm tra và bày tỏ ý kiến đối với các báo cáo tài chính. Kiểm toán bao gồm hai loại: Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ.

Nếu làm kiểm toán nội bộ, bạn chỉ làm kiểm toán cho một công ty duy nhất. Nhiệm vụ của bạn là kiểm soát tình hình hoạt động của công ty. Mọi báo cáo đều được trình bày cho Ban Giám đốc.

Còn đối với kiểm toán độc lập, bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Báo cáo của bạn được sử dụng bởi các cổ đông, chủ nợ, v,v. Kiểm toán độc lập là làm việc ở các công ty kiểm toán, ví dụ như Big4. Nếu chọn con đường này, con đường phát triển sự nghiệp của bạn sẽ trải qua 5 nấc thang quan trọng dưới đây.

2. 05 Nấc Thang Thăng Tiến Của Nghề Kiểm Toán Độc Lập

2.1. Trợ Lý Kiểm Toán (Junior/Assistant)

Đây là nấc thang đầu tiên trên con đường trở thành kiểm toán viên chuyên nghiệp của bạn. Bạn sẽ được tham gia vào các nhóm kiểm toán và thực hiện các công việc từ đơn giản nhất. Thời gian đầu, công việc chủ yếu là kiểm tra chứng từ, sổ sách, tham gia kiểm kê kho hay xác nhận công nợ. Khi đã có kinh nghiệm hơn, bạn có thể kiểm tra các khoản mục, thực hiện các phần hành phức tạp hơn dưới sự giám sát của trưởng nhóm.

2.2. Trưởng Nhóm Kiểm Toán (Senior)

Sau 2-3 năm, vị trí của bạn sẽ là Trưởng nhóm kiểm toán (Senior). Lúc này, bạn sẽ phụ trách một nhóm các trợ lý kiểm toán cấp dưới để thực hiện cuộc kiểm toán nhỏ, trung bình. Bên cạnh các kỹ thuật cơ bản, trưởng nhóm phải biết cách phân công, phối hợp và giám sát các trợ lý của mình. Bạn cũng thực hiện những công việc khó hơn như phân tích hay đánh giá rủi ro v.v. Ở vị trí Senior, bạn bắt đầu phát triển khả năng làm việc với khách hàng, trao đổi hay giải quyết những sự việc phát sinh trong quá trình kiểm toán.

2.3. Chủ Nhiệm Kiểm Toán (Manager)

Sau 6 – 7 năm kinh nghiệm làm việc, bạn có thể trở thành Chủ nhiệm kiểm toán. 1 manager có thể điều hành một cuộc kiểm toán lớn. Đồng thời, bạn cũng chịu trách nhiệm giám sát nhiều cuộc kiểm toán nhỏ hoặc trung bình. Chủ nhiệm kiểm toán có hai nhiệm vụ chính. Một là, phối hợp công việc của các trưởng nhóm. Hai là, trao đổi với khách hàng về những vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán. Ở cấp Manager, bạn đã là kiểm toán viên thực thụ. Bạn được phép ký vào báo cáo kiểm toán và phải chịu trách nhiệm pháp lý với nó.

>>>Xem thêm: Phân Biệt Giữa Sai Sót Và Rủi Ro Trong Báo Cáo Tài Chính

2.4. Giám Đốc Kiểm Toán (Director)

Giám đốc kiểm toán điều hành và đảm bảo sự thành công của nhiều cuộc kiểm toán. Director giúp khách hàng và các nhân viên cấp dưới giải quyết các vấn đề gai góc và điều hòa xung đột nếu có. Họ cũng cần có khả năng quản lý ngân sách nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán có lợi nhuận. Director cũng đóng góp vào sự phát triển kinh doanh của Công ty thông qua việc tìm kiếm doanh thu và thị trường.

2.5. Chủ Phần Hùn Kiểm Toán (Partner)

Là người thường điều hành một mảng khách hàng trong công ty kiểm toán. Công việc của Partner thiên về phát triển và duy trì khách hàng nhiều hơn là giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Về pháp lý, chủ phần hùn có vốn góp trong công ty kiểm toán và chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro của công ty.

Ở các công ty kiểm toán khác nhau, mỗi cấp lại bao gồm nhiều mức khác nhau. Trợ lý kiểm toán có thể chia thành Junior 1, Junior 2, Senior 1, Senior 2,v.v tùy theo kinh nghiệm và năng lực. Hi vọng các bạn đã hình dung được về con đường mình sẽ đi trong tương lai. Chúc các bạn sớm vượt qua từng nấc thang và chiếm lĩnh đỉnh cao nghề nghiệp nhanh nhất có thể!

>>>Xem thêm các bài viết liên quan:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#3 Phương Pháp Chữa Sổ Kế Toán Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Tìm hiểu về ba phương pháp chữa sổ kế toán giúp khắc phục và cải...

F9 là môn gì? Tại sao bạn cần phải học F9?

1. F9 Là Môn Học Gì? F9 ACCA – Financial Management – là môn học...

Tổng Quan Về SBL Và Tầm Quan Trọng Của Môn Học Này Dưới Góc Nhìn Của ACCA Member

SBL cung cấp kiến thức cùng kỹ năng gì, hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu...

Kiểm Soát Nội Bộ Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Kiểm Soát Nội Bộ

Kiểm soát nội bộ là một trong những vị trí nghề nghiệp tạo ra “làn...

5 Tiêu Chí Giúp Người Mới Bắt Đầu Lựa Chọn Trung Tâm Đào Tạo ACCA Hiệu Quả

Khi bắt đầu hành trình chinh phục chứng chỉ ACCA, việc lựa chọn trung tâm...

08 Thông Tư, Nghị Định Mà Sinh Viên Kiểm Toán Cần Nắm Vững

Đối với các sinh viên chuyên ngành kế toán kiểm toán, đặc biệt là các...

Học F3 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Tài Sản Cố Định Hữu Hình – Phần 2

Tài sản cố định hữu hình có giá trị lớn nên việc quản lý và...

Câu Hỏi Hành Vi Là Gì? Cách Chuẩn Bị Câu Trả Lời Trong Phỏng Vấn BIG4

Câu hỏi hành vi trong phỏng vấn BIG4 được nhà tuyển dụng sử dụng như một...