ACCA20/06/2024

[Tìm Hiểu] LW/F4 ACCA Là Gì? Kiến Thức Nào Có Trong Môn Học Này?

Bạn đang tìm hiểu về F4 ACCA nhưng chưa rõ môn học này gồm những nội dung gì, có khó không và liệu bạn có thể tự học hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về môn F4, đánh giá xem nó có phù hợp với mục tiêu học tập của bạn hay không và nên tự học hay theo học tại trung tâm để đạt hiệu quả cao nhất nhé!

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Giới thiệu môn học Corporate and Business Law Global (F4/LW Glo)

1.1. Môn học Corporate and Business Law Global (F4/LW Glo) là gì?

Chứng chỉ ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) là một tổ chức nghề nghiệp toàn cầu có trụ sở tại Vương quốc Anh, cung cấp chương trình đào tạo và chứng chỉ chuyên sâu về kế toán, kiểm toán, tài chính và quản trị.

Chương trình ACCA gồm ba cấp độ chính: Applied Knowledge, Applied Skills và Strategic Professional. Trong đó, F4 ACCA (LW) nằm ở cấp độ nền tảng nhưng lại đóng vai trò then chốt để hiểu và vận dụng hệ thống pháp luật vào các môn học nâng cao sau này.

Giúp người học hiểu vai trò của pháp luật trong môi trường kinh doanh

Môn học Corporate and Business Law Global (F4/LW Glo) sẽ giúp học viên hiểu rõ cấu trúc và vai trò của hệ thống pháp luật trong môi trường kinh doanh, bao gồm các lĩnh vực như: hợp đồng, trách nhiệm pháp lý, luật doanh nghiệp, luật lao động và luật sở hữu trí tuệ. Trong chương trình Luật Quốc tế, môn học tập trung vào Common Law (Thông Luật – hệ thống pháp luật Anh – Mỹ), Civil Law (Luật Dân Sự), và Sharia Law (Đạo luật Hồi giáo Sharia).

Ban đầu, môn học được xây dựng dựa trên hệ thống luật tại Anh Quốc – nơi đặt trụ sở của ACCA – với mục tiêu giúp học viên nắm vững khung pháp lý phổ quát trong kinh doanh. Tuy nhiên, theo thời gian, nội dung đã được điều chỉnh để phù hợp hơn với tình hình thực tế của từng quốc gia. Do đó, bài viết này sẽ tập trung vào chương trình Luật doanh nghiệp Quốc tế – Corporate and Business Law Global (F4/LW Glo).

1.2. Tầm quan trọng của môn học

Corporate and Business Law Global ACCA không chỉ cung cấp kiến thức nền tảng về luật pháp trong kinh doanh, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tư duy và định hướng nghề nghiệp lâu dài cho học viên ACCA. Dù không phải là môn chuyên sâu về tài chính hay kế toán, nhưng F4 lại là bước đệm cần thiết để hiểu rõ bối cảnh pháp lý – điều kiện bắt buộc để vận hành doanh nghiệp một cách hợp pháp, minh bạch và hiệu quả.

Trước tiên, việc hiểu rõ luật thương mại và luật doanh nghiệp giúp học viên có cái nhìn toàn diện về cách thức hoạt động của một tổ chức trong môi trường pháp lý hiện hành. Học viên sẽ được trang bị kiến thức về trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan, vai trò của các cơ quan quản lý, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp – cá nhân trong hoạt động thương mại. Đây là những kiến thức không thể thiếu với bất kỳ ai muốn trở thành kế toán viên, kiểm toán viên hay nhà quản lý chuyên nghiệp.

Tầm quan trọng của Luật thương mại

Không dừng lại ở lý thuyết, môn F4 ACCA còn tạo nền tảng để học viên có thể ứng dụng kiến thức pháp luật trong các môn học chuyên sâu hơn như:

  • Financial Reporting (FR/F7): Việc lập báo cáo tài chính không chỉ tuân theo chuẩn mực kế toán, mà còn phải đảm bảo tính pháp lý theo các quy định hiện hành. Những kiến thức từ F4 sẽ giúp học viên hiểu rõ khung pháp lý bao quanh báo cáo tài chính, từ đó đảm bảo tính hợp lệ và minh bạch cho các báo cáo.
  • Strategic Business Reporting (SBR): Ở cấp độ chiến lược, học viên cần vận dụng tổng hợp kiến thức pháp luật, tài chính và đạo đức nghề nghiệp để đưa ra các khuyến nghị chiến lược. Hiểu biết về luật pháp từ môn F4 sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc phân tích, đánh giá và bảo vệ lập luận trong các tình huống thực tế của môn SBR.
  • Audit and Assurance (AA/F8): Trong kiểm toán, yếu tố pháp lý là nền tảng để xây dựng quy trình kiểm toán đúng chuẩn. F4 cung cấp kiến thức ban đầu về khung pháp lý, giúp học viên hiểu rõ các quy định về đạo đức, trách nhiệm pháp lý, và sự tuân thủ – những yếu tố trọng yếu trong hành nghề kiểm toán.

Mối liên hệ của ACCA F4 với các môn học khác trong chương trình ACCA

Ngoài ra, F4 ACCA còn giúp học viên phát triển tư duy phản biện và kỹ năng phân tích tình huống pháp lý, một năng lực quan trọng trong môi trường làm việc thực tế – nơi các quyết định tài chính luôn cần dựa trên nền tảng pháp lý vững chắc. Khả năng hiểu và áp dụng luật pháp cũng là một điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng, đặc biệt với các vị trí liên quan đến quản trị rủi ro, tư vấn tài chính hay pháp chế doanh nghiệp.

Tóm lại, dù là một môn nền tảng, nhưng tầm quan trọng của F4 ACCA là không thể phủ nhận. Việc học tốt môn này sẽ giúp bạn xây dựng nền móng kiến thức vững chắc, không chỉ để vượt qua các kỳ thi sau, mà còn phục vụ hiệu quả cho công việc thực tế và sự nghiệp lâu dài trong lĩnh vực tài chính – kế toán – kiểm toán.

2. Yêu cầu kỹ năng đầu vào của học viên với môn học

Mặc dù F4 ACCA (Corporate and Business Law) là một môn học ở cấp độ nền tảng, nhưng để học tốt và hiểu sâu, học viên vẫn cần trang bị một số kỹ năng cơ bản trước khi bắt đầu. Đây không chỉ là các kỹ năng học thuật mà còn là những phẩm chất hỗ trợ cho việc tiếp cận và xử lý các tình huống pháp lý trong bối cảnh kinh doanh thực tế.

Trước hết, học viên cần có kỹ năng đọc hiểu và tư duy logic tốt. Vì nội dung môn học phần lớn liên quan đến khái niệm pháp luật, điều khoản, nguyên tắc và phân tích tình huống, nên việc hiểu chính xác ý nghĩa của từng khái niệm là rất quan trọng. Khả năng nắm bắt và hệ thống thông tin nhanh sẽ giúp học viên tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận các chủ đề phức tạp.

Học viên ACCA F4 cần có kỹ năng đọc hiểu và tư duy tốt

Thứ hai, kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành là một lợi thế lớn, đặc biệt với những học viên học phiên bản Global hoặc đọc tài liệu quốc tế. Mặc dù đã có phiên bản F4 ACCA Vietnam bằng tiếng Việt, nhưng nhiều tài liệu tham khảo, đề thi mẫu và video bài giảng chất lượng vẫn được cung cấp bằng tiếng Anh.

Cuối cùng, học viên cần có tinh thần tự học và tính kỷ luật cao. Môn học này yêu cầu ghi nhớ nhiều nội dung lý thuyết, đòi hỏi người học phải có kế hoạch học tập rõ ràng, kiên trì và chủ động trong việc luyện tập, ôn tập và áp dụng tình huống thực tế.

3. Corporate and Business Law Global (F4/LW Glo) tập trung vào những phần kiến thức nào?

3.1. A – Essential elements of the legal system (Các thành phần cơ bản của hệ thống pháp luật)

Trong module này, học viên sẽ được tìm hiểu những yếu tố cốt lõi cấu thành nên hệ thống pháp luật, bao gồm ba nhóm nội dung chính.

  1. Nguồn gốc của pháp luật (Sources of law) – giúp học viên hiểu khái niệm pháp luật, phân biệt các loại luật, vai trò của hiến pháp và các hình thức ban hành pháp luật khác nhau.
  2. Cơ cấu hệ thống tòa án (Court structure) – giải thích vai trò, chức năng của các tòa án, thẩm quyền xét xử và vai trò của thẩm phán. 
  3. Quyền hiến định (Constitutional rights) – nhận diện quyền và năng lực pháp lý của công dân và tổ chức, cũng như các giới hạn có thể được áp dụng.

Đây là nền tảng quan trọng để học viên tiếp cận hiệu quả các phần kiến thức pháp luật chuyên sâu hơn trong môn học.

Kiến thức về nguồn gốc của pháp luật

3.2. B – International business transactions (Giao dịch kinh doanh quốc tế)

Trong module này, học viên sẽ được giới thiệu Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và ICC Incoterms (International Commerce Terms – Bộ các Quy tắc Thương mại Quốc tế).

Trọng tâm đầu tiên là giải thích phạm vi, ứng dụng và các điều khoản chung của Công ước. – học viên sẽ học cách áp dụng các quy tắc chuẩn mực để tạo ra các mối quan hệ hợp đồng theo Công ước. Bên cạnh đó, người học cũng sẽ được giới thiệu về ICC Incoterms (International Commerce Terms – Bộ các Quy tắc Thương mại Quốc tế).

Ngoài ra, module này còn đề cập đến nghĩa vụ của người bán và người mua, và các điều khoản chung cho cả hai bên. Học phần này còn giải thích cách áp dụng các quy tắc liên quan đến nghĩa vụ của người bán và người mua theo Công ước, cũng như các rủi ro tiềm năng đi kèm.

F4 ACCA đề cập tới nghĩa vụ của người mua và người bán

3.3. C – Transportation and payment of international business transactions (Vận chuyển và thanh toán các giao dịch kinh doanh quốc tế)

Module này sẽ tập trung vào quá trình vận chuyển chứng từ và các phương tiện thanh toán. Trong đó, bạn sẽ được tìm hiểu về:

  • Định nghĩa và giải thích hoạt động của vận đơn
  • Giải thích quy chế của hoạt động chuyển khoản ngân hàng
  • Học hiểu và biết cách áp dụng Luật mẫu UNCITRAL về giao dịch bảo đảm (2016)

Bên cạnh đó, học phần này cũng hướng dẫn học viên cách áp dụng các quy tắc của Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và kỳ phiếu quốc tế, cũng như hoạt động của thư tín dụng và thư bảo lãnh.

3.4. D – The formation and constitution of business organisations (Thành lập và tổ chức pháp lý của doanh nghiệp)

Nội dung trong module này đóng vai trò nền tảng trong việc hiểu cách thức các doanh nghiệp được hình thành, vận hành và chịu trách nhiệm pháp lý.

Trước hết, nội dung về Agency Law (Luật đại diện) sẽ đi vào định nghĩa mối quan hệ đại diện và vai trò của cả hai bên. Ví dụ như Thành viên công ty hợp danh (Partners), Giám đốc công ty (Company directors)… 

Tiếp đến, học viên sẽ được học về sự hình thành và chấm dứt của mối quan hệ đại diện, cũng như quyền hạn của bên đại diện và trách nhiệm tiềm ẩn của bên được đại diện (principal) và bên đại diện (agent).

Bên cạnh đó, học viên sẽ được tìm hiểu về hợp danh (Partnerships) – bao gồm các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của mô hình này như: quyền hạn của các đối tác, trách nhiệm về nợ phát sinh, và cách chấm dứt hợp danh cùng các nghĩa vụ hậu chấm dứt.

Tiếp đến là phần về tư cách pháp nhân và loại hình doanh nghiệp (Corporations and legal personality). Người học sẽ được phân biệt rõ sự khác nhau giữa hộ kinh doanh cá thể, công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần.

Các khái niệm pháp lý quan trọng như trách nhiệm hữu hạn (limited liability) và tư cách pháp nhân độc lập (separate legal personality) cũng sẽ được làm rõ, bao gồm cả những tình huống mà nguyên tắc pháp lý này có thể bị phủ nhận.

Cuối cùng, học viên còn được cung cấp kiến thức về thủ tục thành lập doanh nghiệp (The formation and constitution of a company) – bao gồm các bước đăng ký, yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu, và các tài liệu điều lệ như điều lệ công ty hoặc hợp đồng cổ đông, giúp học viên hình dung quy trình pháp lý cụ thể để thành lập doanh nghiệp một cách hợp pháp.

3.5. E – Capital and the financing of companies (Vốn và tài trợ doanh nghiệp)

Module này tập trung vào việc phân tích các nguồn vốn của doanh nghiệp, bao gồm cả vốn cổ phần (share capital) và vốn vay (loan capital) – hai yếu tố then chốt trong cấu trúc tài chính và vận hành bền vững của một công ty.

ACCA F4 phân tích các nguồn vốn trong doanh nghiệp

Trước hết, người học sẽ tìm hiểu về các khái niệm khác nhau của vốn cổ phần, bao gồm sự khác biệt giữa cổ phiếu phổ thông (ordinary shares) và cổ phiếu ưu đãi (preference shares), cũng như các loại cổ phiếu ưu đãi khác nhau.

Ngoài ra, phần học này cũng sẽ giải thích quá trình phát hành cổ phiếu và các đợt phát hành bổ sung, cùng với quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của các cổ đông – như quyền được chia cổ tức, quyền biểu quyết, và quyền tiếp cận thông tin.

Tiếp theo, học viên sẽ nghiên cứu các quy định pháp lý điều chỉnh việc tăng và giảm vốn cổ phần, cũng như hệ quả pháp lý và tài chính từ những thay đổi này. Điều này giúp người học hiểu rõ vai trò quản lý vốn trong sự phát triển và tái cấu trúc doanh nghiệp.

Phần về vốn vay sẽ làm rõ sự khác biệt giữa vốn vay và vốn cổ phần, đồng thời giải thích quyền lợi của các nhà cung cấp vốn dài hạn – chẳng hạn như trái chủ – trong mối quan hệ với công ty.

ACCA F4 dạy cách phân biệt vốn vay và vốn cổ phần

Cuối cùng, module kết thúc với nội dung quan trọng về bảo toàn vốn và luật chia cổ tức (capital maintenance and dividend law), bao gồm các quy tắc pháp lý liên quan đến việc phân phối lợi nhuận, đảm bảo công ty không vi phạm nghĩa vụ tài chính khi chia cổ tức. Phần này nhấn mạnh tầm quan trọng của tính minh bạch và tuân thủ pháp lý trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

3.6. F – Management, administration and regulation of companies (Quản lý, điều hành và quy định của công ty)

Học viên sẽ được cung cấp cái nhìn toàn diện về cơ cấu quản trị nội bộ của doanh nghiệp, tập trung vào vai trò, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý và cổ đông công ty trong module này.

Trước hết, học viên sẽ được tìm hiểu về Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc, và Giám đốc/Tổng giám đốc – những nhân sự chủ chốt đảm nhiệm việc hoạch định chiến lược và điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Người học sẽ phân biệt rõ quyền lực và chức năng của các cơ quan quản trị so với quyền của cổ đông, từ đó hiểu được cách mà doanh nghiệp ra quyết định một cách hợp pháp và hiệu quả.

Tìm hiểu về hội đồng thành viên trong môn ACCA F4

Ngoài các cơ quan quản lý chính, môn học còn giới thiệu về những cơ quan giám sát độc lập, bao gồm kiểm toán viên bên ngoài và Ban Kiểm soát (Inspection Committee). Người học sẽ nắm được quy trình bổ nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của những cơ quan này, nhằm bảo đảm tính minh bạch và tuân thủ pháp luật trong hoạt động tài chính và điều hành công ty.

Cuối cùng, chương này cũng đi sâu vào các quy định liên quan đến họp và ra quyết định trong công ty. Học viên sẽ tìm hiểu quy trình triệu tập và tiến hành các cuộc họp cổ đông, các yêu cầu pháp lý về biểu quyết, tỷ lệ thông qua, cũng như cách ra quyết định trong các cuộc họp quản trị. Nội dung này giúp người học hiểu rõ cách một công ty được điều hành minh bạch, hiệu quả và tuân thủ đúng khuôn khổ pháp luật.

3.7. G – Insolvency law (Luật phá sản)

Module tiếp theo về luật phá sản trang bị cho người học kiến thức pháp lý cơ bản về tình trạng mất khả năng thanh toán và quá trình xử lý phá sản trong khuôn khổ pháp luật.

Trước hết, học viên sẽ được tìm hiểu khái niệm phá sản, cùng với tiêu chí pháp lý để xác định tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh – một trong những căn cứ quan trọng để khởi xướng quy trình phá sản.

Kiến thức về luật phá sản trong ACCA F4

Nội dung tiếp theo tập trung vào vai trò của tòa án và thẩm phán – những chủ thể có thẩm quyền trong việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, giám sát quy trình, và ban hành các phán quyết liên quan đến quyền lợi của các bên. Học viên cũng sẽ được tìm hiểu về Ủy ban quản lý và thanh lý tài sản, bao gồm chức năng, quyền hạn và trách nhiệm trong việc thu hồi, quản lý và phân chia tài sản phá sản.

Phần cuối của module cung cấp cái nhìn tổng quan về quy trình phá sản, từ giai đoạn mở thủ tục, thông báo, đến việc xử lý tài sản và thanh toán cho các chủ nợ. Người học sẽ nắm được vai trò của các bên tham gia, bao gồm người quản lý doanh nghiệp, chủ nợ, người lao động và các cơ quan liên quan.

Thông qua module này, học viên có thể nhận diện các rủi ro pháp lý trong kinh doanh, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính.

3.8. H – Corporate fraudulent and criminal behaviour (Hành vi gian lận và tội phạm của doanh nghiệp)

Module cuối cùng tập trung vào việc nhận diện và kiểm soát các hành vi gian lận và vi phạm pháp luật trong môi trường doanh nghiệp, đặc biệt là những hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính và lòng tin của công chúng. Người học sẽ được tìm hiểu về nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp trong việc công bố thông tin minh bạch, bao gồm các quy định về báo cáo tài chính, thông tin nội bộ và công bố thông tin có ảnh hưởng tới giá chứng khoán.

Nhận diện và kiểm soát hành vi gian lận trong ACCA F4

Ngoài ra, module này còn phân tích các hành vi có thể gây bất ổn cho thị trường chứng khoán, như thao túng giá, giao dịch nội gián và các hoạt động trái phép khác, cùng với các cơ chế kiểm soát pháp lý hiện hành.

Bên cạnh đó, người học cũng sẽ được trang bị kiến thức để nhận diện và hiểu rõ quy định về phòng chống rửa tiền – một hành vi thường gắn với tội phạm tài chính – và tham nhũng, bao gồm cả biện pháp xử lý và chế tài theo luật định.

Việc nắm rõ các khía cạnh này giúp người học có thể hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, có đạo đức.

4. Những kỹ năng sẽ đạt được từ môn học

Sau khi hoàn thành kỳ thi F4 ACCA, thí sinh sẽ có thể đạt được nhiều kỹ năng quan trọng liên quan đến hệ thống pháp lý và các quy định trong kinh doanh. Những kỹ năng này không chỉ giúp thí sinh hiểu rõ về các quy tắc pháp lý mà còn ứng dụng được vào thực tế công việc. Dưới đây là những kỹ năng nổi bật mà học viên sẽ có được sau khi vượt qua môn học này:

  • Xác định các yếu tố cơ bản của hệ thống pháp lý và các nguồn luật chính

Môn học F4 ACCA giúp học viên nhận diện được các yếu tố cấu thành hệ thống pháp lý, bao gồm các nguồn luật cơ bản như hiến pháp, luật quốc gia, và các văn bản pháp lý khác. Điều này giúp học viên hiểu được cách các quy định pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và cá nhân trong xã hội.

ACCA F4 giúp học viên nhận diện được các thành phần cấu thành hệ thống pháp lý

  • Nhận diện và áp dụng các quy định pháp lý liên quan đến luật nghĩa vụ

F4 ACCA cũng trang bị cho học viên khả năng nhận biết và áp dụng các quy tắc pháp lý trong lĩnh vực nghĩa vụ, như hợp đồng, trách nhiệm bồi thường và các tình huống phát sinh tranh chấp trong quá trình kinh doanh. Đây là một kỹ năng quan trọng giúp thí sinh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình và tránh rủi ro pháp lý.

  • Giải thích và áp dụng luật liên quan đến quan hệ lao động

Kiến thức về các quy định pháp lý liên quan đến quan hệ lao động, như hợp đồng lao động, quyền lợi của người lao động và nghĩa vụ của người sử dụng lao động sẽ giúp học viên có cái nhìn sâu sắc về cách thức vận hành trong môi trường làm việc.

4.1. Phân biệt giữa các hình thức và tổ chức kinh doanh khác nhau

Một kỹ năng quan trọng mà thí sinh sẽ đạt được là khả năng phân biệt các hình thức tổ chức doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty TNHH và các hình thức khác, đồng thời hiểu rõ sự khác biệt trong cấu trúc và quy trình quản lý của từng loại hình tổ chức này.

4.2. Nhận diện và so sánh các loại vốn và việc huy động vốn của doanh nghiệp

F4 ACCA sẽ giúp học viên nắm vững các khái niệm về các loại vốn trong doanh nghiệp, bao gồm vốn cổ phần, vốn vay và các hình thức huy động vốn khác. Họ sẽ hiểu được các chiến lược huy động vốn hiệu quả để phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.

Nắm vững khái niệm về các loại vốn doanh nghiệp với ACCA F4

4.3. Mô tả và giải thích cách thức quản lý và điều hành doanh nghiệp

Học viên sẽ có khả năng giải thích các quy trình quản lý và điều hành trong doanh nghiệp, bao gồm việc xây dựng và thực thi chiến lược, phân công công việc, giám sát hiệu quả hoạt động và đối phó với các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành.

4.4. Nhận diện các hệ quả pháp lý liên quan đến phá sản

Kiến thức về các vấn đề pháp lý liên quan đến phá sản và quy trình xử lý tình huống này cũng là một kỹ năng quan trọng mà thí sinh sẽ đạt được từ môn học. Họ sẽ hiểu được các khía cạnh pháp lý trong việc xử lý tài chính và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan khi doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính.

4.5. Hiểu biết về hành vi gian lận và tội phạm doanh nghiệp

F4 ACCA cung cấp cho học viên các kiến thức về các hành vi gian lận và tội phạm trong lĩnh vực doanh nghiệp. Thí sinh sẽ được trang bị khả năng nhận diện các dấu hiệu bất thường, điều tra và xử lý các vấn đề liên quan đến các hành vi này, góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch và tuân thủ pháp luật.

ACCA F4 trang bị cho người học khả năng xử lý các dấu hiệu bất thường

Với những kỹ năng này, học viên không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn có khả năng áp dụng vào thực tế công việc, giúp họ tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh hoặc quản lý pháp lý trong doanh nghiệp.

5. Một vài kinh nghiệm học tập, ôn luyện thi môn học

5.1. Tập trung học thuộc – ghi nhớ kiến thức

Khi bắt đầu học môn LW GLO, bạn có thể lựa chọn một mảng kiến thức Luật trong Syllabus (giáo trình), ví dụ trong phần D – The formation and constitution of business organisations, bạn hãy cố gắng đọc thuộc lòng và ghi nhớ tất cả các phần quan trọng của luật như Luật hợp đồng (Contract Law), gồm có kiến thức về đề nghị, phản đề nghị, hết hạn đề nghị, thiệt hại, hủy bỏ, vi phạm…

Khi khối lượng kiến thức quá lớn, không thể ghi nhớ được, bạn hãy thử vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống lại kiến thức. Đừng quá lo lắng, vì đây là một trong những môn học ACCA có pass rate (tỷ lệ đỗ) cao nhất, dao động khoảng 80% trong 2 năm gần đây.

5.2. Tự thiết lập kỷ luật cho bản thân

Đây là môn học nặng lý thuyết, yêu cầu học thuộc nhiều, hoàn toàn không có các phần kiến thức phức tạp như giải Case Luật, vì mục đích của nó là để bạn hiểu được bản chất và ứng dụng của Luật pháp trong môi trường Kinh doanh – Doanh nghiệp, không phải để trở thành Luật sư.

Tuy nhiên, cũng bởi vậy mà việc học ACCA F4 có phần dễ gây chán nản cho người học, chính vì vậy mà bạn phải luôn thúc đẩy, tạo động lực, thậm chí là thiết lập kỷ luật cho bản thân để học môn học này. Hãy học vào lúc năng lượng đang ở trạng thái ổn định nhất trong ngày, và tự đặt mục tiêu như: Hôm nay mình sẽ học 10 trang, làm 10 câu trắc nghiệm, hoặc mình sẽ học xong 1 chương…

5.3. Không bỏ sót nội dung nào trong giáo trình

Một vài môn học trong chương trình ACCA có thể tập trung nhiều vào một số phần nhất định trong Syllabus (Giáo trình), tuy nhiên, với Corporate and Business Law Global, bài thi sẽ không tập trung vào kiến thức nào nhất định.

Bên cạnh đó, kiến thức từ môn học F4 ACCA còn xuất hiện trong môn Strategic Business Reporting (SBR), Audit and Assurance (AA/F8), và Financial Reporting (FR) sau này, vậy nên việc nắm chắc kiến thức môn học này là rất quan trọng.

6. Kết luận

F4 ACCA cung cấp những kỹ năng pháp lý quan trọng, giúp thí sinh hiểu và áp dụng các quy định pháp lý trong môi trường kinh doanh. Những kiến thức này không chỉ giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho việc quản lý doanh nghiệp mà còn tạo cơ hội cho các chuyên gia tài chính, kiểm toán có thể xử lý tốt các vấn đề pháp lý liên quan đến công ty và tổ chức.

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội học ACCA chất lượng, SAPP hiện đang có chương trình ưu đãi đặc biệt, mua combo khóa học ACCA tặng kèm môn LW/F4 miễn phí. Hãy nhanh tay đăng ký tham gia học thử ACCA tại SAPP để trải nghiệm phương pháp giảng dạy hiệu quả và nhận sự hỗ trợ tận tình từ các giảng viên giàu kinh nghiệm nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#Phương Pháp Chứng Từ Kế Toán Là Gì? Nội Dung, Ý Nghĩa

Phương pháp chứng từ kế toán là gì? Nội dung và ý nghĩa của phương...

#Tổng Hợp Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp Theo Quy Định

Tổng hợp những điều cần biết về các loại thuế doanh nghiệp phải nộp theo...

10 Sai lầm Kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ mắc phải

Tìm hiểu 10 sai lầm kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp nhất...

Thủ Tục Kiểm Toán Phần Hành Chi Phí Trả Trước – Những Mùa Tết Hối Hả

“Tôi still young, tôi want party”! Kiểm toán có hai mùa, không phải “bận” và...

07 Chứng Chỉ Nên Theo Đuổi Cho Ngành Kế Toán Kiểm Toán, Tài chính

Chứng chỉ quốc tế là sự lựa chọn tốt nhất khi bạn mong muốn theo...

5 Tiêu Chí Giúp Người Mới Bắt Đầu Lựa Chọn Trung Tâm Đào Tạo ACCA Hiệu Quả

Khi bắt đầu hành trình chinh phục chứng chỉ ACCA, việc lựa chọn trung tâm...

[Hướng dẫn] Cách kiểm tra NHANH bản Báo cáo Tài chính

Nhằm đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình quản lý tài...

11 Dạng Biển Thủ Tài Sản Trong Doanh Nghiệp Phổ Biến

Theo Hiệp hội kiểm tra gian lận (The Association of Certified Fraud Examiners) ước tính...