ACCA20/06/2024

#Cách Báo Cáo Thuế Cho Doanh Nghiệp Mới Thành Lập

Việc thành lập một doanh nghiệp mới không chỉ là một bước quan trọng mà còn là sự đầu tư cho tương lai. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển doanh nghiệp, việc tuân thủ các quy định về thuế là không thể tránh khỏi. Báo cáo thuế là một quy trình phức tạp đòi hỏi sự hiểu biết rõ ràng và chuẩn bị cẩn thận. Hãy cùng SAPP Academy khám phá các cách báo cáo thuế cho doanh nghiệp mới thành lập, giúp người quản lý và người chủ doanh nghiệp có thể tuân thủ theo đúng pháp luật và đảm bảo tính minh bạch tài chính.

1. Các thủ tục khai báo thuế cho công ty mới thành lập

Cách báo thuế cho doanh doanh nghiệp mới thành lập

Tìm hiểu trình tự các bước khai báo thuế cho doanh nghiệp mới thành lập đầy đủ chi tiết dưới đây:

1.1. Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký mua chữ ký số

Hiện nay, quy trình khai thuế và nộp thuế cho doanh nghiệp đã trở nên thuận tiện hơn nhờ vào việc hầu như mọi chi cục thuế đều chấp nhận hồ sơ khai thuế và thanh toán tiền thuế điện tử. Khi đó các doanh nghiệp phải có tài khoản ngân hàng và sử dụng token (chữ ký số) để thực hiện các thủ tục khai báo thuế công ty mới thành lập. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp tiện lợi hơn trong quá trình nộp thuế mà còn hỗ trợ cơ quan thuế trong việc quản lý thông tin do được cập nhật tự động và thường xuyên.

Để mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cần liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng hoặc đến trực tiếp ngân hàng mà họ mong muốn mở tài khoản để thực hiện các thủ tục theo quy trình. Để tiết kiệm thời gian, sau khi đã mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp nên đăng ký ngay mua chữ ký số (token). Có nhiều hãng cung cấp các token khác nhau, nhưng để đảm bảo sự chăm sóc khách hàng và xử lý kỹ thuật nhanh chóng khi có vấn đề phát sinh, doanh nghiệp nên lựa chọn các thương hiệu lớn, uy tín như Viettel, FPT, VNPT,…

Để hoàn thành bước này, doanh nghiệp cần đăng ký tài khoản ngân hàng cho Sở Kế hoạch và Đầu tư trong vòng 10 ngày, vượt quá thời hạn này sẽ đối mặt với các mức phạt.

1.2. Thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài

Bước tiếp theo trong quy trình kê khai thuế cho doanh nghiệp mới thành lập là thực hiện kê khai và đóng thuế môn bài theo quy định của pháp luật. Mức đóng thuế được xác định dựa theo loại hình và vốn điều lệ hoặc doanh thu của công ty. Hiện nay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, chính phủ đã ban hành chính sách miễn thuế cho các doanh nghiệp mới thành lập ít nhất là một năm. Do đó, trong bước này, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện việc nộp tờ khai thuế môn bài.

Có hai phương thức để kê khai thuế môn bài:

  • Kê khai online: Doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm HTKK hoặc truy cập trang web thuedientu.gdt.gov.vn để kê khai. Khi cần nộp thuế, họ có thể thực hiện quy trình nộp bằng tài khoản ngân hàng đã tạo ở bước trước.
  • Kê khai trực tiếp: Doanh nghiệp cũng có thể nộp tờ khai thuế môn bài trực tiếp cho cơ quan thuế. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, doanh nghiệp nên liên hệ với cơ quan thuế để đảm bảo rằng tờ khai thuế trên giấy được chấp nhận. Đáng lưu ý là hiện nay, nhiều chi cục thuế chỉ chấp nhận tờ khai qua mạng.

Lưu ý rằng, doanh nghiệp cần phải nộp tờ khai thuế môn bài trước ngày 30 của tháng mà họ bắt đầu hoạt động. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa hoạt động, thời hạn nộp tờ khai trễ nhất là sau 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thành lập công ty (Ngày ghi trên Giấy phép kinh doanh). Điều này giúp đảm bảo tính chính xác và đúng hạn trong quá trình kê khai thuế, đồng thời tránh các khoản phạt và rủi ro pháp lý có thể phát sinh.

1.3. Xác định phương pháp kê khai thuế GTGT, TNCN và hóa đơn

Sau khi hoàn thành bước 2, doanh nghiệp sẽ bước vào quá trình nộp kê khai thuế để đảm bảo tuân thủ nghĩa vụ thuế và duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả. Các loại thuế chính cần khai báo thuế doanh nghiệp mới thành lập bao gồm thuế GTGT, thuế TNCN (Thuế Thu nhập cá nhân), và thuế TNDN (Thuế thu nhập doanh nghiệp). Đây là những khoản thuế mà doanh nghiệp phải thanh toán theo chu kỳ, thường là hàng tháng hoặc hàng quý.

Doanh nghiệp mới thành lập có nghĩa vụ kê khai thuế theo quý. Khi đủ điều kiện, doanh nghiệp có thể chọn đăng ký hoặc thay đổi hình thức đóng thuế theo tháng, tuân theo quy định của pháp luật.

Có hai phương pháp tính thuế mà doanh nghiệp cần xem xét, đó là khấu trừ và trực tiếp. Doanh nghiệp mới thành lập sẽ mặc định áp dụng phương pháp khấu trừ. Nếu muốn chuyển đổi sang phương pháp trực tiếp, doanh nghiệp có thể đăng ký thay đổi với cơ quan thuế.

Khi sử dụng phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp cần liên quan đến hóa đơn điện tử. Nếu chưa có, họ cần liên hệ với các nhà cung cấp hóa đơn điện tử như VNPT, Viettel, MIFI,… để mua và thực hiện thủ tục phát hành trước khi sử dụng.

Đối với phương pháp trực tiếp, doanh nghiệp cần tới các chi cục thuế để mua hóa đơn mua hàng cho loại thuế này.

Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế cho doanh nghiệp mới thành lập là vào ngày 30 của tháng đầu tiên của quý sau. Việc này đảm bảo tính đúng đắn và đóng đủ  các loại thuế doanh nghiệp phải nộp, điều này giúp doanh nghiệp tránh phạt và duy trì quy trình kinh doanh suôn sẻ.

1.4. Lựa chọn hình thức kế toán và khấu hao tài sản doanh nghiệp

Hình thức kế toán là hệ thống các sổ kế toán có mối liên hệ với nhau dùng để tổng hợp và lưu lại thông tin từ các chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp nhất định nhằm cung cấp thông tin cho việc lập các báo cáo kinh doanh.

Khấu hao tài sản doanh nghiệp là việc định lại giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu một cách có hệ thống do có sự hao mòn tài sản qua thời gian sử dụng. Nhằm giúp doanh nghiệp bảo toàn được vốn cố định được tốt nhất khi tài sản đó hết thời hạn sử dụng; cơ sở quan trọng để tính toán đầu tư, tái sản xuất;…

Đối với việc lựa chọn hình thức kế toán và khấu hao tài sản doanh nghiệp sẽ có nhiều phương pháp, nhiều công thức phức tạp. Doanh nghiệp cần được tư vấn kỹ càng để có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.

Xem thêm: #Hướng Dẫn Cách Làm Báo Cáo Thuế Doanh Nghiệp 

2. Hồ sơ khai thuế ban đầu gồm những gì?

Cách báo thuế cho doanh doanh nghiệp mới thành lập

Bộ hồ sơ khai báo thuế cho công ty mới thành lập ban đầu là một tài liệu quan trọng, đòi hỏi sự chính xác và đầy đủ các thông tin liên quan. Bao gồm:

  • Quyết định bổ nhiệm Giám đốc.
  • Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng.
  • Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định.
  • Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao CCCD/CMND/Hộ chiếu của người đại diện pháp luật của công ty.
  • Phiếu đăng ký trao đổi thông tin doanh nghiệp.
  • Giấy ủy quyền (nếu có ủy quyền cho cá nhân nộp hồ sơ).

3. Các loại báo cáo thuế cho doanh nghiệp mới thành lập

Cách báo thuế cho doanh doanh nghiệp mới thành lập

3.1. Tờ khai thuế GTGT

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 9, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh có quyền lựa chọn phương thức kê khai thuế GTGT theo quý. Điều này áp dụng cho giai đoạn ban đầu của doanh nghiệp, khi họ mới bắt đầu sản xuất, kinh doanh. Sau khi đã hoạt động đủ 12 tháng, từ năm dương lịch liền kề tiếp theo sau giai đoạn đó, doanh nghiệp sẽ chuyển sang phương thức tính thuế GTGT dựa trên mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề.

Để thực hiện quy định này, doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ kê khai thuế GTGT theo quý, bao gồm các mẫu tờ khai sau đây:

  • Mẫu tờ khai thuế GTGT theo giá trị gia tăng (Mẫu số 03/GTGT): Đây là mẫu tờ khai được sử dụng khi doanh nghiệp lựa chọn kê khai thuế theo giá trị gia tăng. Trong hồ sơ, doanh nghiệp cần điền đầy đủ thông tin về các khoản thuế GTGT phát sinh trong quý, bao gồm cả các thông tin về giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ.
  • Mẫu tờ khai thuế GTGT trên doanh thu (Mẫu số 04/GTGT): Đây là mẫu tờ khai được sử dụng khi doanh nghiệp chuyển sang tính thuế giá trị gia tăng dựa trên doanh thu. Trong hồ sơ này, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin chi tiết về doanh thu của họ trong năm dương lịch trước liền kề, để có cơ sở xác định kỳ tính thuế cho giai đoạn kế tiếp.

Bằng cách này, doanh nghiệp có thể linh hoạt chọn lựa phương thức kê khai thuế GTGT phù hợp với tình hình kinh doanh của mình và tuân thủ theo quy định của Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

3.2. Tờ khai thuế TNCN

Doanh nghiệp mới thành lập được quyết định lựa chọn phương thức kê khai thuế thu nhập cá nhân theo quý. Quyết định này đồng nghĩa với việc xác định một chu kỳ kê khai thuế theo quý, bắt đầu từ quý đầu tiên mà nghĩa vụ khai thuế phát sinh và tiếp tục duy trì ổn định trong suốt năm dương lịch.

Việc xác định kỳ kê khai thuế thu nhập cá nhân được chi tiết tại điểm b, khoản 1, điều 8 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành. Nghị định này chính là văn bản hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế, giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng về cách thức và thời điểm kê khai thuế.

Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của doanh nghiệp sẽ sử dụng Mẫu số 05/KK-TNCN, theo quy định của Thông tư 92/2015/TT-BTC. Điều này đảm bảo tính hợp lý và tuân thủ các quy định pháp luật về kê khai thuế, đồng thời giúp doanh nghiệp tiếp cận quy trình kê khai một cách hiệu quả và chính xác.

3.3. Tờ khai tạm tính tiền thuế TNDN

Theo Khoản 6, Điều 8 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP ban hành bởi Chính Phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) không áp dụng kỳ hạn theo tháng, mà chỉ thực hiện tạm tính theo quý và quyết toán thuế TNDN theo năm. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ không phải báo cáo và nộp thuế TNDN hàng tháng, mà thay vào đó, quy trình này được thực hiện theo chu kỳ quý và năm.

Việc áp dụng tạm tính theo quý cho phép doanh nghiệp tính toán và nộp mức thuế ứng với thu nhập đạt được trong từng quý, giảm bớt gánh nặng tài chính hàng tháng. Sau đó, quyết toán thuế TNDN được thực hiện sau khi kết thúc năm tài chính. Quy trình này không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý tài chính một cách linh hoạt hơn mà còn giảm bớt gánh nặng thủ tục hàng tháng đối với họ.

3.4. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Theo quy định của Việt Nam, tổ chức, hộ, và cá nhân kinh doanh có sử dụng hóa đơn giấy hoặc hóa đơn điện tử theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC phải thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định tại Điều 27 của Thông tư 39/2014/TT-BTC, kể cả đối với doanh nghiệp mới.

Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp đã chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử hoặc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC (thay thế Nghị định 119/2019/NĐ-CP, Thông tư 68/2019/TT-BTC), không cần phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử. Điều này áp dụng cho những tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh đã thực hiện việc chuyển đổi hoặc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định mới.

Điều này giúp giảm bớt thủ tục báo cáo đối với những doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ hóa đơn điện tử, đồng thời thích ứng với các thay đổi pháp luật nhằm hỗ trợ hiệu quả và tiện lợi trong quản lý kế toán và thuế.

Xem thêm: #Thông Tin Chi Tiết Về Các Loại Hồ Sơ Kế Toán Doanh Nghiệp

4. Doanh nghiệp mới thành lập chưa phát sinh doanh thu có phải báo cáo thuế không?

Cách báo thuế cho doanh doanh nghiệp mới thành lập

Thực tế, với nhiều doanh nghiệp mới thành lập, việc nắm bắt các thủ tục pháp lý liên quan đến vấn đề thuế là một thách thức. Sau khi doanh nghiệp mới được thành lập, quá trình kê khai và báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý và hàng năm trở thành một phần quan trọng để đảm bảo tuân thủ theo quy định của cơ quan nhà nước.

Một trong những thắc mắc phổ biến của doanh nghiệp mới là liệu họ cần phải báo cáo thuế hay không khi chưa phát sinh doanh thu. Theo Điểm a.1 Khoản 1 Điều 16 của Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định rằng trong trường hợp tháng và quý, nếu tổ chức của doanh nghiệp không trả thu nhập phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, thì không cần phải kê khai thuế.

Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, có một số trường hợp người nộp thuế không cần phải nộp hồ sơ kê khai thuế bao gồm trường hợp hoạt động, kinh doanh không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế, và trường hợp doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động nhập khẩu.

Quá trình báo cáo thuế không chỉ là một yếu tố quan trọng để duy trì sự tuân thủ pháp luật mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tối ưu hóa tài chính của mình. Bằng cách hiểu rõ quy trình và thực hiện cách báo cáo thuế cho doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro và tận dụng mọi cơ hội để phát triển bền vững trong thị trường ngày càng cạnh tranh.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Khám Phá Các Vòng Tuyển Dụng Của EY

Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY) là một thành viên của Ernst & Young...

[Case study] Process Costing – Phương Pháp Giá Thành Theo Quy Trình

Trong quá trình học về Process Costing, ta đã biết tiêu hao là điều không...

Kiểm Toán Hàng Tồn Kho – Tất Tần Tật Những Điều Cần Phải Biết

Kiểm toán hàng tồn kho là quy trình quan trọng và cực kì cần thiết...

[Case study] Job Costing – Tính Giá Theo Đơn Đặt Hàng

Trong môn F2 ACCA, chúng ta đã gặp ba phương pháp định giá phổ biến...

#1 So Sánh Giữa Chứng Chỉ ICaew Vs ACCA Chi Tiết Chuẩn Nhất

Trong bài viết này, hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu và so sánh chi tiết...

Vòng quay khoản phải thu là gì? Công thức và ý nghĩa

Vòng quay khoản phải thu là một chỉ số cần được theo dõi chặt chẽ...

Nhìn Lại Các Vòng Tuyển Dụng Deloitte – Breaking The Limit 2017

“Mọi điều khó khăn, mọi áp lực, mọi thử thách đều là cơ hội để...

Đề thi ACCA Mẫu Các Môn F1 – F9

ACCA bao gồm 14 môn và có 2 dạng đề thi ACCA cho các môn...