ACCA22/11/2024

Bí Kíp Giúp Assurance Associate Tại PwC Đạt Top 1 Việt Nam Và Top 7 Thế Giới Với Môn FM/F9

Đạt 89/100 điểm môn FM/F9 không chỉ giúp Nguyễn Khánh Hiền hoàn thành 9F khi vừa tốt nghiệp mà còn đưa học viên SAPP này “tấm vé” ACCA Job Fast – Track để gia nhập PwC với vị trí Assurance Associate. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ về bí kíp học ACCA và hành trình đến với PwC của Khánh Hiền trong bài viết này nhé!

Lý do nào giúp bạn quyết định chinh phục chứng chỉ ACCA?

Ngay khi vào đại học, mình đã ấp ủ mục tiêu theo đuổi chứng chỉ ACCA vì mình tin rằng chứng chỉ này sẽ giúp củng cố kiến thức chuyên sâu về Kế toán – Kiểm toán – Tài chính. Và đây cũng là chìa khóa giúp mở ra nhiều cơ hội việc làm mơ ước, đặc biệt với sự nghiệp kiểm toán. 

Tuy nhiên, mình bắt đầu học ACCA “khá muộn”, vào kỳ 2 năm 3. Bởi, mình từng nghĩ rằng kiến thức ACCA rất khó nên cảm thấy không biết có nên bắt đầu từ sớm không. May mắn thay, một người anh khóa trên đã khuyên mình: “Học ACCA cũng giống như việc học các môn ở trên trường. Đồng thời, chứng chỉ này không chỉ giúp nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn là lợi thế lớn khi ứng tuyển vào BIG4 vào năm 3, 4. Nếu có thời gian thì tranh thủ học càng sớm càng tốt.” Lời khuyên này như “thức tỉnh” mình và mình đã quyết định học ngay lúc đó. Sau khi học, mình nhận ra ACCA không quá khó như mình từng nghĩ và lẽ ra có thể học sớm hơn. Đây cũng là một quyết định đúng đắn vì thời điểm đó mình vẫn là sinh viên, nên sắp xếp thời gian học ACCA dễ dàng hơn, còn nếu đi làm rồi thì việc cân bằng thời gian sẽ khó khăn hơn rất nhiều. 

Đến thời điểm hiện tại, bạn đã hoàn thành được bao nhiêu môn ACCA?

Mình bắt đầu hành trình chinh phục ACCA từ kỳ 2 năm 3, tức là vào đầu năm 2023. Vì học chuyên ngành kiểm toán nên mình đã được miễn 4 môn và chỉ cần theo đuổi 5 môn còn lại. Chính vì vậy, mình chọn học theo lộ trình 5F của SAPP. Quyết định đi theo lộ trình này giúp mình “nhàn” hơn rất nhiều, bởi lộ trình đã được thiết kế hợp lý, giúp mình biết rõ môn nào cần ưu tiên trước để xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc cho các môn sau. 

 

Nhận tư vấn miễn phí lộ trình ACCA tại đây 

 

Đạt số điểm 89/100 môn FM/F9 là một thành tích vô cùng xuất sắc, bạn hãy chia sẻ về quá trình học và ôn môn này nhé?

Mình áp dụng phương pháp ôn tập cuốn chiếu môn FM/F9 từ tháng 6 đến tháng 9. Thay vì học dồn vào sát ngày thi, mỗi tuần mình kết hợp học chương mới và ôn lại các kiến thức đã học. Cách ôn tập liên tục, có hệ thống này giúp mình “học đến đâu, nhớ đến đó” và củng cố vững chắc nền tảng kiến thức của môn học.

Ngoài ra, mình cố gắng tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp để nắm vững kiến thức và trực tiếp trao đổi, giải đáp thắc mắc với giảng viên. Một điều mình cũng khá ấn tượng với SAPP đó là cung cấp bản record sau mỗi buổi học. Thông thường, mình kết hợp vừa học trên lớp, vừa sử dụng bản record để ôn lại những phần kiến thức chưa nhớ, giúp việc học trở nên hiệu quả và chủ động hơn.

Có 04 điều cần lưu ý trong quá trình ôn tập môn FM/F9 mà mình đã đúc kết được: 

  • Nắm vững kiến thức môn MA/F2 và PM/F5: Để học tốt môn FM/F9, bạn cần xây dựng nền tảng vững chắc về kế toán và quản trị thông quan hai môn học này. Nhiều kiến thức của FM/F9 sẽ được tiếp nối từ MA/F2 và PM/F5 như: Giá trị dòng tiền, các loại hình chi phí trong quản trị, lập dự toán và kiểm soát nguồn vốn,…
  • Rèn luyện kỹ năng tính toán và tư duy trong quá trình học: Các môn học về Tài chính nói chung sẽ được nhìn dưới một góc độ có chút khác biệt so với Kế toán và Kiểm toán. Bởi, Tài chính sử dụng những thông tin từ kế toán để trợ giúp cho quá trình ra quyết định trong tương lai. Vì vậy, mình được giảng viên hướng dẫn cần phải luyện tập nhiều case study trong thực tế công việc của một người làm quản trị tài chính. 
  • Làm nhiều bài tập để nhanh chóng nắm bắt được cốt lõi của kiến thức: FM/F9 là môn học thiên về tính toán, vậy nên cách hiệu quả nhất để nắm chắc kiến thức và rèn luyện tư duy tính toán là làm thật nhiều bài tập. Các chủ đề bạn cần lưu ý: Giá trị dòng tiền, xác định cấu trúc vốn doanh nghiệp, xác định rủi ro từ chênh lệch tỷ giá, lạm phát… Tài liệu mình ôn trong suốt quá trình học là Giáo trình và Revision Kit của SAPP. Đến giai đoạn gần thi, mình sẽ làm lại các bài Past Exam trên trang ACCA Global.
  • Đọc thêm các Technical articles: Ngoài việc thực hành nhiều với bài tập, việc nghiên cứu các bài viết của chuyên gia đầu ngành lĩnh vực tài chính cũng là một cách thực hành hiệu quả. Mình thường đọc các bài báo trên SAPP Knowledge Base và ACCA Global. Các bài viết sẽ phân tích về case study thực tế, hầu hết là các chủ đề tài chính “nóng hổi” đang được giới chuyên gia và các doanh nghiệp trên thế giới quan tâm. 

 

Nhận tư vấn miễn phí lộ trình ACCA tại đây

 

Trong quá trình học và thi môn FM/F9, giảng viên đã hỗ trợ bạn như thế nào?

Mình học môn FM/F9 với thầy Lưu Khánh Trường và thật sự ấn tượng vì thầy rất giỏi và có chuyên môn sâu rộng về Quản trị tài chính. Ngay từ đầu, thầy cung cấp một cái nhìn tổng quát về môn học, giúp mình hiểu rõ các nội dung sẽ được tiếp cận. Ví dụ, môn FM/F9 sẽ bao gồm các kiến thức từ cách huy động vốn đến cách sử dụng vốn hiệu quả. Thầy không chỉ giảng dạy mà còn vẽ nên bức tranh toàn cảnh, đưa ra một “flow” học logic từ đầu đến cuối chương trình, giúp mình dễ dàng nắm bắt và kết nối kiến thức.

Nhờ kinh nghiệm dày dặn trong ngành tài chính, thầy thường xuyên chia sẻ các ví dụ thực tế, làm cho các khái niệm không còn mơ hồ. Thầy cũng cung cấp một số tình huống để các bạn học có thể trao đổi với nhau để cùng nhau giải quyết một vấn đề. Chính sự kết hợp này đã giúp mình hiểu sâu hơn, thay vì chỉ học thuộc lý thuyết suông.

Được biết, hiện tại bạn đang làm việc tại BIG4, bạn có thể chia sẻ đôi nét về quá trình ứng tuyển và ACCA đã đóng vai trò gì không?

Hiện tại, mình đang làm Assurance Associate tại PwC. Nhờ có ACCA, mình đã may mắn nhận được ACCA Job Fast-Track và tiến vào vòng phỏng vấn cá nhân. Trong vòng này sẽ có các câu hỏi về: Background question, in-depth experience question, behavioral question, technical question và 1 số câu hỏi thêm. Theo mình, các câu hỏi về xử lý tính huống thường là những câu hỏi khó nhất. Interviewer sẽ chọn ra những câu hỏi bất ngờ để kiểm tra khả năng phản ứng nhanh trong việc ứng đáp, và khi phải đưa ra đáp án trong thời gian ngắn thì tính cách và tư duy sẽ được bộc lộ ra rõ ràng nhất.

Về cơ bản, khi người phỏng vấn cảm thấy tò mò hay thích thú về điểm nào đó trong CV của bạn, họ sẽ hỏi và phát triển câu chuyện từ đó ra. Trường hợp của mình người phỏng vấn để ý ngay chi tiết mình đang đi làm, và từ đó có thể khai thác rất nhiều thông tin để hỏi. Mình nghĩ phương pháp hiệu quả nhất trong vòng phỏng vấn final là tìm hiểu kỹ về yêu cầu của nhà tuyển dụng, chẳng hạn đối với nghề kế kiểm đó là sự cam kết đối với nghề, khả năng chịu áp lực, tinh thần làm việc trách nhiệm … sau đó chọn ra tố chất mà bạn muốn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy và nhấn mạnh tố chất đó trong những câu trả lời.

 

Nhận tư vấn miễn phí lộ trình ACCA tại đây

 

Bạn có thể chia sẻ về công việc của một Assurance Associate tại PwC

Là một Assurance Associate, công việc thường ngày của mình sẽ là: 

  • Hỗ trợ khách hàng trong việc cung cấp tư vấn về kế toán, báo cáo tài chính và các vấn đề kinh doanh; 
  • Đảm bảo trao đổi thông tin đầy đủ liên quan giữa các cố vấn và nhóm tham gia cũng như khách hàng;
  • Hỗ trợ khách hàng cùng các công ty con trong việc đánh giá rủi ro trong các lập Báo cáo tài chính theo các chuẩn mực;
  • Phát triển chính sách, quy trình và công cụ hỗ trợ thực hành đảm bảo. 

Bạn đã ứng dụng ACCA như thế nào trong quá trình làm việc tại BIG4?

Trong quá trình làm việc, các kiến thức ACCA đã hỗ trợ mình rất nhiều. Nhờ kiến thức từ FR/F7, mình có thể hiểu rõ cách khách hàng hạch toán, các tài khoản vận hành và ý nghĩa của các con số trong việc đọc báo cáo tài chính. Hay với FM/F9, môn học sẽ tập trung vào thị trường và sản phẩm tài chính, giúp mình nắm được cách doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn. Khi mới học ACCA, có những sản phẩm tài chính nghe khá xa lạ, nhưng khi đi làm, mình nhận ra chúng thực sự được doanh nghiệp áp dụng rất phổ biến. 

Sau khi đã hoàn thành 9F ACCA, Khánh Hiền sẽ tiếp tục chinh phục lên các môn P để tiến gần hơn đến danh hiệu ACCA Member và vững bước trên con đường Kế – Kiểm – Tài chính. 

Bạn hãy theo dõi các blog của SAPP Academy để nghe những chia sẻ siêu thú vị về lĩnh vực này nhé!

 

Nhận tư vấn miễn phí lộ trình ACCA tại đây

 

Đọc thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Cash Ratio là gì? Công thức tính tỷ lệ thanh toán tiền mặt

Cash Ratio là một trong ba phương pháp phổ biến để đánh giá tính thanh...

Cải Thiện Trình Độ Tiếng Anh Chuyên Ngành Với Chứng Chỉ ACCA

Với chương trình ACCA, tiếng Anh chuyên ngành sẽ không còn là rào cản khó...

#[Tìm Hiểu] Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Là Gì? | SAPP

Trong quá trình kinh doanh có thể phát sinh các nghiệp vụ làm giảm trừ...

# Kế Toán Vốn Bằng Tiền Là Gì? Các Nghiệp Vụ Cần Nắm

Kế toán vốn bằng tiền là việc ghi nhận, phân loại và báo cáo về...

FP&A là gì? 4 yếu tố quan trọng mà ACCA đem lại giúp bạn thành công với vị trí FP&A

Trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc quản lý tài chính...

#Kiểm Toán Nội Bộ Là Gì? Vai Trò Ra Sao Đối Với Doanh Nghiệp?

Có thể nói kiểm toán nội bộ đóng một vai trò vô cùng quan trọng...

Review BIG4 “Tất Tần Tật” Dưới Góc Nhìn Của Audit Associate I Deloitte

BIG4 luôn là điểm dừng chân đáng mơ ước của hàng ngàn sinh viên Kế...

Cuộc Sống Của Một KPMG Auditor

  “Bản thân các bạn đã là những sinh viên xuất sắc, điều duy nhất...