ACCA20/06/2024

#Tổng Hợp 5+ Cách Tính Giá Thành Sản Phẩm Phổ Biến Nhất

Giá thành sản phẩm có vai trò quan trọng mà doanh nghiệp cần xác định được để tính toán giá bán hợp lý. Bởi giá thành là biểu hiện bằng tiền của tất cả những chi phí liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thiện, bao gồm: chi phí lao động, nguyên vật liệu, hao phí… Tuy nhiên, có nhiều cách tính giá thành sản phẩm, tùy thuộc vào các yếu tố liên quan sẽ được SAPP Academy đề cập trong nội dung bài viết dưới đây.

cách tính giá thành sản phẩm

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng tính giá thành sản phẩm

  • Doanh nghiệp áp dụng quy trình công nghệ như thế nào? tiên tiến hiện đại hay thủ công để dùng trong sản xuất, chế tạo sản phẩm.

  • Quá trình tổ chức sản xuất và cơ cấu sản phẩm có đặc điểm như thế nào?

  • Việc sử dụng sản phẩm, bán thành phẩm có đặc điểm gì?

  • Trình độ của các nhà quản lý trong doanh nghiệp

  • Yêu cầu quản lý đối với các khâu trong quá trình sản xuất, những thông tin được đưa ra để nhà quản trị ra quyết định trong doanh nghiệp.

2. Phân loại các loại giá thành sản phẩm

Trước khi tìm hiểu các phương pháp tính giá thành, cùng SAPP tìm hiểu về các loại giá thành hiện nay được phân loại như thế nào?

2.1. Dựa theo thời điểm và số liệu tính giá thành sản phẩm

  • Giá thành kế hoạch là căn cứ để đánh giá hiệu quả của việc tối ưu hóa chi phí trong doanh nghiệp, vào đầu kỳ kế toán, giá thành kế hoạch được xây dựng dựa trên sản lượng kế hoạch và chi phí sản xuất kế hoạch.

  • Giá thành định mức tính cho một đơn vị sản phẩm, xác định trên cơ sở định mức chi phí sản xuất hiện hành vào đầu ký kế toán. Dựa vào giá thành định mức, doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng chi phí cũng như đưa ra các giải pháp để cải thiện, tối ưu hóa chi phí.

  • Giá thành thực tế xác định dựa trên các số liệu chi phí sản xuất đã phát sinh trong kỳ cũng như sản lượng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ nên sau khi quá trình sản xuất hoàn thành mới xác định được giá thành thực tế. Chỉ tiêu này giúp xác định chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2. Dựa theo phạm vi chi phí

  • Giá thành sản xuất tính cho sản phẩm đã hoàn thành bao gồm các chi phí: NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Từ đó được ghi sổ để tính lợi nhuận hàng bán ra.

  • Giá thành tiêu thụ là những chi phí từ khi doanh nghiệp bắt đầu sản xuất sản phẩm đến khi hàng hóa đến tay người sử dụng, bao gồm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

3.1. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp

  1. Công thức tính giá thành

Giá thành sản xuất sản phẩm = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.

  1. Những đối tượng áp dụng:

  • Doanh nghiệp sản xuất giản đơn, ít mặt hàng, có chu kỳ sản xuất ngắn với khối lượng lớn

  • Doanh nghiệp sản xuất với quy trình phức tạp nhưng ít mặt hàng và khối lượng lớn.

  • Những phân xưởng riêng biệt hoặc trong lĩnh vực thi công, xây lắp…

3.2. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

  1. Công thức tính giá thành sản phẩm

Tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ so với sản phẩm chính = Chi phí sản xuất sản phẩm phụ/ Chi phí sản xuất thực tế

  1. Đối tượng áp dụng phương pháp loại trừ sản phẩm phụ:

Doanh nghiệp sản xuất thu được thêm sản phẩm phụ ngoài những sản phẩm chính. Ví dụ như doanh nghiệp sản xuất xăng dầu có thêm các sản phẩm phụ như chế phẩm của nước hoa, nến hay doanh nghiệp sản xuất gỗ có phế liệu sử dụng được cho nhà máy giấy như gỗ vụn, mùn cưa…

3.3. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp đơn đặt hàng

  1. Cách tính giá thành sản phẩm

Là toàn bộ các chi phí: NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp, máy thi công và chi phí sản xuất chung dành cho sản phẩm đó từ khi bắt đầu sản xuất đến khi giao cho khách hàng, phần dở dang chuyển kỳ sau là giá trị đơn đặt hàng chưa thu thập được.

  1. Các đối tượng có thể áp dụng:

Các doanh nghiệp xây dựng, sản xuất hàng thủ công lớn cho từng dự án, công ty xuất khẩu theo đơn đặt hàng nước ngoài…

3.4. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số

  1. Công thức tính

Tổng giá thành sản phẩm = Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn x Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn, trong đó:

  • Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại x Hệ số quy đổi từng loại 

  • Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm / Tổng số sản phẩm gốc

  1. Các doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp hệ số:

Doanh nghiệp sản xuất nhiều mẫu trên cùng một dây chuyền, doanh nghiệp đóng gói, doanh nghiệp chế biến hàng nông sản.

3.5. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức

  1. Cách tính: Dựa vào tỷ lệ định mức là tỷ lệ giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch. Sau đó tập hợp chi phí sản xuất của những sản phẩm cùng loại theo một nhóm.

  2. Đối tượng áp dụng phương pháp định mức là những doanh nghiệp đa dạng sản phẩm sản xuất như may mặc, đóng giày…

3.6. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước

  1. Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước

Tập hợp chi phí trên các công đoạn và tính giá thành theo từng công đoạn trung gian và thành phẩm ở công đoạn cuối cùng.

  1. Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, sản xuất liên tục như chế biến đồ hộp, đồ gia dụng, thời trang…

Như vậy, SAPP Academy đã chia sẻ những phương pháp và cách tính giá thành sản phẩm phổ biến được nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng. Hy vọng quý độc giả có thể lựa chọn cho doanh nghiệp của mình một phương pháp tính giá thành phù hợp. Nếu còn những thắc mắc liên quan đến lĩnh vực kế toán, vui lòng liên hệ với SAPP để được giải đáp.

Liên hệ với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Giới Thiệu Tổng Quan Về PwC Global Và PwC Việt Nam

Một trong những mảnh ghép vô cùng quan trọng trong bộ tứ BIG4 không thể...

5 Kỹ Năng Cần Có Để Vượt Qua Kỳ Tuyển Dụng Fresh Graduate 2017 tại BIG4

Bạn có biết: vào mùa tuyển dụng của Big4, trung bình sẽ có khoảng 2,500...

#1 Giới Thiệu Về Môn Học ACCA MA1 online Tại SAPP Academy

Khám phá các khóa học ACCA Online MA1 tại SAPP Academy - Điểm đến hàng...

# Nguyên Tắc Giá Gốc Trong Kế Toán – Định Nghĩa, Nội Dung

Nắm vững nguyên tắc giá gốc trong kế toán giúp đảm bảo tính chính xác...

Các Dạng Gian Lận Trong Vốn Hóa Chi Phí Phổ Biến

1. Gian lận trong vốn hóa chi phí là gì? Một trong những gian lận...

#1 Khóa Học ACCA F4 Online Tại SAPP Academy Cam Kết Đầu Ra

Khóa học ACCA F4 online tại SAPP Academy cung cấp trải nghiệm học tập chuyên...

Sự Khác Biệt Giữa Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam Và Quốc Tế – Phần 1

Hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam...

#1 Môn F5 ACCA Là Gì? Cấu Trúc & Nội Dung Đề Thi Hiện Nay

Bằng cách học môn F5 ACCA, học viên sẽ được ứng dụng các kỹ thuật...