ACCA20/06/2024

7 Nội Dung Cần Thiết Trong CV Ứng Tuyển BIG4

Vòng nộp hồ sơ (nộp CV) thường được cho là vòng có tỷ lệ loại cao nhất, do đầu vào hồ sơ của từng BIG4 sẽ dao động từ 1,000 – 3,000 hồ sơ cho mỗi đợt tuyển dụng thực tập sinh. Chính vì thế, nhà tuyển dụng sẽ chỉ dành một khoảng thời gian rất ngắn để tìm kiếm các từ khóa trên CV của bạn. Ngoài ra, để vượt qua vòng CV, bạn cần lưu ý về cả yếu tố nội dung và hình thức trình bày CV. Vì chỉ cần thiếu một trong hai, bạn dễ dàng bị loại bỏ.

 

1. Những nội dung cần có trong CV

 

Sau đây là các ví dụ về thông tin nên được đưa vào lý lịch của bạn. Các yếu tố mà bạn đưa vào sẽ tùy thuộc vào vị trí bạn đang nộp đơn. Vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn kết hợp các thông tin liên quan nhất trong CV của bạn để hỗ trợ vị trí mà bạn đang muốn ứng tuyển.

  • Những nội dung cần có trong CV ứng tuyển BIG4 gồm:
  • Thông tin cá nhân & thông tin liên lạc;
  • Học vấn & trình độ chuyên môn;
  • Kinh nghiệm làm việc;
  • Hoạt động ngoại khóa;
  • Kỹ năng;
  • Thông tin khác: người tham chiếu ứng viên.

Người đọc CV của bạn khi nộp vào các BIG4 sẽ bao gồm:

  • Bộ phận Nhân sự: đây là bộ phận sẽ đánh giá sự phù hợp với văn hóa công ty và cam kết công việc trong dài hạn của ứng viên.

Manager/Director: thuộc bộ phận chuyên môn giúp đánh giá năng lực và khả năng thích nghi, thực hành công việc của ứng viên.

Đối với các công ty lớn, họ thường sử dụng hệ thống Applicant Tracking System để sàng lọc CV dựa trên các từ khóa cơ bản. Phần mềm này tự động quét thông tin và lọc ra những CV phù hợp nhất với yêu cầu công việc. Điều quan trọng là bạn cần đọc kỹ Job Description để viết CV và đảm bảo CV của bạn liên quan chặt chẽ đến yêu cầu trong Job Description.

 

1.1. Thông tin cá nhân và thông tin liên lạc (Personal information)

Hầu hết các CV bắt đầu bằng thông tin liên lạcdữ thông tin cá nhân nhưng hãy cẩn thận để tránh đề cập những chi tiết không cần thiết, chẳng hạn như: tôn giáo, tên của con…

Các thông tin thường có trong mục này bao gồm: địa chỉ Email, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ thường trú.

Lưu ý: Bạn nên sử dụng địa chỉ email chứa tên thật (Ví dụ: namtd_57@gmail.com). Địa chỉ email nên có tính chuyên nghiệp, tránh những email như: namkute1995, congchua_bongbong…

Một số công ty không yêu cầu ứng viên cung cấp ảnh cá nhân. Trong trường hợp muốn đính kèm ảnh, hãy chọn những bức ảnh chuyên nghiệp, tránh ảnh không rõ mặt hoặc sử dụng filter…

 

>> Đăng ký tư vấn lộ trình Luyện thi BIG4 cấp tốc tại đây 

 

1.2. Học vấn và trình độ chuyên môn (Education)

Thông tin về học vấn của bạn bao gồm: Tên cấp độ học vấn của bạn, tổ chức cung cấp học vấn. Ngày tháng học tập cần được sắp xếp theo thứ tự từ hiện tại lui dần về quá khứ như: Tiến sĩ, thạc sĩ, đại học…

Bên cạnh đó, bạn có thể chọn những môn chuyên ngành điểm cao nhất trong trường đại học hoặc điểm thi các môn trong chương trình ACCA như: BT, MA, FA, TX, AA để ghi vào CV. Việc theo đuổi các bằng cấp chuyên ngành quốc tế liên quan cũng thể hiện rằng bạn đang nghiêm túc cam kết theo đuổi nghề nghiệp. Đây sẽ là một điểm cộng “đắt giá” trong CV của bạn với nhà tuyển dụng BIG4.

Kế toán, Kiểm toán và Tài chính là các lĩnh vực đòi hỏi sự chuyên môn sâu. Trong trường hợp bạn học trái ngành, việc sở hữu chứng chỉ ACCA có thể giúp cải thiện hoặc san bằng khoảng cách cần thiết, tăng sự cạnh tranh giữa bạn và nhóm sinh viên đúng chuyên ngành. Có nhiều trường hợp trong các công ty kiểm toán lớn (BIG4) chấp nhận nhân sự từ các ngành khác có chứng chỉ ACCA, điều này phản ánh sự đa dạng trong môi trường làm việc.

 

1.3. Kinh nghiệm làm việc (Experiences)

Đây có thể coi là mục quan trọng nhất trong CV của bạn và được hầu hết các nhà tuyển dụng đọc rất kỹ. Chính vì thế, bạn đừng quên dắt túi các bí kíp dưới đây để trình bày phần kinh nghiệm làm việc chuẩn chỉnh nhất.

Bạn cần đề cập đến kinh nghiệm làm việc liên quan, bao gồm: tên tổ chức mà bạn làm việc, vị trí, thành tích, thời gian… Trong trường hợp kinh nghiệm làm việc của bạn không liên quan đến ngành nghề kế toán – kiểm toán – tài chính, bạn nên viết ra những kỹ năng mà bạn đã tích lũy được từ những công việc trước, đồng thời, hãy chỉ ra điều bạn đã tích lũy được sẽ giúp ích gì với vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

Với kiểm toán viên, một số tiêu chí bạn nên tập trung để tích lũy là: kỹ năng quản lý thời gian, khả năng làm việc dưới áp lực, trình độ tiếng Anh, kỹ năng sử dụng Excel

Tương tự như cách trình bày ở mục trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc của bạn nên được trình bày theo thứ tự ngược dòng thời gian, bắt đầu với công việc gần đây nhất và lùi dần về các công việc trong quá khứ.

Bên cạnh các tips trên, bạn đừng quên lồng ghép những từ khóa thường được nhà tuyển dụng BIG4 tìm kiếm trong CV của bạn. Điều này sẽ giúp nội dung CV “bắt mắt” và nhà tuyển dụng BIG4 sẽ nhanh chóng biết được bạn là ứng viên phù hợp.

 

>> Đăng ký tư vấn lộ trình Luyện thi BIG4 cấp tốc tại đây 

 

1.4. Hoạt động ngoại khóa (Social Activities)

Ở mục này, bạn hãy liệt kê những hoạt động ngoại khóa như: hoạt động tại câu lạc bộ, hoạt động đoàn bạn từng tham gia… Bên cạnh đó, bạn cũng cần chỉ ra được các hoạt động đã tham gia trau dồi được kỹ năng nào liên quan đến công việc. Chẳng hạn khi tham gia đoàn đội bạn có thể rèn luyện được khả năng quản lý thời gian, lãnh đạo hoặc làm việc nhóm. Hạn chế ghi vào CV các hoạt động không liên quan đến vị trí làm việc mà bạn muốn apply.

Tương tự như mục kinh nghiệm làm việc, bạn cũng cần nêu ra vị trí, thời gian làm việc, thành tích và qua trọng là những kinh nghiệm và kỹ năng bạn tích lũy được từ những hoạt động ngoại khóa.

 

1.5. Thành tích và giải thưởng (Awards)

Trong mục này, bạn sẽ liệt kê các thành tích mà bạn đã đạt được, bao gồm học bổng, giải thưởng các cuộc thi… Những thành tích, giải thưởng này nên liên quan đến chuyên ngành và tiếng Anh. Bạn hãy trình bày theo thứ tự thời gian từ hiện tại lùi về trước và gắn link các chứng chỉ nếu bạn có.

 

1.6. Kỹ năng (Skills)

Để thành công trong ngành Kế toán – Kiểm toán, bạn cần trang bị cho bản thân các kỹ năng toàn diện. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng:

  • Kiến thức chuyên môn:

    • Nắm vững các Tiêu chuẩn Kế toán Việt Nam (VAS), Luật Kế toán và các quy định liên quan.
    • Có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực như: tài chính doanh nghiệp, quản trị rủi ro, phân tích tài chính, luật thuế…
    • Thành thạo các phần mềm kế toán phổ biến như: HTKK, SAP, Oracle…
  • Ngoại ngữ:

    • Tiếng Anh:

      • Chứng chỉ IELTS: 6.0 trở lên
      • Chứng chỉ TOEIC: 800 trở lên
      • Khả năng giao tiếp tiếng Anh trôi chảy, tự tin trong môi trường chuyên nghiệp.
    • Ngoại ngữ khác: (tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung…) là một lợi thế.
  • Tin học:

    • Chứng chỉ Microsoft Office: Word, Excel, PowerPoint (trình độ nâng cao).
    • Khả năng sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu như: SPSS, Excel (PivotTable, Power Pivot…), Python…
  • Chứng chỉ chuyên môn:

    • Chứng chỉ ACCA (Certified Chartered Accountant): Chứng chỉ quốc tế uy tín trong ngành Kế toán – Kiểm toán.

Bạn nên tránh dùng các thang đo chung chung như: Thành thạo tiếng Anh, giỏi Microsoft Excel vì nhà tuyển dụng sẽ không biết phải đo lường mức độ “thành thạo” hay “giỏi” của bạn đang chính xác ở ngưỡng nào.

 

>> Đăng ký tư vấn lộ trình Luyện thi BIG4 cấp tốc tại đây 

 

1.7. Thông tin khác (Other information)

Ngoài ra, bạn có thể đề cập thêm các thông tin khác:

  • Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective): Mục tiêu nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi cần phải liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Mục này trình bày ngay sau thông tin cá nhân và phía bên trên mục học vấn và kinh nghiệm làm việc. Bạn cần trình bày mục tiêu ngắn gọn, nhưng cần SMART: Specific (Tính cụ thể), Measurable (Tính đo lường), Attainable (Tính khả quan), Relevant (Tính thực tế) và Time-Bound (Tính ràng buộc về thời gian). Ví dụ: Thăng tiến lên vị trí Audit Senior 1 trong 3 năm làm việc tại BIG4.
  • Người tham chiếu (Reference): Đây là những người mà nhà tuyển dụng có thể liên lạc để xác nhận những thông tin trên CV của bạn là đúng đắn. Bạn có thể để thông tin liên lạc người tham chiếu của bạn.

Bạn nên tránh đề cập tới các thông tin không liên quan như sở thích và thói quen cá nhân. Ví dụ, tránh đề cập tới: thích đi du lịch, thích ăn đồ ngọt…

 

2. Những “từ khóa” mà các công ty luôn tìm kiếm

 

  • Expertise: Năng lực chuyên môn trong lĩnh vực như Kiểm toán, Kế toán và Tài chính là cực kỳ quan trọng. Nó bao gồm hiểu biết sâu sắc về quy trình, nguyên tắc và chuẩn mực trong lĩnh vực này. Ứng viên cần có khả năng phân tích dữ liệu, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời áp dụng kiến thức chuyên môn vào việc giải quyết vấn đề. Chính vì thế việc học ACCA sẽ là lợi thế giúp bạn có nền tảng kiến thức vững chắc để thực hiện công việc một cách hiệu quả.
  • Drive: Năng lực này đề cập đến sự quyết tâm, cam kết của cá nhân trong việc đạt được mục tiêu cá nhân và tổ chức. Trong đó bao gồm việc thiết lập mục tiêu cụ thể, phấn đấu hết mình để đạt được mục tiêu và không ngừng cải thiện bản thân.
  • Collaboration: Trong lĩnh vực Kiểm toán, Kế toán và Tài chính, khả năng làm việc nhóm là rất quan trọng. Đây là nơi mà các ứng viên cần phải làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề phức tạp, chia sẻ thông tin, kiến thức, đồng thời hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu của dự án hoặc tổ chức. Một Staff/Associate tại BIG4 trong mùa bận có thể tham gia từ 2 – 3 nhóm dự án. Vì thế, bạn cần phải làm tốt phần việc của mình, phối hợp nhịp nhàng với đồng đội và tuân thủ chặt chẽ deadline. Đây là những yêu cầu cơ bản để chứng minh bạn có khả năng làm việc nhóm tốt.
  • Digital: Trong một thế giới ngày càng số hóa, kỹ năng số là bắt buộc đối với các chuyên viên trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tài chính. Bạn cần phải hiểu biết về các công nghệ mới, khả năng làm việc với các công cụ phần mềm và hệ thống thông tin kế toán. Hơn thế, bạn cũng cần có khả năng thích nghi nhanh chóng với các thay đổi công nghệ mới để duy trì sự cạnh tranh và hiệu suất làm việc.
  • Insight: Năng lực này liên quan đến khả năng hiểu biết sâu sắc về thị trường, ngành công nghiệp, và khách hàng. Trong lĩnh vực Kiểm toán, Kế toán và Tài chính, việc có cái nhìn sâu sắc về xu hướng thị trường, luật pháp, và yêu cầu của khách hàng là rất quan trọng. Điều này đòi hỏi khả năng phân tích thông tin, dự báo xu hướng, và đưa ra các giải pháp sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tối ưu hóa hiệu suất làm việc.

 

3. Những lưu ý trong việc xây dựng một CV ứng tuyển BIG4 chuẩn chỉnh

 

Nội dung: Tất cả các mục nội dung trình bày phía trên đều rất cần thiết cho việc trình bày CV ứng tuyển BIG4. Bạn cần biết chắc chắn rằng những gì mình cần có trong CV và những nội dung gì cần xây dựng thêm để phù hợp với vị trí ứng tuyển. Bộ tài liệu CV A-Z sẽ là người bạn đồng hành đắc lực của bạn trong việc xây dựng nội dung CV đó.

Cách trình bày: Đối với ngành kế toán – kiểm toán, CV ứng tuyển không cần trình bày quá cầu kỳ. Quan trọng là nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đọc, lọc thông tin và ra quyết định nhanh chóng bạn là một ứng viên tiềm năng cho BIG4. Hãy trình bày CV một cách khoa học, dễ nhìn và dễ theo dõi. Điều quan trọng đó là các thông tin của bạn cần chính xác, đầy đủ và không thừa thiếu nội dung trong bố cục trình bày.

Độ dài của CV: Một bản lý lịch tóm tắt lý tưởng nên dài không quá một đến hai trang và không bao giờ được nhiều hơn ba trang. Bạn hãy sử dụng các gạch đầu dòng để tóm tắt ý hơn là viết thành câu đầy đủ.

Tips cho bạn: Cover letter, CV và các tài liệu đính kèm khác nên để ở định dạng có đuôi “.pdf” trước khi gửi tới nhà tuyển dụng để thể hiện sự chuyên nghiệp và tránh trường hợp lỗi định dạng.

 

>> Tải tài liệu Ôn thi BIG4 tại đây 

 

4. Lời kết

Để thành công trong quá trình ứng tuyển vào các công ty kiểm toán hàng đầu (BIG4), việc chuẩn bị một CV chất lượng là vô cùng quan trọng. CV cần bao gồm thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm làm việc, hoạt động ngoại khóa, kỹ năng, cũng như thông tin khác như mục tiêu nghề nghiệp và sở thích cá nhân. Nhà tuyển dụng thường tìm kiếm các từ khóa như chuyên môn sâu, quyết tâm, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng số và hiểu biết sâu sắc về thị trường và ngành. Việc sử dụng các từ khóa này trong CV của bạn có thể giúp nổi bật và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị các nền tảng vững chắc qua các khóa luyện thi BIG4 tại SAPP Academy.

 

Xem thêm: 

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Tiền Với Giảng Viên SAPP

Kiểm toán phần hành tiền là 1 trong những phần hành đầu tiên các thực...

Giới Thiệu Tổng Quan Về EY Global Và EY Việt Nam

Với câu slogan “Building a better working world”, EY đã và đang xây dựng một...

F6 ACCA là gì? Những Lợi Ích Của Việc Học F6 ACCA

Môn F6 ACCA – Taxation – là môn học không thể thiếu trong quá trình...

#1 Công Việc Của Kế Toán Tiền Lương Chi Tiết Nhất Hiện Nay

Kế toán tiền lương luôn là một phần hành quan trọng trong doanh nghiệp, giúp...

BIG4 Là Gì? 5 Lý Do BIG4 Được Đa Số Sinh Viên Vô Cùng Đón Nhận

BIG4 là gì? BIG4 là cách gọi quen thuộc của 4 công ty kiểm toán...

#Top 5+ Phần Mềm Kế Toán Cho Cá Nhân & Doanh Nghiệp Tốt Nhất

Qua bài viết dưới đây SAPP Academy sẽ phân tích cho bạn đọc TOP 5...

#Nên Học Kế Toán Hay Kiểm Toán? Ngành Nào Tốt Hơn?

Kế toán hay Kiểm toán đều là những ngành Top đầu được nhiều bạn trẻ...

Lộ Trình Luyện Thi Vào Big4

Big4 là tên gọi rất quen thuộc của 4 công ty kiểm toán hàng đầu...