ACCA20/06/2024

Kiểm Toán Nợ Phải Trả – Quy Định & Thủ Tục Cần Phải Biết

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ mua hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung cấp theo hình thức tín dụng. Vì vậy việc ghi nhận và kiểm tra các khoản nợ phải trả để đảm bảo rằng mọi thứ đều theo thứ tự là rất quan trọng. Việc không kiểm toán các khoản nợ phải trả có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi cho doanh nghiệp. Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu nợ phải trả là gì, quy trình của kiểm toán nợ phải trả, qua bài viết hôm nay nhé!

1. Nợ phải trả là gì?

Nợ phải trả đơn giản là số tiền mà một doanh nghiệp nợ các nhà cung cấp của mình, được thể hiện trong kế toán dồn tích khi một doanh nghiệp mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ các nhà cung cấp theo phương thức tín dụng và chưa thanh toán cho họ. 

Hiện nay, nợ phải trả thường được chia thành hai loại lài nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn tùy theo hợp đồng và thỏa thuận giữa các bên về hình thức trả nợ.

kiểm toán nợ phải trả

2. Đặc điểm củ a hành nợ phải trả

Nợ phải trả mang những đặc điểm cơ bản và rất quan trọng đối với mọi loại hình doanh nghiệp bởi chúng có ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản nợ sai lệch có thể gây ra ảnh hưởng lớn trên bảng báo cáo tài chính và có thể làm sai lệch các quyết định của doanh nghiệp trong kinh doanh.

2.1 Mục  tiêu của kiểm toán nợ phải trả

Mục tiêu cao nhất của kiểm toán nợ phải trả là kiểm tra các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp và đảm bảo rằng các hóa đơn được thanh toán đúng hạn và giúp doanh nghiệp ngăn các khoản thanh toán trùng lặp, các khoản nợ không được ghi và các khoản thanh toán mặc định cho nhà cung cấp.

3. Các loại hồ sơ và tài liệu cần có trước khi kiểm toán phần hành nợ phải trả

Trong quá trình kiểm toán nợ phải trả, các kiểm toán viên cần chuẩn bị và thu thập các loại hồ sơ và tài liệu sau đây:

Các loại chứng từ:

Các loại chứng từ quan trọng cần có như chứng từ về việc mua bán các loại hàng hóa, các loại phiếu xuất – nhập kho hoặc chi tiền, các loại hợp đồng và điều khoản thanh toán,….

Các kế hoạch:

Các bản kế hoạch cần có khi kiểm toán nợ phải trả là các kế hoạch xoay quanh hoạt động của doanh nghiệp như đề xuất mua hàng, nhật ký thu mua và kế hoạch sản xuất,… để có căn cứ chính xác nhất.

kiểm toán nợ phải trả

4. Quy trình & thủ tục kiểm toán nợ phải trả

Mỗi một phần hành kiểm toán đều có quy trình và thủ tục riêng cần được tuân theo để đảm bảo công việc kiểm toán diễn ra thuận lợi nhất, tránh các sai sót không đáng có.

4.1 Kiểm tra thanh toán sau ngày khóa sổ

Các khoản nợ phải trả là danh mục quan trọng của doanh nghiệp. Để kiểm toán các khoản phải trả, kiểm toán viên cần phải khớp các giao dịch trên sổ cái được doanh nghiệp cung cấp với các số liệu trong sổ cái của mình. Vậy nên, quá trình kiểm toán nợ phải trả cần được tiến hành sau khi đã khóa sổ để tránh bị nhầm lẫn. Kiểm toán viên sẽ thường khóa sổ vào ngày kết thúc năm ngân sách (tài chính) của doanh nghiệp. Khi khóa sổ, số liệu cũng sẽ không thay đổi nữa nên việc kiểm tra sẽ nhanh chóng và chặt chẽ hơn.

4.2 Tìm ra những khoả n nợ chưa được ghi nhận

Đôi khi các số liệu trong chứng từ có thể bị thiếu sót hoặc chưa được ghi nhận. Vậy nên trong quá trình kiểm toán nợ phải trả, kiểm toán viên phải đối chiếu các đơn đặt hàng với tất cả các khoản thực chi và giải ngân tiền mặt. Điều này giúp kiểm toán viên đánh giá xem các giao dịch mua đã được ghi nhận đúng cách và với số lượng chính xác hay chưa.

4.3 Gửi thư xá c nhận

Thông thường, để đảm bảo tính chính xác về các khoản mục nợ phải trả, kiểm toán viên cần phải xác nhận số liệu giữa hai bên, tránh tình trạng sai lệch không đáng có.

4.4 Kiểm tra tí nh ghi nhận đúng kỳ

Trong quá trình ghi chép và nhập dữ liệu, bên kế toán có thể mắc một vài sai sót và dễ nhận thấy nhất là thời điểm ghi nhận các khoản thu chi. Có thể kế toán đã ghi nhận giao dịch đến năm tiếp theo hoặc chứng từ ghi nhận rồi nhưng hàng chưa về đến… Bởi vậy, các kiểm toán viên cần phải rà soát và kiểm tra kỹ càng trong thủ tục kiểm toán nợ phải trả.

kiểm toán nợ phải trả

4.5 Kiểm tra việc trình bày và công bố đối với các khoản phải trả

Việc tuân thủ đúng quy chuẩn trong việc trình bày và công bố các khoản nợ trong quy trình kiểm toán nợ phải trả là rất quan trọng. Các thông tin cần có trong biên bản số liệu là số dư đầu và cuối kỳ, khoản chi có phát sinh trong kỳ.

Sau khi biên bản hoàn thiện, kiểm toán viên cần phải công bố số liệu giữa hai bên để thống nhất và xác nhận với nhau.

4.6 Đánh  giá lại số dư có gốc ngoại tệ

Với các doanh nghiệp có giao dịch ngoại tệ thì sẽ có khoản công nợ riêng liên quan đến ngoại tệ. Đây là lĩnh vực phức tạp, các kiểm toán viên cần lấy số dư (USD) nhân với tỷ giá bán. Tiếp đến, kiểm toán viên cần so sánh số dư trong sổ sách kế toán để đánh giá chênh lệch, có sai sót nào hay không.

Qua bài viết trên, SAPP Academy đã chia sẻ với bạn đọc các kiến thức cơ bản liên quan đến Kiểm toán nợ phải trả. Đây là công việc đòi hỏi các kiểm toán viên cần thực hiện bài bản các quy trình để tránh sai sót. Nếu bạn còn câu hỏi và thắc mắc liên quan đến lĩnh vực này, hãy liên hệ với SAPP Academy để được giải đáp nhanh nhất!

Kết nối với fanpagehttps://www.facebook.com/sapp.edu.vn

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#Thông Tin Chi Tiết Về Các Loại Hồ Sơ Kế Toán Doanh Nghiệp

Hồ sơ kế toán doanh nghiệp là gì? Xem ngay bài viết để hiểu thêm...

Cuộc Sống Của Một KPMG Auditor

  “Bản thân các bạn đã là những sinh viên xuất sắc, điều duy nhất...

Thông Tin Các Vòng Tuyển Dụng Của VACO Kỳ Internship

Công ty TNHH Kiểm toán VACO (Viet Nam Auditing Company) là một trong những Công...

#1 Học ACCA Online: Số môn học hiện nay & lợi ích cho tương lai

Bài viết cung cấp thông tin về chương trình đào tạo ACCA, số môn học...

Sự Khác Biệt Giữa Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Và Riêng Lẻ

Với các bạn sinh viên học ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài chính...

100% Pass Rate Của SAPP Hồ Chí Minh Cao Vượt Trội Toàn Cầu Trong Kỳ Thi ACCA Tháng 6 Năm 2022

Cùng xem chi tiết Pass Rate của học viên SAPP Hồ Chí Minh tại đây...

#Tổng Hợp 5+ Cách Tính Giá Thành Sản Phẩm Phổ Biến Nhất

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế dùng để phản ánh kết...

Review Kinh Nghiệm Thi Tuyển Crowe Horwath Kỳ Fresh 2017

Cũng như các công ty kiểm toán khác, 1 năm Crowe Horwath có 1 đợt...