ACCA20/06/2024

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thi Tuyển I-Glocal Kỳ Fresh 2017

Được thành lập tại Việt Năm năm 2003, I-glocal là 1 công ty có thế mạnh về dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp mảng Thuế – Kiểm toán – Đầu tư cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh tại khu vực Việt Nam và Cambodia. I-glocal hằng năm có 2 đợt tuyển dụng là Intern và Fresh dành cho các sinh viên chuyên ngành kế toán – kiểm toán. Sau đây SAPP xin chia sẻ kinh nghiệm thi tuyển I-glocal kỳ Fresh 2017 dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành kế kiểm.

Website: http://www.i-glocal.com/vn/

1. Thông tin chung

Tập đoàn I-GLOCAL CO., LTD. (tên viết tắt: IGL) là một tập đoàn tư vấn chuyên nghiệp trong mảng Thuế – Kế toán – Đầu tư cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh tại khu vực Việt Nam và Cambodia. Công ty cung cấp dịch vụ trọn gói từ hỗ trợ bước đầu của giai đoạn đầu tư cho đến hỗ trợ giai đoạn vận hành kinh doanh như giúp cho khách hàng là các doanh nghiệp nước ngoài có thể an tâm phát triển thị trường.

  • Văn phòng Hà Nội:

      • Địa chỉ: Phòng 1206, Tầng 12, Tòa nhà Indochina Plaza Hanoi, 241 Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
      • Điện thoại: +84 4 2220 0334
      • Fax: +84 4 2220 0335
  • Văn phòng Hồ Chí Minh:

      • Địa Chỉ: Tầng 14, Tòa nhà Maritime Bank Tower, 180-192 Đường Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.
      • Điện Thoại: +84 8 3827 8096
      • Fax: +84 8 3827 9087

2. Các vòng tuyển dụng của I-Glocal

Để trở thành một trợ lý kiểm toán tại I-glocal bạn cần vượt qua 3 vòng tuyển dụng tại công ty, bao gồm:

Vòng 1: Vòng hồ sơ

Vòng nộp hồ sơ yêu cầu bạn cần có những tài liệu như sau: CV, sơ yếu lý lịch (kèm ảnh mới nhất), thư xin việc, bảng điểm và các chứng chỉ khác đi kèm. Bạn có thể gửi hồ sơ qua web mail tuyển dụng của I-glocal.

Kết quả vòng một sẽ được thông báo qua điện thoại cho những bạn vượt qua vòng một. Những bạn không qua sẽ không nhận được thông báo nào. Lời khuyên dành cho bạn khi vượt qua vòng này đó là hãy chuẩn bị thật kỹ tất cả các tài liệu cần có trong quá trình ứng tuyển. Các tài liệu nên được trình bày một cách khoa học và có hệ thống để trong mắt nhà tuyển dụng, bạn là một ứng viên nặng ký với đầy đủ sự chuẩn bị.

Vòng 2: Bài test

Bài test của I-glocal gồm có 3 phần, đó là: trắc nghiệm, tự luận và bài tập. Công ty sẽ test bạn các kiến thức nền tảng về kế toán tài chính và các sắc thuế quan trọng. Bạn có thể ôn tập với môn F3 ACCA – Kế toán tài chínhF6 ACCA – Thuế Việt Nam để nắm chắc kiến thức.

  • Phần trắc nghiệm (Multiple choice questions)

Phần trắc nghiệm chiếm 20 điểm và gồm các câu hỏi về thuế và kế toán. Các câu hỏi này chủ yếu hỏi về các lý thuyết về kế toán cơ bản, thuế thu nhập cá nhân PIT (có câu về người cư trú và người không cư trú), thuế giá trị gia tăng VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp CIT. Năm 2017, đề thi trắc nghiệm không có nội dung kiến thức về thuế nhà thầu và thuế tiêu thụ đặc biệt. Các câu hỏi cũng không cần tính toán nhiều, chủ yếu là lý thuyết.

  • Phần tự luận (Essay)

Phần tự luận chiếm 20 điểm và chỉ hỏi 1 câu hỏi về kiến thức kế toán tài chính. Đề thi năm vừa qua có hỏi về dự phòng hàng tồn kho. Các vòng thi tuyển của I-glocal đôi khi cho phép bạn có thể trình bày bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Vậy bạn nên đọc kỹ đề xem có được làm bằng tiếng Việt không nhé. Còn với những bạn đã tự tin với tiếng Anh của mình thì trình bày bằng tiếng Anh càng tốt.

  • Phần bài tập (Case study)

Phần bài tập chiếm 60 điểm của bài test. Trong đó có 10 nghiệp vụ kế toán có dữ liệu đầy đủ chiếm 40 điểm. Bên cạnh đó là 3 câu hỏi về định khoản các nghiệp vụ, mỗi câu chiếm 5 -10 điểm. Nội dung chính bao gồm: Tính VAT đầu ra công ty phải nộp, tính PIT của 1 người nước ngoài và tính CIT của công ty.

Ở phần định khoản, bạn cần chú ý sẽ có phần “thương mại quốc tế” trong đề thi. Kiến thức có thể về Incoterm (CIF, FOB, nghiệp vụ về xuất nhập khẩu và chi phí vận chuyển xuất nhập khẩu). Do đó đến khi tính VAT có thể nhiều bạn bị lừa khi câu hỏi yêu cầu tính VAT phải nộp vì xuất khẩu thì thuế suất VAT=0%. Trong bài này VAT đầu ra bằng 0, chỉ có VAT đầu vào nên không phải nộp mà được hoàn VAT.

Đối với PIT, bài thi sẽ có thể yêu cầu bạn tính của cá nhân không cư trú. Nên vì thế bạn cần nhớ cả thang PIT của người cư trú và của người không cư trú nữa. CIT thì không có gì đặc biệt. Bạn chỉ cần tính ra lợi nhuận trước thuế rồi áp dụng thuế suất CIT hiện hành để tính.

Để làm tốt phần này bạn chỉ cần nắm vững thông tư 200, đọc hiểu sổ tay thuế của PwC (được cập nhật mới nhất hằng năm) và các thông tư, quyết định về thuế là được.

Vòng 3: Phỏng vấn nhóm & cá nhân

Ban đầu ứng viên sẽ được cho 1 phút để giới thiệu bản thân. Bạn có thể giới thiệu bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt đều được. Sau đó cả nhóm sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên một đề để thảo luận. Chủ đề có thể là nêu lên sự khác biệt giữa kế toán và tư vấn. Sau đó cả nhóm sẽ có 10 phút để thảo luận, 5 phút trưởng nhóm trình bày và 5 phút để trả lời các câu hỏi từ người phỏng vấn. Bạn có thể trình bày bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh vì người phỏng vấn không yêu cầu và đề cũng được viết bằng tiếng Việt.

Sau khi phỏng vấn nhóm xong thì I-glocal sẽ lập tức phỏng vấn từng cá nhân nếu nhóm có ba tới bốn người. Trong trường hợp nhóm của bạn chỉ có hai người thì cả hai sẽ cùng được phỏng vấn. Do đó, bạn phải sẵn sàng tinh thần phỏng vấn cá nhân ngay sau khi phỏng vấn nhóm. Khi phỏng vấn cá nhân người phỏng vấn có hỏi một số kiên thức về kế toán, thuế như các nguyên tắc kế toán, điều kiện ghi nhân doanh thu, nêu một số trường hợp được miễn thuế VAT đầu ra…

 

Trên đây là những chia sẻ cá nhân được tổng hợp từ học viên của SAPP Academy đang làm việc tại các công ty. Hi vọng những thông tin này sẽ bổ ích cho quá trình tìm hiểu và chọn lựa công ty phù hợp với bạn. 

>>> Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#1 Môn F5 ACCA Là Gì? Cấu Trúc & Nội Dung Đề Thi Hiện Nay

Bằng cách học môn F5 ACCA, học viên sẽ được ứng dụng các kỹ thuật...

AFM/P4 ACCA Là Môn Học Gì? Vì Sao Nên Lựa Chọn Môn Học Này Để Hoàn Thiện Cấp Độ P Trong ACCA

AFM/P4 ACCA hay Quản trị Tài chính nâng cao (Advanced Financial Management) là môn học...

Cập Nhật Những Thay Đổi Trong Kỳ Thi SBL Tháng 9/2023

Mới đây, ACCA đã ra văn bản công bố chính thức những thay đổi trong...

6 Câu Hỏi Bạn Nên Cân Nhắc Trước Khi Theo Đuổi Chứng Chỉ ACCA

Đối với những bạn sinh viên năm nhất, thậm chí là những bạn bắt đầu...

Những Sự Thật Thú Vị Về Vị Trí Transfer Pricing

Vài năm trở lại đây, vị trí Transfer Pricing được rất nhiều nhân sự trong...

Khóa học Financial Reporting (FR/F7) ACCA – Lập báo cáo tài chính

Môn học FR/F7 Financial Reporting – Lập báo cáo tài chính của ACCA cung cấp...

5 Điều Sinh Viên Kế Toán – Kiểm Toán Ra Trường Cần Biết

Ngành Kế toán – Kiểm toán đang trong giai đoạn thừa nhân lực, nhưng lại...

Từ Kế Toán Viên Thành Chủ Doanh Nghiệp Với Chương Trình ACCA

Bạn đang phân vân có nên đi học chương trình ACCA hay không? Một chương...