FCT Tax Là Gì – Tất Tần Tật Về Thuế Nhà Thầu FCT
Hiện nay, thương mại hàng hóa ngày càng phát triển với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế. Vì vậy, để tránh việc những doanh nghiệp các nhân, nhà thầu nước ngoài hưởng trọn 100% lãi suất và doanh thu từ Việt Nam mà không phải đóng thêm phí từ hoạt động kinh doanh, thuế FCT ra đời. Vậy thuế FCT là gì và cách tính thuế FCT như thế nào, ai sẽ là đối tượng chịu thuế TTĐB? Hãy cùng SAPP giải đáp qua bài viết sau đây.
1. FCT là gì?
Thuế nhà thầu nước ngoài (FCT) là một loại thuế áp dụng đối với tất cả các loại hình tổ chức nước ngoài thực hiện các hoạt động kinh doanh và nhận thu nhập tại Việt Nam. Thuế FCT không đi một mình mà đi kèm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hoặc thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các khoản thanh toán cho nhà thầu nước ngoài.
2. Các Trường Hợp áp dụng thuế nhà thầu
Thuế TTĐB đối với các khoản thanh toán cho nhà thầu nước ngoài được áp dụng trong trường hợp một bên ký kết Việt Nam thực hiện ký hợp đồng với nhà thầu từ quốc gia khác không có giấy tờ chứng thực hay giấy cấp phép được hiện diện tại Việt Nam, không phân biệt dịch vụ được cung cấp ở bất kì đâu.
Thuế TTĐB này thường dành cho các khoản tiền được thanh toán và chi trả xuất phát từ Việt Nam, trừ trường hợp các dịch vụ ấy không thực hiện tại Việt Nam, bên ngoài Việt Nam.
Bên cạnh đó, các thỏa thuận phân phối bao gồm việc các pháp nhân nước ngoài tham gia vào việc phân phối hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trên mọi hình thức phải chịu thuế TTĐB .
Nhà thầu nước ngoài nếu áp dụng chế độ kế toán Việt Nam có thể đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nếu hồ sơ kế toán đầy đủ, thuế TNDN sẽ được những nhà thầu nước ngoài này nộp dựa trên cơ sở lợi nhuận thực tế. Ngược lại, nếu không đầy đủ thì Nhà thầu nước ngoài sẽ nộp thuế TNDN trên cơ sở lợi nhuận được xác định.
3. Hướng dẫn cách tính thuế nhà thầu chuẩn xác
Các nhà thầu nước ngoài có thể thanh toán FCT theo phương pháp kết hợp. Phương pháp kết hợp cho phép nhà thầu nước ngoài đăng ký thuế GTGT và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhưng thuế TNDN được nộp theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu gộp. Để áp dụng phương thức này, nhà thầu nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện nhất định.
3.1. Tính theo giá Net
Khi một doanh nghiệp hay nhà thầu nước ngoài và một công ty tại Việt Nam ký kết một hợp đồng, thì giá trị của hợp đồng đó khi chưa tính thuế được gọi là thuế nhà thầu theo giá Net. Để tính thuế doanh nghiệp theo giá thực, trước tiên chúng ta sẽ tính thuế TNDN, sau đó mới đến thuế GTGT.
3.2. Tính theo giá Gross
Khi một doanh nghiệp hay nhà thầu nước ngoài và một công ty tại Việt Nam ký kết một hợp đồng, thì giá trị của hợp đồng đó bao gồm cả thuế được gọi là thuế nhà thầu theo giá Gross. Để tính thuế nhà thầu theo giá Gross, đầu tiên ta tính thuế Giá trị gia tăng, xong sau đó đến tính thuế TNDN.
3.3. Các lưu ý quan trọng khi tính thuế nhà thầu
- Thu nhập chịu thuế là số tiền dự kiến mà nhà thầu được nhận được trước khi khoản tiền đó trừ các khoản thuế mà họ cần phải nộp. Thu nhập bao gồm các chi phí mà các công ty Việt Nam phải trả thay cho các công ty nước ngoài, chẳng hạn như chi phí ăn ở cho các doanh nhân.
- Trường hợp các khách hàng tổ chức tại Việt Nam thanh toán cho doanh nhân nước ngoài theo phương pháp tính thuần (không tính các khoản từ Việt Nam sang) thì khi tính thuế phải quy đổi/chuyển đổi lại để xác định thu nhập chịu thuế.
- Trường hợp nhà thầu nước ngoài thuê tổ chức phụ (không phân biệt trong hay ngoài nước) thi công một phần công việc yêu cầu trong hợp đồng thì thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp quốc tế này sẽ được trừ vào giá trị công việc ủy thác cho tổ chức phụ tiến hành thực hiện. Nếu họ – các nhà thầu/doanh nghiệp phụ có cung cấp dịch vụ, hàng hóa để hoàn thành các điều khoản trong hợp đồng của công ty, doanh nghiệp nước ngoài thì thu nhập chịu thuế sẽ không bị loại trừ.
- Khi tính thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp, mỗi tỷ lệ % khác nhau sẽ tương ứng với từng hoạt động kinh doanh của công ty đó.
- Nếu tổ chức nước ngoài có nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau thì khi tính thuế sẽ phải tách từng loại tương ứng với từng hoạt động. Trường hợp áp dụng mức thuế cao nhất sẽ dành cho doanh nghiệp không được tách ra.
- Kể cả việc những công ty quốc tế có mang đến những thiết bị kèm theo dịch vụ đào tạo, hướng dẫn và chạy thử đi nữa thì cũng phải chịu thuế riêng cho từng hoạt động cung cấp. Nếu không được tách ra, doanh nghiệp sẽ bị đánh thuế 2% trên tổng thu nhập.
- Nếu nhà sản xuất chịu trách nhiệm bảo lãnh đối với việc nhập khẩu hàng hóa cho các nhà thầu nước ngoài thì họ sẽ không phải chịu thuế nhà thầu liên quan đến việc sử dụng dịch vụ không đảm bảo.
4. Thời hạn và cách nộp thuế nhà thầu đúng quy định
Căn cứ vào Thông tư số 156/2013/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ, những điều khoản liên quan đến thời gian nộp thuế nhà thầu được quy định như sau:
Tạm kết
Bài viết trên SAPP Academy đã đưa ra những thông tin cần thiết về Thuế nhà thầu FCT và những cách tính cho loại thuế này. Chúc các bạn học tốt!
Kết nối với fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn