ACCA20/06/2024

Học F3 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Tài Sản Cố Định Hữu Hình – Phần 2

Tài sản cố định hữu hình có giá trị lớn nên việc quản lý và sử dụng tài sản luôn được các doanh nghiệp chú trọng. Ngoài việc tính nguyên giá và tính khấu hao tài sản, đánh giá lại tài sản cố định (Revaluation of Non-current asset) và thanh lý tài sản cố định (Disposal of Non-current Asset) của tài sản cố định hữu hình cũng được đề cập đến trong chương trình học F3 ACCA. Bài viết này sẽ đi qua 2 phần lý thuyết trên và các dạng bài thường gặp.

1. Phân tích dạng bài đánh giá lại tài sản cố định (Revaluation of non-current asset)

Doanh nghiệp được phép đánh giá lại tài sản để đưa về đúng giá trị thị trường của tài sản đó. Có rất nhiều lý do dẫn đến việc tài sản cố định có sự thay đổi về giá trị sau 1 thời gian sử dụng,bao gồm:

  • Do sau 1 thời gian máy móc bị xuống cấp nhanh, dẫn đến giá trị bị suy giảm nhiều hơn so với dự
    kiến (so với khấu hao lũy kế);
  • Do lạm phát, hoặc sự biến động của thị trường dẫn đến giá trị của tài sản cố định tăng.

Đánh giá lại tài sản cố định có 2 dạng: đánh giá tăng tài sản cố định (Revaluation Upward) và đánh giá giảm tài sản cố định (Revaluation Downward).

Dạng 1: Đánh giá tăng tài sản cố định

Chúng ta có định khoản tăng tài sản cố định như sau:

  • Dr: Accumulated Depreciation (xóa sổ khấu hao lũy kế)
  • Dr: Non-current assets (là phần tăng của nguyên giá tài sản cố định sau khi đánh giá)
  • Cr: Revaluation Surplus/reserve (phần chêch lệch giữa nguyên giá mới và giá trị còn lại (carrying amount)

Revaluation Surplus không xuất hiện trên Income Statement. Khoản mục này chỉ được ghi như 1 khoản thu nhập khi được bán. Do đó nó như 1 khoản Other Comprehensive Income, và là 1 phần của Capital trong Balance Sheets.
Revaluation surplus tăng hằng năm, sẽ được chuyển qua Retained Earnings, để bù lại phần tăng của chi phí khấu hao (Excess Depreciation) do đánh giá tăng tài sản cố định.
Dr: Revaluation Surplus                      Cr: Retained earnings

Hướng dẫn giải bài tập

Question: Banjo Co purchased a building 30 June 20X8 for $1,250,000. At acquisition, the useful life of building was 50 years. Depreciation is calculated on the straight line basis. 10 years later, on 30 June 20Y8  when the carrying amount of the building was $1,000,000, the building was revalued to $1,600,000. Banjo Co has a  policy of transferring the excess depreciation on revaluation from the revaluation surplus to retained earnings.

Assuming no further revaluations take place, what is the balance on the revaluation surplus at 30 June 20Y9?

Bài giải

Bút toán 1: Ghi nhận tăng tài sản cố định

  • Dr: Accumulated Depreciation $250,000
  • Dr: Non-current assets  $350,000
  • Cr: Revaluation Surplus/reserve $600,000

Trước khi đánh giá lại: depreciation charge = 1,250,000/50 = $25,000 per year

Sau khi đánh giá lại: depreciation charge = 1,600,000/40 = $40,000 per year

-> Phần tăng khấu hao (Excess depreciation)  = 40,000 -25,000 = $15,000.

Bút toán 2: Ghi nhận chi phí khấu hao

  • Dr: Depreciation expense            $40,000
  • Cr: Accumulated Depreciation   $40,000

Bút toán 3: Bù phần tăng khấu hao do đánh giá tăng tài sản cố định

  • Dr: Revaluation Surplus               $15,000
  • Cr: Retained Earnings                  $15,000

Vậy sau 1 năm, Revaluation Surplus = 600,000 – 15,000 = $585,000

Dạng 2: Đánh giả giảm tài sản cố định

Đối với đánh giá giảm, chúng ta chỉ có bút toán duy nhất

  • Dr: Revaluation Surplus
  • Dr: Accumulated Depreciation
  • Cr: Non-current assets

Ví dụ: Chúng ta tiếp tục với câu hỏi ở phần 2.1.

Giả sử sau 10 năm, carrying amount = 1,600,000 – 40,000×10 = $1,200,000  tài sản lại được đánh giá giảm xuống còn $1,050,000, ta có định khoản sau:

  • Dr: Revaluation Surplus              $150,000
  • Dr: Accumulated Depreciation  $400,000
  • Cr: Non-current assets                $550,000

Depreciation expense = 1,050,000/30 = $35,000 per year

2. Phân tích dạng bài thanh lý tài sản cố định (Disposal of Non-current Asset)

Sau 1 thời gian sử dụng, doanh nghiệp có thể thanh lý tài sản vì nhiều lý do khác nhau, có thể ngay khi chưa hết thời gian sử dụng (useful life). Khi muốn đánh giá, 1 giao dịch thanh lý tài sản cố định là lãi hay lỗ (Profit or loss on Disposal), chúng ta sẽ so sánh giá bán với giá trị còn lại của tài sản cố định. Ngoài ra còn phải xóa số nguyên giá và khấu hao lũy kế của tài sản cố định.

Đối với lãi do thanh lý, ta định khoản như sau: Dr: Accumulated Depreciation
Dr: Trade Receivables / Cash
Cr: Profit or Loss on Disposal
Cr: Non-current asset
Đối với lỗ do thanh lý, ta có định khoản sau: Dr: Accumulated Depreciation
Dr: Trade Receivables / Cash
Dr: Profit or loss on Disposal
Cr: Non-current assets

Hướng dẫn giải bài tập

Question: An asset register showed a carrying amount of $67,460. A non-current asset costing $15,000 had been sold for $4,000, making a loss on disposal of $1,250. No entries had been made in the asset register for this disposal. What is the correct balance on the asset register?

Bài giải

Ta có định khoản:

  • Dr: Accumulated Depreciation $9,750 (15,000 – 1,250 – 4000)
  • Dr: AR/Cash $4,000
  • Dr: Loss on disposal $1,250
  • Cr: Non-current asset $15,000

Trên asset register (danh mục tài sản dài hạn), sẽ ghi giảm carrying amount của tài sản bị thanh lý để về số liệu chính xác.
-> Carrying amount = 15,000 – 9,750 = $5,250
-> Balance on the asset register = 67,400 – 5,250 = $62,210

The plant and machinery at cost account of a bussiness for the year ended 30 June 20X4 was as follows:

Plant and Machinery – cost
$$ $$
20X3
1 Jul
Balance 240,000 20X3
30 Sep
Transfer disposal account 60,000
20×4
1 Jan
Cash – purchase of plant 160,000 20X4
30 Jun
Balance 340,000
400,000 400,000

The company’s policy is to charge depreciation at 20% per year on the reducing balance basis, with proportionate depreciation in the years of purchase and disposal. What should be the depreciation charge for the year endend 30 June 20X4?
Trong kỳ, có 2 giao dịch liên quan đến tài sản cố định là mua mới vào ngày 01/01/20×4 và thanh lý tài sản ngày 30/09/20×3.

  • Đối với tài sản mua mới: chi phí khấu hao sẽ được tính từ 01/01/20×4 à 30/06/20×4, tức là 6 tháng.

-> Depreciation expense = (160,000 x 20%) x 6/12 = $16,000

  • Đối với tài sản thanh lý: chi phí khấu hao sẽ được tính từ 01/07/20×3 à 30/09/20×3, tức 3 tháng.

-> Depreciation expense = (60,000 x 20%) x 3/12 = $3,000

  • Đối với các tài sản còn lại: chi phí khấu hao sẽ được tính theo cả năm.

-> Depreciation expense = (240,000 – 60,000) x 20% = $36,000

Vậy tổng chi phí khấu hao cho năm tài chính kết thúc ngày 30/06/20×4 = $55,000.

3. Kết luận

Sau 2 bài phân tích các dạng bài tập thường gặp về tài sản cố định hữu hình (Tangible Non-current Assets), SAPP hy vọng ngoài việc giúp được bạn ôn lại các kiến thức mà còn có thể hướng dẫn bạn cách giải quyết các dạng bài tập của chủ đề này trong quá trình học F3 ACCA. Chúc bạn có 1 kỳ thi ACCA thành công!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Khóa học Business and Technology (BT/F1) ACCA – Kinh doanh và Công nghệ

Môn BT/F1 - Business and Technology là môn đầu tiên trong cấp độ cơ bản....

#Kế Toán Lương Thấp? Có Thật Sự Đúng?

Tìm hiểu liệu kế toán lương thấp có thật sự đúng hay không đồng thời...

Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Nợ Phải Trả

Phần hành nợ phải trả (Account Payable) là một phần hành khá phức tạp, đặc...

Học ACCA Thì Làm Gì Trong Lĩnh Vực Kế – Kiểm – Tài Chính?

Sức nóng đến từ BIG4 luôn thu hút rất nhiều bạn trẻ trong lĩnh vực...

Học F3 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Tài Sản Cố Định Hữu Hình – Phần 1

Tài sản cố định (Non-current assets) là tất cả những tài sản của doanh nghiệp...

Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Tiền Với Giảng Viên SAPP

Kiểm toán phần hành tiền là 1 trong những phần hành đầu tiên các thực...

05 Điều Nên Làm Để Có Kỳ Thực Tập Tại BIG4 Thành Công

Giáng sinh và năm mới đã đến, cũng đúng là lúc mà hầu hết các...

Những Nấc Thang Thăng Tiến Sự Nghiệp Trong Nghề Tư Vấn Thuế

Tư vấn Thuế là một công việc có sức hút không kém gì Kiểm toán....