ACCA20/06/2024

Học F3 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Tài Sản Cố Định Vô Hình

Bên cạnh tài sản cố định hữu hình thì các tài sản cố định vô hình như bằng sáng chế, bản quyền tác giả, thương hiệu… đang ngày một trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp. Việc xác định và đánh giá giá trị của các tài sản này không hề đơn giản đối với kế toán viên. Chính vì thế, trong bài viết này, SAPP sẽ mang đến cho các bạn nội dung lý thuyết và cách xác định giá trị của tài sản cố định vô hình trong môn F3 ACCA.

1. Khái niệm cơ bản Tài sản cố định vô hình (Intangible Non-current assets)

Trong doanh nghiệp, ngoài các tài sản cố định hữu hình như máy móc, nhà xưởng và thiết bị, còn có một số tài sản không tồn tại ở dạng hữu hình (No Physical Substance), ví dụ như: bằng sáng chế (patents), quyền tác giả (authorship rights).

Chuẩn mực IAS 38 cũng có định nghĩa khá rõ ràng về tài sản cố định vô hình:

An intangible assets is an identifiable non-monetary asset without physical substance. The asset must be:

  • Controlled by the entity as a result of events in the past (tính sở hữu đối với tài sản);
  • Something from which the entity expects future economic benefits to flow (có khả năng đem lại lợi ích trong tương lai).

Annual Amortisation = (Cost – Residual Value)/(Estimated Useful Life) 

Tài sản cố định vô hình cũng có khấu hao tương tự như tài sản cố định hữu hình. Khấu hao của tài sản cố định vô hình được gọi là Amortisation, nhưng cách hạch toán cũng tương tự như Depreciation của tài sản cố định hữu hình.

Về định khoản của khấu hao tài sản cố định vô hình, ta có:

DR: Amortisation Expenses (Income Statement)
CR: Accumulated Amortisation (Balance Sheet)

2. Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (Research and Development – R&D)

Nhắc đến Intangible Non-current Assets, bạn còn phải chú ý đến các chi phí phát sinh từ hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm và phân biệt rõ khái niệm giữa hai hoạt động này.  Bởi cách hạch toán chi phí của hai hoạt động này là khác hoàn toàn nhau. Ngoài ra, các câu hỏi (cả lí thuyết và bài tập) về tài sản cố định vô hình trong đề thi F3 ACCA đều hỏi khá nhiều về phần này.
Trong khi chi phí nghiên cứu (Research Costs) được ghi nhận như một khoản Expense trong kỳ (Income Statement) thì chi phí phát triển (Development Costs) được vốn hóa vào Intangible Non-current Assets (Balance Sheet).

Theo IAS 38, nếu các chi phí thỏa mãn tất cả các tiêu chí sau thì sẽ được ghi nhận thành Development Expenditure: (PIRATE)

  • Probable: Tài sản có khả năng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp ở tương lai.
  • Intention: Doanh nghiệp có ý định hoàn thành, bán hoặc sử dụng tài sản đó.
  • Resources: Doanh nghiệp có đủ nguồn lực về kĩ thuật và tài chính để hoàn thành tài sản đó.
  • Ability: Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản.
  • Technical: Tính khả thi về mặt kĩ thuật được dùng để hoàn thành tài sản đó.
  • Expenditure: Có khả năng đo lường chi phí.

3. Case study về phân biệt research costs và development costs

Question

Y Co is a company which specialises in developing new materials and manufacturing processes for the furniture industry. The company receives payments from a variety of manufacturers, which pay for the right to use the company’s patented fabrics and processes. R&D costs for the year ended 30 September 20X5 can be analysed as follows.

Current Projects $$
Project A:
New flame-proof padding. Expected to cost a total of $400,000 to complete development. Expected total revenue $2,000,000 once work completed – probably late 20X6. Customers already placed advance orders for the material after seeing demonstrations of its capabilities earlier in the year.
280,000
Project B:
New colour-fast dye. Expected to cost a total of $3,000,000 to complete. The dye is being developed as a cheaper replacement for a dye already used in Y Co’s most successful product; cost savings of over $10,000,000 are expected from its use. Although Y has demonstrated that the dye is a viable product, and has the intention to finish developing it, the completion date is currently uncertain because external funding will have to be obtained before the development work can be completed.
150,000

Explain how the three research projects A, B and C will be dealt with in Y Co’s statement of profit or loss and statement of financial position.

Answer

a. Project A

Ta đi phân tích Project A theo các tiêu chí PIRATE:

  • Probable: Vì khách hàng sẽ đặt hàng sau khi doanh nghiệp Y chứng tỏ được tính khả thi của vật liệu Flame-proof padding (đệm cách nhiệt), do đó lợi ích kinh tế là có thể nhìn thấy được.
  • Intention: Doanh nghiệp có ý định hoàn thành sản phẩm cuối năm 2006 (Expected total revenue
    $2,000,000 once work completed – probably late 20X6), do đó tiêu chí Intention được thỏa mãn.
  • Resources: Do công ty Y là một công ty chuyên nghiên cứu các vật liệu mới nên về nguồn lực kĩ thuật là có thể đảm bảo được. Còn về tài chính, họ cũng đã có dự định khá rõ về việc chuẩn bị tài chính để hoàn thành dự án (Expected to cost a total of $400,000 to complete development).
  • Ability: Vì tin tưởng rằng sẽ có các khách hàng đặt hàng trước, nên khá rõ ràng việc sau khi Project A được hoàn thành, nó sẽ có khả năng bán được cho khách hàng.
  • Technical: Vì doanh nghiệp chỉ cần chứng minh khả năng của vật liệu mới là sẽ có các khách hàng đặt mua. Điều đó chứng tỏ tính khả thi về kĩ thuật của dự án này là được đảm bảo.

Expenditure: trong phần mô tả về dự án có thể thấy, doanh nghiệp Y đã có những dự toán nhất  định về các chi phí và doanh thu của Project A. Do đó, tiêu chí Expenditure cũng được thỏa mãn.

Do đó, chi phí của dự án A trong kỳ là $280,000 sẽ được vốn hóa như Intangible N.C.A

Dr: Intangible N.C.A   $280,000
Cr: Cash/AP                  $280,000

Project B

Các bạn thể thấy, dự án này đáp ứng hầu hết các tiêu chí nhưng chỉ có Resources là không được đảm bảo. Không được đảm bảo ở đây là sự chưa chắc chắn về nguồn lực tài chính để hoàn thành dự án (the completion date is currently uncertain because external funding will have to be obtained before the development work can be completed). Do đó, chi phí $150,000 phát sinh trong kỳ sẽ được ghi nhận như một khoản chi phí trong kỳ.

4. Lời kết

Tài sản cố định vô hình đang dần trở nên quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Đối với các bạn thi môn F3 ACCA, sẽ có không ít người gặp khó khăn khi gặp các câu hỏi của phần này. Hy vọng qua bài viết này, SAPP đã giúp cho các bạn giải đáp được những thắc mắc và trang bị được những kiến thức cần thiết phục vụ cho việc học và thi môn F3 ACCA.

>>> Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Bí Kíp Giúp Assurance Associate Tại PwC Đạt Top 1 Việt Nam Và Top 7 Thế Giới Với Môn FM/F9

Đạt 89/100 điểm môn FM/F9 không chỉ giúp Nguyễn Khánh Hiền hoàn thành 9F khi...

#Cách Báo Cáo Thuế Cho Doanh Nghiệp Mới Thành Lập

Tìm hiểu các quy định và cách báo cáo thuế cho doanh nghiệp mới thành...

Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Tiền Với Giảng Viên SAPP

Kiểm toán phần hành tiền là 1 trong những phần hành đầu tiên các thực...

#1 Hướng Dẫn Ôn Thi ACCA & Phương Pháp Học Hiệu Quả Nhất

Nhiều học viên đang loay hoay và băn khoăn không biết có nên tự học...

Học F2 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Cost Behavior

Kế toán quản trị trong doanh nghiệp thường tiến hành phân loại chi phí theo...

Học F3 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Tài Sản Cố Định Vô Hình

Bên cạnh tài sản cố định hữu hình thì các tài sản cố định vô...

Không Chỉ Để Thi BIG4, Học ACCA Còn Là Bệ Phóng Tuyệt Vời Giúp Chinh Phục Management Trainee

Nhiều bạn nghĩ rằng ACCA chỉ dành cho lĩnh vực Kế – Kiểm – Tài...

Giải Quyết 5 Lỗi Excel Thường Gặp Trong Kiểm Toán

Đối với các bạn mới bước vào nghề kiểm toán, Excel thường là nỗi ám...