Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Tài Sản Cố Định

Tài sản cố định thường là khoản mục có giá trị lớn. Tuy nhiên mức độ rủi ro sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cũng như loại hình doanh nghiệp. Các thủ tục sẽ khá “gọn gàng” với phần …

Tài sản cố định thường là khoản mục có giá trị lớn. Tuy nhiên mức độ rủi ro sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cũng như loại hình doanh nghiệp. Các thủ tục sẽ khá “gọn gàng” với phần hành này nhưng sẽ trở nên phức tạp nếu có sự xuất hiện thêm các đầu khoản mục liên quan đến xây dựng cơ bản dở dang hoặc vốn hóa chi phí.

1. Để kiểm soát phần hành tài sản cố định, kiểm toán viên cần được cung cấp những tài liệu gì?

  • Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản liên quan tài sản cố định; Báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh;
  • Danh sách chi tiết tài sản cố định tăng, thanh lý, chuyển nhượng, giảm khác trong kỳ theo từng loại;
  • Bảng khấu hao tài sản cố định trong kỳ;
  • Chứng từ liên quan đến tài sản cố định trong kỳ.

2. Kiểm soát phần hành tài sản cố định cần trải qua những thủ tục nào?

Bước 1: Rà soát, đối chiếu giữa sổ cái và sổ chi tiết tài sản cố định (Reconciliation of subledgers with general ledger)

Đối chiếu các số liệu trên Báo cáo tài chính với các số liệu trên Sổ cái, Sổ chi tiết, Sổ cân đối số phát sinh, bảng tính khấu hao theo từng phân mục tài sản như:

  • Nhà cửa, vật kiến trúc;
  • Máy móc, thiết bị;
  • Phương tiện vân tải, thiết bị truyền dẫn;
  • Thiết bị, dụng cụ quản lý;
  • Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc;
  • Các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng;
  • Các tài sản cố định khác.

Bạn cần đối chiếu toàn bộ các số đầu kỳ, số phát sinh tăng, số phát sinh giảm và số cuối kỳ của từng khoản mục để đảm bảo tính thống nhất giữa các loại sổ sách chứng từ. Đây là thủ tục đơn giản nhưng khá quan trọng do nếu không cân và sai số ngay từ đầu thì bạn có làm thủ tục gì cũng không thể đảm bảo số dư của tài sản là đúng.

Bước 2: Rà soát tăng, giảm tài sản trong kỳ (Test additions and disposals)

Cho tất cả những lần mua thêm và thanh lý tài sản trọng yếu, bạn đều cần kiểm tra các chứng từ đi kèm để đảm bảo nguyên giá của tài sản cố định được ghi nhận tăng / giảm đúng trên sổ sách.

Với tăng tài sản cố định do mua mới, các chứng từ cần xem xét bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán;
  • Hóa đơn;
  • Biên bản bàn giao tài sản;
  • Biên bản thanh lý hợp đồng;
  • Các chứng từ khác liên quan đến chi phí hình thành nên tài sản bao gồm các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử.

Với giảm tài sản cố định, các chứng từ cần xem xét bao gồm:

  • Quyết định thanh lý tài sản cố định;
  • Hợp đồng mua bán;
  • Hóa đơn;
  • Biên bản bàn giao tài sản;
  • Các chứng từ liên quan khác để đảm bảo giá trị bán, lỗ lãi trong quá trình thanh lý tài sản;

Với tăng tài sản từ xây dựng và vốn hóa: Bạn vẫn cần xem các chứng từ như hợp đồng, hóa đơn nhưng cần xem thêm các chi phí nhân công và chi phí khác được vốn hóa vào trong tài sản cố định.

Bước 3: Chi phí thuê, sửa chữa và bảo dưỡng (Review repair and maintainance fee)

Với các chi phí liên quan đến thuê hoạt động, sửa chữa và bảo dưỡng. Rủi ro vốn hóa chi phí có thể gặp phải là chi phí bị ghi tăng dẫn tới lợi nhuận giảm khi chi phí này không được vốn hóa.

Rà soát lại các khoản chi phí thuê dưới hợp đồng thuê hoạt động, các khoản chi phí sửa chữa và bảo dưỡng lớn để xác định liệu rằng các chi phí này có nên được vốn hóa vào tài sản hay không

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 03, tất cả những chi phí liên quan trực tiếp đến tài sản cố định và làm tăng khả năng sinh lời của tài sản so với trạng thái ban đầu đều đủ điều kiện ghi nhận tăng vào giá trị tài sản.

Bước 4: Khấu hao (Depreciation and amortization)

Rà soát tính hợp lý của các chi phí khấu hao bằng cách rà soát các chính sách kế toán khách hàng đang sử dụng (khấu hao đường thẳng hay khấu hao nhanh), thời gian khấu hao theo thông tư 45 quy định.

Thông qua việc rà soát các phương pháp kế toán mà khấu hao đang sử dụng (như khấu hao đường thẳng hay khấu hao nhanh…), thời gian khấu hao theo thông tư 45 để xác định tính hợp lý của các chi phí khấu hao.

Bước 5: Rà soát các tài sản bị giảm giá trị (Impairment review)

Sử dụng các thông tin thu thập trong suốt quá trình kiểm toán để xác định xem ban quản trị có nhận diện được các dấu hiệu của việc giảm giá trị tài sản hay không.

3. Kết

Như đã nói, tài sản cố định chiếm giá trị lớn trong các báo cáo tài chính. Vì vậy, với từng đặc điểm của doanh nghiệp mà mức độ rủi ro của mà phần hành sẽ khác nhau. Điều này đòi hỏi các kiểm toán viên cần linh hoạt trong việc áp dụng các thủ tục kiểm toán để phù hợp với tính chất của doanh nghiệp đó.

>>> Xem thêm:


[FREE DOWNLOAD] TUYỂN TẬP KINH NGHIỆM 10 PHẦN HÀNH KIỂM TOÁN CƠ BẢN

[Free Download] Tuyển Tập Kinh Nghiệm 10 Phần Hành Kiểm Toán

 

CẬP NHẬT MỚI NHẤT

TIN TỨC LIÊN QUAN

logo logo

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887

Ngày cấp: 26/07/2016.

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

19002225 support@sapp.edu.vn Liên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
DMCA.com Protection Status
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.
© 2021 Sapp.edu.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by
FAGO AGENCY