#Xác Định Các Chi Phí Loại Trừ Khi Tính Thuế TNDN
Khi xác định các chi phí loại trừ khi tính thuế TNDN, việc hiểu rõ và áp dụng đúng các quy định pháp luật là vô cùng quan trọng. Các khoản chi phí bị loại khi quyết toán thuế TNDN không chỉ ảnh hưởng đến số thuế phải đóng mà còn phản ánh chính sách khuyến khích đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp tiết kiệm và tối đa hóa lợi ích từ các chính sách thuế. Cùng SAPP Academy tìm hiểu cách xác định chi phí bị loại khi tính thuế TNDN trong bài viết dưới đây.
1. Các khoản được trừ hợp lý là gì?
Hiện tại, pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp không định nghĩa cụ thể về chi phí hợp lý, nhưng đã chỉ ra các tiêu chí để xác định chi phí loại trừ khi tính thuế TNDN. Chi phí hợp lý được hiểu là chi phí có thể được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế doanh nghiệp, đáp ứng các điều kiện quy định trong luật thuế.
Mặc dù không có định nghĩa cụ thể, nhưng có thể thấy điều này là hợp lý vì các loại chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp rất đa dạng và phức tạp. Không thể có một định nghĩa chung cho mọi loại chi phí.
Dù vậy, pháp luật vẫn quy định rõ về điều kiện để chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Một chi phí chỉ cần đáp ứng các tiêu chí quy định sẽ được coi là hợp lý và có thể trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Xem thêm: #Hướng Dẫn Cách Làm Báo Cáo Thuế Doanh Nghiệp
2. Điều kiện các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN là gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, các khoản chi phí loại trừ khi tính thuế TNDN được quy định như sau:
Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Như vậy, ngoài các khoản chi không được trừ thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.
Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật
Xem thêm: #Tổng Hợp Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp Theo Quy Định
3. Các khoản được trừ hợp lý khi tính thuế TNDN
Theo Điều 2, Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định:
1. Doanh nghiệp, tổ chức là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp công ty mẹ nhận khoản ủng hộ, tài trợ của các đơn vị thành viên để tập trung đầu mối thực hiện hoạt động ủng hộ, tài trợ thì công ty mẹ và các đơn vị thành viên được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với khoản ủng hộ, tài trợ của công ty mẹ và từng đơn vị thành viên. Công ty mẹ phải có Biên bản hoặc văn bản, tài liệu xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ nêu tại khoản 4 Điều này. Đơn vị thành viên phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật và có văn bản xác nhận của công ty mẹ về khoản ủng hộ, tài trợ của từng đơn vị thành viên.
2. Đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ bao gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; cơ sở y tế; đơn vị lực lượng vũ trang; đơn vị, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm cơ sở cách ly tập trung; cơ sở giáo dục; cơ quan báo chí; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức đảng, đoàn thanh niên, công đoàn, hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam các cấp ở trung ương và địa phương; cơ quan, đơn vị chính quyền địa phương các cấp có chức năng huy động tài trợ; Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 các cấp; Quỹ vắc-xin phòng Covid-19; Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia; quỹ từ thiện, nhân đạo và tổ chức có chức năng huy động tài trợ được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ có trách nhiệm sử dụng, phân phối đúng mục đích của khoản ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 đã tiếp nhận. Trường hợp đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ sử dụng sai mục đích của khoản ủng hộ, tài trợ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan tại địa phương tăng cường phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin cho cơ quan thuế, cơ quan hải quan để quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm hành vi nâng giá trị, khai giá trị bất hợp lý trong hoạt động ủng hộ, tài trợ; phối hợp quản lý chặt chẽ giá mua bán hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn cung cấp hàng hóa, dịch vụ và xử lý các trường hợp giá mua bán trên hợp đồng, giá trên hóa đơn cung cấp hàng hóa, dịch vụ không đúng với thực tế theo quy định của pháp luật.
4. Hồ sơ xác định khoản chi ủng hộ, tài trợ gồm có: Biên bản xác nhận ủng hộ, tài trợ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này hoặc văn bản, tài liệu (hình thức giấy hoặc điện tử) xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ có chữ ký, đóng dấu của người đại diện doanh nghiệp, tổ chức là đơn vị ủng hộ, tài trợ và đại diện của đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ; kèm theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật của khoản ủng hộ, tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật.
Nguồn tham khảo: Điều 2, Nghị định 15/2022/NĐ-CP
Căn cứ theo Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Nguồn tham khảo: Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC
4. Các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN
Theo Khoản 2, Điều 9 Luật Thuế TNDN 2008, các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN bao gồm:
– Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện được trừ theo quy định tại mục 1 nêu trên, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.
– Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính.
– Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác.
– Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định.
– Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng.
– Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
– Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật.
– Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật.
– Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để chi trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
– Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu.
– Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định theo quy định của pháp luật.
– Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật
Để hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật về các khoản chi phí bị loại khi quyết toán thuế TNDN, bạn có thể tham gia khóa học ACCA để tiếp cận với các chương trình đào tạo chuyên sâu về kế toán và thuế.
Khóa học ACCA không chỉ cung cấp một cơ sở vững chắc về kế toán quốc tế mà còn tập trung vào các quy định thuế tại nhiều quốc gia. Bằng cách tham gia khóa học này, bạn sẽ không chỉ nắm vững về việc xác định và áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế mà còn hiểu rõ hơn về quy định pháp luật liên quan đến việc xác định chi phí loại trừ khi tính thuế TNDN.
Với sự hỗ trợ từ giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao trong ngành, bạn sẽ có cơ hội áp dụng thực tế những kiến thức và quy định được học trong khóa học vào công việc kế toán của doanh nghiệp. Không chỉ là việc hiểu các quy định, mà còn là khả năng áp dụng linh hoạt và hiệu quả khi xác định các khoản chi phí được trừ khi tính thuế.
Giúp tối ưu hóa lợi ích thuế cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Tham gia khóa học ACCA, học viên sẽ có cơ hội mở rộng kiến thức và nâng cao kỹ năng trong lĩnh vực kế toán và thuế, từ đó góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp và thành công cho sự nghiệp.
5. Kết luận
Trong quá trình xác định các chi phí loại trừ khi tính thuế TNDN, việc hiểu rõ quy định và tiêu chí của pháp luật là chìa khóa quan trọng. Mặc dù không có định nghĩa cụ thể về chi phí hợp lý, nhưng việc áp dụng đúng các tiêu chí và điều kiện được trừ khi tính thuế là điều rất quan trọng. Đây không chỉ là quá trình tính toán số thuế phải nộp mà còn là cơ hội tối ưu hóa lợi ích thuế cho doanh nghiệp. Việc nắm vững quy định này không chỉ đảm bảo tuân thủ pháp luật mà còn giúp tối ưu hóa tài chính và khích lệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua việc áp dụng chính xác các quy định về chi phí loại trừ, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí và tạo ra một cơ sở tài chính mạnh mẽ, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững trong tương lai.