ACCA20/06/2024

Hướng Dẫn Hạch Toán Lãi Tiền Gửi Ngân Hàng Theo TT200

Hàng tháng, tùy thuộc vào số tiền gửi tại ngân hàng và mức lãi suất ngân hàng đưa ra, doanh nghiệp sẽ nhận được một khoản tiền lãi tiết kiệm và nhiệm vụ của kế toán là hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng đó. Dù số tiền lãi lớn hay nhỏ thì cũng cần được hạch toán và theo dõi trên sổ sách để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây, SAPP Academy sẽ hướng dẫn hạch toán kế toán ngân hàng để các bạn kế toán tham khảo.

Khái niệm, phân loại lãi tiền gửi ngân hàng

  • Lãi tiền gửi ngân hàng là khoản tiền doanh nghiệp sẽ nhận được khi gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Số tiền lãi nhận được lớn hay nhỏ phụ thuộc vào số tiền gửi tiết kiệm và lãi suất ngân hàng từng thời điểm. Với những khoản vốn nhàn rỗi mà doanh nghiệp chưa có kênh đầu tư thì gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ giúp bảo toàn số vốn đó đồng thời doanh nghiệp được nhận thêm khoản lãi.

  • Hiện nay, đang có hai hình thức gửi tiết kiệm cho doanh nghiệp là: tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (có thể là 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng…).

Có thể bạn quan tâm:

[Chia Sẻ] Kinh Nghiệm Tự Học ACCA Hiệu Quả Nhất

Quản lý chi phí thi ACCA hiệu quả: Thủ thuật và mẹo giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể

Học chứng chỉ ACCA: Những lợi ích và bước đầu tiên để trở thành chuyên gia tài chính

Chinh phục chứng chỉ ACCA với các học bổng ACCA hấp dẫn

Tài khoản sử dụng để hạch toán kế toán ngân hàng

Cụ thể hơn, để hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng, cần sử dụng những tài khoản sau đây:

Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng

  • Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng là tài khoản dùng để phản ánh số tiền hiện có của doanh nghiệp tại ngân hàng cũng như tình hình biến động tài khoản như tăng, giảm khoản tiền gửi không kỳ hạn.

  • Căn cứ để hạch toán tài khoản 112 là sao kê tài khoản ngân hàng kèm các giấy báo Nợ, giấy báo Có kèm theo các chứng từ gốc như: Giấy nộp tiền vào tài khoản, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, sec…

  • Kết cấu tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng như sau:

 

Bên Nợ

Bên Có

  • Các khoản tiền Doanh nghiệp gửi vào ngân hàng bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ

  • Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng khi đánh giá lại khoản ngoại tệ là số dư tiền gửi ngân hàng ở thời điểm báo cáo

  • Các khoản tiền Doanh nghiệp rút ra từ ngân hàng bào gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ

  • Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm khi đánh giá lại khoản ngoại tệ là số dư tiền gửi ngân hàng ở thời điểm báo cáo

Số dư bên Nợ

 

Số tiền Việt Nam và ngoại tệ còn dư tại ngân hàng ở thời điểm báo cáo

 

Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

  • Tài khoản 128 dùng để phản ánh số dư hiện có cũng như tình hình biến động tăng, giảm các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn như: tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, trái phiếu, tín phiếu và các khoản đầu tư khác đến ngày đáo hạn.

  • Tài khoản 1281 – Tiền gửi có kỳ hạn phản ánh số tiền hiện có của khoản tiền gửi có kỳ hạn cũng như tình hình tăng, giảm.

  • Kết cấu tài khoản 128 – Tiền gửi có kỳ hạn:

 

Bên Nợ

Bên Có

Phản ánh tăng các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Phản ánh giảm các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Số dư bên Nợ

 

Phản ánh giá trị khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hiện có tại doanh nghiệp ở thời điểm báo cáo

 

Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

  • Tài khoản 515 phản ánh tiền lãi tiền gửi ngân hàng, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính doanh nghiệp nhận được.

  • Kết cấu tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính:

 

Bên Nợ

Bên Có

  • Phản ánh số thuế GTGT phải nộp khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp tình thuế trực tiếp

  • Cuối kỳ doanh nghiệp kết chuyển tài khoản 515 qua TK 911 để xác định kết quả hoạt động SXKD

Phản ánh các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ trong đó có lãi vay.

Hướng dẫn hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng

Lãi tiền gửi ngân hàng sẽ có hai trường hợp xảy ra là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, mỗi trường hợp sẽ có cách hạch toán khác nhau, cụ thể như sau.

Hạch toán lãi tiền gửi không kỳ hạn

  • Khi doanh nghiệp nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng

Khi kế toán xuất quỹ tiền mặt, ghi:

Nợ TK 113: Tiền đang chuyển

Có TK 111: Tiền mặt

Khi tiền đang chuyển đã vào tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và doanh nghiệp nhận được giấy báo có, ghi:

Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng

Có TK 113: Tiền đang chuyển

  • Cuối tháng, doanh nghiệp sẽ nhận được khoản lãi tiết kiệm với khoản tiền gửi không kỳ hạn đó, ghi:

Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn)

  • Doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ, kế toán ghi:

Nợ TK 111: Tiền mặt

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng

Ví dụ: Công ty A nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng số tiền là 200.000.000 đồng, trong kỳ không phát sinh nghiệp vụ và cuối kỳ, số dư trong tài khoản công ty A là 202.000.000 đồng. Hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

  • Khi công ty A nộp tiền mặt vào ngân hàng, ghi:

Nợ TK 111: 200.000.000

Có TK 112: 200.000.000

  • Cuối kỳ, căn cứ vào sao kê ngân hàng, sổ phụ, giấy báo Nợ, Có, kế toán ghi:

Nợ TK 112: 2.000.000

Có TK 515: 2.000.000

Hạch toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

  • Doanh nghiệp gửi tiết kiệm nhận lãi định kỳ hoặc cuối kỳ

Khi doanh nghiệp gửi tiền có kỳ hạn, căn cứ vào chứng từ được ngân hàng cấp về khoản tiền gửi có kỳ hạn, kế toán ghi:

Nợ TK 128: Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có TK 111, 112: Tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng

Lưu ý: Các chi phí liên quan đến khoản tiền gửi có kỳ hạn như chi phí giao dịch, chi phí pháp lý liên quan được ghi nhận trực tiếp vào TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.

  • Khi nhận lãi định kỳ theo thời hạn mỗi tháng, quý, năm từ tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112: Khi đã nhận tiền lãi bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 138: Phải thu khác khi chưa thu tiền lãi

Nợ TK 128: Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khi tiền lãi được nhập vào gốc

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính thể hiện số tiền lãi nhận được của doanh nghiệp

  • Khi doanh nghiệp rút khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, ghi:

Nợ TK 111, 112: Giá trị khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Có TK 128: Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo giá trị ngân hàng ghi sổ

  • Khi doanh nghiệp nhận lãi vào cuối kỳ, số tiền gốc và lãi được tất toán vào ngày đáo hạn, kế toán cần dự tính số tiền lãi nhận được trong năm tài chính tại thời điểm lập BCTC để hạch toán doanh thu phát sinh trong năm, ghi:

Nợ TK 138: Phải thu khác (Số lãi doanh nghiệp tạm tính)

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

Ví dụ: Doanh nghiệp A gửi ngân hàng số tiền 2 tỷ đồng vào ngày 1/12/2021 trong 6 tháng, lãi suất là 6%/năm. Mặc dù tháng 5/2022 mới đáo hạn khoản tiền gửi trên nhưng thời điểm lập BCTC, kế toán cần trích trước 1 tháng doanh thu hoạt động tài chính. Kế toán ghi:

Nợ TK 1388: 10.000.000

Có TK 515: 10.000.000

  • Khi doanh nghiệp rút số tiền gốc và lãi , kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112: Tổng tiền gốc và lãi

Có TK 128: Số tiền gốc

Có TK 138: Số tiền lãi

  • Doanh nghiệp gửi tiết kiệm nhận lãi tại thời điểm gửi tiền

  • Tương tự khi doanh nghiệp nhận lãi định kỳ hoặc cuối kỳ, kế toán hạch toán khoản tiền gửi có kỳ hạn và các chi phí liên quan vào TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.

  • Khi doanh nghiệp nhận lãi tại thời điểm gửi tiền, kế toán ghi:

Nợ TK 128: Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có TK 111, 112: Khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện (lãi tiết kiệm nhận tại thời điểm gửi tiền)

  • Để đảm bảo doanh thu được phản ánh đúng kỳ, định kỳ kế toán tiến hành kết chuyển số tiền đã ghi nhận vào TK 515, ghi:

Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

Ví dụ: Ngày 1/1/2022, công ty A gửi ngân hàng 2 tỷ đồng bằng tiền mặt, kỳ hạn 6 tháng, nhận lãi tại thời điểm gửi và nhập vào gốc, mức lãi suất 6%/năm. Hạch toán nghiệp vụ phát sinh.

Kế toán công ty A hạch toán như sau:

  • Thời điểm ngày 1/1/2022, kế toán ghi nhận khoản tiền gửi và số tiền lãi, ghi:

Nợ TK 128: 2.060.000.000

Có TK 111: 2.000.000.000

Có TK 3387: 60.000.000

  • Cuối mỗi tháng, kế toán tiến hành kết chuyển số doanh thu chưa thực hiện vào doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387: 10.000.000

Có TK 515: 10.000.000

Như vậy, nội dung bài viết đã chia sẻ cách hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng để các bạn kế toán tham khảo. Hy vọng những thông tin được SAPP Academy tổng hợp lại sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về công việc của kế toán từng phần hành cũng như có những bước tiến xa hơn trong công việc. Còn rất nhiều những kiến thức bổ ích khác được chia sẻ trên Web, mời độc giả cùng đón đọc.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#1 Khóa Học ACCA F6 Online Cam Kết Tỉ Lệ Đỗ Tại SAPP Academy

SAPP Academy cung cấp khóa học ACCA F6 Online cam kết đạt tỉ lệ đỗ...

Tất Tần Tật Về Lộ Trình Học ACCA Cho Người Mới Bắt Đầu

Lộ trình học ACCA nào là phù hợp với mục tiêu và tối ưu nhất...

Trò Chuyện Cùng Giảng Viên Trần Tử Thành Nam – Người Đứng Sau Lớp FR/F7 Sở Hữu Học Viên Đạt Điểm Thi Gần Tuyệt Đối

“Trong những năm gần đây, người học ACCA đang có xu hướng ngày càng trẻ...

#Tại Sao Lại Chọn Ngành Kế Toán Để Theo Học?

Tại sao lại chọn ngành kế toán để theo học? Tìm hiểu những lý do...

#1 Khóa Học ACCA F5 Online Uy Tín Chất Lượng Cam Kết Đầu Ra

Tìm hiểu chi tiết về khóa học ACCA F5 Online uy tín cam kết đầu...

Kế – Kiểm – Tài Chính Làm Tại Doanh Nghiệp Nước Ngoài Có Thực Sự Cần Chứng Chỉ ACCA Không?

Để có thể “bước chân” vào môi trường doanh nghiệp FDI, nhân sự Kế -...

#Phương Pháp Tính Giá Trong Kế Toán Nguyên Tắc Tính Giá

Khám phá phương pháp tính giá và các nguyên tắc tính giá được áp dụng...

Nhìn lại kỳ tuyển dụng BIG4 Fresh Graduate 2021 và sẵn sàng ứng tuyển BIG4 năm 2022

Đợt tuyển dụng BIG4 Fresh Graduate 2022 đã được khởi động, hàng ngàn ứng viên...