ACCA và CFA là hai trong số các chương trình cấp chứng chỉ được các học viên tìm kiếm nhiều nhất. Vậy nên học ACCA hay CFA? Sự khác biệt giữa ACCA và CFA là gì?
Để có một vị trí làm việc tốt trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, bạn phải đạt được một số chứng chỉ liên quan. Trong đó, ACCA và CFA là hai trong số các chương trình cấp chứng chỉ được các học viên tìm kiếm nhiều nhất. Vậy nên học ACCA hay CFA? Và sự khác biệt giữa chứng chỉ ACCA và CFA là gì ? Dưới đây, SAPP Academy đã tổng hợp những thông tin tổng quan nhất về hai chứng chỉ ACCA và CFA.
Với lịch sự hình thành lâu đời hơn 110 năm ACCA là Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc sở hữu số lượng học viên đông đảo được công nhận trên toàn thế giới.
ACCA cũng là tên của loại chứng chỉ danh giá về chuyên môn và kỹ năng quản trị tài chính, điều hành doanh nghiệp, tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính - Thuế.
Tại Việt Nam, chứng chỉ ACCA có lượt người theo đuổi nhiều nhất với số lượng học viên lên tới hơn 7.000 người. Chứng chỉ ACCA có ba cấp độ là Kiến thức ứng dụng, Kỹ năng ứng dụng và Kỹ năng chuyên môn chiến lược với 15 môn học.
>>>Có thể bạn quan tâm: #1 ACCA Là Gì? Học ACCA Để Làm Gì? Nên Học Chứng Chỉ ACCA Không ?
CFA là chứng chỉ tài chính uy tín do chính viện CFA Hoa Kỳ cấp và được đánh giá chứng nhận vàng dành cho lĩnh vực phân tích và đầu tư tài chính.
Năm 1947, Viện CFA chính thức được thành lập và đến năm 1962 thì viện cho ra đời chương trình CFA. Với lịch sử phát triển 60 năm, được công nhận trên 165 nước và vùng lãnh thổ và có khoảng 150.000 thành viên, CFA đã và đang có vị thế cao với sự uy tín và chất lượng, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với tấm bằng MBA danh giá.
Hiện nay, chứng chỉ CFA gồm 3 cấp độ là CFA Level 1, CFA Level 2 và CFA Level 3 với 10 môn học trải dài hết chương trình.
Cùng SAPP Academy theo dõi bảng so sánh chứng chỉ ACCA và CFA chi tiết dưới đây để có được một cái nhìn tổng quan nhất:
Tiêu chí |
Hiệp hội ACCA |
Viện CFA |
Năm thành lập |
Thành lập vào năm 1904 |
Thành lập vào năm 1947 |
Trụ sở chính |
London |
Hoa Kỳ |
Số lượng thành viên |
> 227.000 thành viên |
> 178.000 thành viên |
Số lượng học viên |
> 517.000 học viên |
|
Số quốc gia có đặt văn phòng đại diện |
44 |
7 |
Số lượng hội viên tính riêng tại Việt Nam |
> 1.300 hội viên |
228 hội viên |
Số lượng học viên tính riêng tại Việt Nam |
> 7.000 học viên |
|
Số quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận chứng chỉ |
179 quốc gia |
165 quốc gia |
Các chứng chỉ đào tạo |
1. Chương trình Foundations in Accountancy, chứng chỉ Certified Accounting Technician 2. Chứng chỉ ACCA 3. Chứng chỉ Certificate in International Financial Reporting 4. Chứng chỉ Certificate in International Financial Reporting |
1. Chứng chỉ Chartered Institute of Management Accountants 2. Chứng chỉ Chartered Financial Analyst |
Nhận xét:
Về tính lâu đời và phạm vi các quốc gia, vùng lãnh thổ công nhận thì chứng chỉ ACCA có phần nhỉnh hơn chứng chỉ CFA.
ACCA luôn có số lượng hội viên cao hơn viện CFA trên cả phạm vi thế giới và Việt Nam;
Chứng chỉ ACCA đào tạo nhiều chương trình hơn CFA.
Tiêu chí |
Chứng chỉ ACCA |
Chứng chỉ CFA |
Phạm vi |
Được công nhận trên 179 quốc gia và vùng lãnh thổ |
Được công nhận trên 165 quốc gia và vùng lãnh thổ |
Chức danh sau khi hoàn thành |
ACCA đặt sau tên |
CFA đặt sau tên |
Lĩnh vực |
Kế toán – Kiểm toán – Tài chính - Thuế |
Phân tích tài chính, quản lý đầu tư |
Số lượng môn |
15 môn |
Chương trình có 10 môn với 3 level có tỷ trọng và độ khó được tăng dần. |
Số lượng cấp độ |
3 cấp độ |
3 cấp độ |
Điều kiện đầu vào |
1. Là sinh viên tại các trường Đại học/Cao đẳng hoặc đã tốt nghiệp ra trường. 2. Nếu chưa đáp ứng được điều kiện trên, các bạn có thể học FIA để có thể chuyển tiếp lên chứng chỉ ACCA. |
1. Là sinh viên tại các trường Đại học/Cao Đẳng; 2. Hoặc đang làm việc Full time; 3. Đối với CFA Level I, viện CFA không yêu cầu quá nhiều dành cho các sinh viên đăng ký. Tuy vậy, đến với trình độ CFA Level 2 trở đi, học viên cần phải tuân thủ đúng theo trình tự đã được quy định. |
Điều kiện hoàn thành |
1. Hoàn thành 13/15 môn với 9 môn cấp độ Kiến thức ứng dụng, Kỹ năng ứng dụng và 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn thuộc cấp độ Kỹ năng chuyên môn chiến lược 2. Hoàn tất học phần Đạo đức nghề nghiệp 3. Sở hữu tối thiểu 3 năm kinh nghiệm liên quan. |
1. Hoàn thành 3 cấp độ CFA bao gồm: Level 1, Level 2, Level 3 2. Sở hữu tối thiểu 4 năm kinh nghiệm liên quan |
Thời hạn hoàn thành |
Cấp độ Kiến thức ứng dụng, Kỹ năng ứng dụng không quy định. Kỹ năng chuyên môn chiến lược có thời hạn 7 năm để hoàn thành. |
Không có quy định. |
Thời gian hoàn thành trung bình |
từ 2 – 3 năm |
từ 2 – 4 năm |
Tỷ lệ đỗ |
Tỷ lệ đỗ chênh lệch khá lớn. Cụ thể: Kiến thức ứng dụng (69 – 86%), Kỹ năng ứng dụng (39 – 51%), Kỹ năng chuyên môn chiến lược (32 – 49%). |
Tỷ lệ đỗ trung bình cả 3 levels đạt 52% |
Cơ hội nghề nghiệp |
1. Kế toán 2. Tư vấn thuế 3. Kế toán thuế 4. Các cấp quản lý 5. Kiểm toán |
1. Quản trị tài chính 2. Tài chính doanh nghiệp 3. Cố vấn tài chính 4. Đầu tư mạo hiểm; 5. Phân tích tài chính; 6. Môi giới chứng khoán; 7. Quản lý tài sản, quản lý danh mục đầu tư. 8. Pháp chế; |
Nhận xét:
Chứng chỉ ACCA liên quan đến chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài chính - Thuế trong khi đó chứng chỉ CFA lại thuộc lĩnh vực Phân tích – Đầu tư tài chính.
Các môn học của chứng chỉ ACCA người học có thể lần lượt hoàn tất trong khi chứng chỉ CFA bắt buộc người học phải hoàn thành trong từng kỳ thi cấp độ.
ACCA có quy định thời hạn đào tạo đối với cấp độ Kỹ năng chuyên môn chiến lược trong khi chứng chỉ CFA không hề có quy định thời hạn đào tạo.
Các bạn sinh viên có thể lựa chọn tham gia học và chinh phục chứng chỉ ACCA và CFA một cách dễ dàng bởi các yêu cầu đầu vào không quá khắt khe.
Tiêu chí |
Chứng chỉ ACCA |
Chứng chỉ CFA |
I. Cấp độ 1 |
||
1. Tên gọi |
Kiến thức ứng dụng |
CFA Level 1 |
2. Các môn học |
1. Kinh doanh và công nghệ. 2. Kế toán quản trị. 3. Kế toán Tài chính. |
Bao gồm 10 môn học với tỷ trọng cụ thể như sau: 1. Tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp (15 – 20%); 2. Phương pháp phân tích định lượng (8 – 12%); 3. Kinh tế học (8 – 12%); 4. Phân tích báo cáo tài chính (13 – 17%); 5. Tài chính doanh nghiệp (8 – 12%); 6. Đầu tư vốn cổ phần (10 – 12%); 7. Thu nhập cố định (10 – 12%); 8. Chứng khoán phái sinh (5 – 8%); 9. Đầu tư thay thế (5 – 8%); 10. Quản lý và lập kế hoạch danh mục đầu tư (5 – 8%). |
3. Hình thức thi |
Hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính với thời lượng 2h/1 môn. Thi bất kỳ thời điểm nào trong năm, đăng ký thi trực tiếp với các đối tác thi CBE của hiệp hội ACCA. |
Hình thức thi trên máy tính với 4 lần/năm và có thể trực tiếp đăng ký với viện CFA. |
4. Chứng chỉ nhận được khi hoàn thành |
Chứng chỉ sơ cấp về kế toán và kinh doanh |
Bảng kết quả hoàn thành CFA Level 1 |
5. Lệ phí thi |
1. Phí mở tài khoản dao động từ £20 – £36 2. Phí thường niên: 0 hoặc £50 – £112 áp dụng theo từng đối tượng. 3. Phí thi và phí miễn thi: Khoảng £86/môn |
1. Phí đăng ký: $450 (chỉ mất một lần khi bạn đăng ký thi) 2. Lệ phí thi: $650 – $1380 tùy vào thời điểm đăng ký thi. |
6. Tỷ lệ đỗ |
dao động trong khoảng 69 – 86% |
khoảng 49% |
II. Cấp độ II |
||
1. Tên gọi |
Kỹ năng ứng dụng |
CFA Level 2 |
2. Các môn học |
1. Luật kinh doanh và luật doanh nghiệp. 2. Quản trị hiệu suất. 3. Thuế. 4. Báo cáo tài chính. 5. Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo. 6. Quản lý Tài chính. |
10 môn học với tỷ trọng cụ thể dưới đây: 1. Tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp (10 – 15%); 2. Phương pháp phân tích định lượng (5 – 10%); 3. Kinh tế học (5 – 10%); 4. Phân tích báo cáo tài chính (10 – 15%); 5. Tài chính doanh nghiệp (5 – 10%); 6. Đầu tư vốn cổ phần (10 – 15%); 7. Thu nhập cố định (5 – 10%); 8. Chứng khoán phái sinh (5 – 10%); 9.Đầu tư thay thế (5 – 10%); 10. Quản lý và lập kế hoạch danh mục đầu tư (5 – 10%). |
3. Hình thức thi |
Có hai hình thức là thi trắc nghiệm và tự luận. Hình thức thi trên máy tính (CBE) áp dụng đối với các môn Quản trị hiệu suất, Báo cáo tài chính, Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo, Quản lý Tài chính và thi trên giấy (PBE) đối với các môn Luật kinh doanh và luật doanh nghiệp (luật Việt Nam) và Thuế (Thuế Việt Nam) tại hội đồng thi của tổ chức ACCA. Kỳ thi được tổ chức định kỳ 4 lần/năm. |
Hình thức thi trên máy tính và được tổ chức định kỳ 2 lần/năm tại hội đồng thi của viện CFA |
4. Chứng chỉ nhận được khi hoàn thành |
Chứng chỉ nâng cao về kế toán và kinh doanh |
Bảng kết quả hoàn thành CFA Level 2 |
5. Lệ phí thi |
từ £114 – £308/môn phụ thuộc vào thời điểm đăng ký dự thi. |
từ $650 – $1380 tùy từng thời điểm đăng ký. |
6. Tỷ lệ đỗ |
dao động trong khoảng 39 – 51% |
khoảng 55% |
II. Cấp độ III |
||
1. Tên gọi |
Kỹ năng chuyên môn chiến lược |
CFA Level 3 |
2. Các môn học |
1. Lãnh đạo chiến lược doanh nghiệp. 2. Báo cáo chiến lược doanh nghiệp.. 3. Quản trị tài chính nâng cao. 4. Quản trị hoạt động kinh doanh hiệu quả nâng cao. 5. Thuế nâng cao. 6. Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo nâng cao |
Gồm 10 môn với tỷ trọng cụ thể như sau: 1. Tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp (10 – 15%); 2. Phương pháp phân tích định lượng (0%); 3. Kinh tế học (5 – 10%); 4. Phân tích báo cáo tài chính (0%); 5. Tài chính doanh nghiệp (0%); 6. Đầu tư vốn cổ phần (10 – 15%); 7. Thu nhập cố định (15 – 20%); 8. Chứng khoán phái sinh (5 – 10%); 9. Đầu tư thay thế (5 – 10%); 10. Quản lý và lập kế hoạch danh mục đầu tư (35 – 40%). |
3. Hình thức thi |
Hình thức thi trên giấy. Hiện nay đã chuyển thành hình thức thi trên máy tính, được tổ chức ddinhj kỳ 4 lần/năm. |
Hình thức thi trên máy tính và được tổ chức định kỳ 2 lần/năm. |
4. Chứng chỉ nhận được khi hoàn thành |
Chứng chỉ Chiến lược Chuyên nghiệp Trở thành hội viên dự bị thuộc tổ chức ACCA và cơ hội sở hữu chứng chỉ danh giá ACCA. |
Bảng kết quả hoàn thành CFA Level 3. Tích lũy một số kinh nghiệm hữu dụng cho vị trí CFA Charterholder. |
5. Lệ phí thi |
từ £206 – £352/môn phụ thuộc vào thời điểm mà bạn đăng ký |
từ $650 – $1380 phụ thuộc vào thời điểm đăng ký. |
6. Tỷ lệ đỗ |
dao động trong khoảng 32 – 49% |
khoảng 56% |
Thông qua bảng so sánh chi tiết trên đây, có thể thấy, hai loại chứng chỉ tài chính này đều có giá trị công nhận phổ biến trên toàn cầu và phục vụ cho hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau.Chính vì thế, việc lựa chọn nên học chứng chỉ ACCA hay CFA còn phụ thuộc vào định hướng cơ hội nghề nghiệp của bạn:
Chứng chỉ CFA: kiến thức chuyên môn phù hợp với những ai có định hướng theo đuổi cơ hội làm việc trong lĩnh vực phân tích Đầu Tư, phân tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
Chứng chỉ ACCA: kiến thức chuyên môn phù hợp với những ai đang có định hướng theo đuổi ngành Kế Toán - Kiểm Toán - Tài chính - Thuế và có mong muốn làm một kiểm toán viên tại Việt Nam.
Vậy nên học chứng chỉ ACCA hay CFA? Loại chứng chỉ tài chính nào sẽ phù hợp với các bạn học viên. Sau khi học xong chương trình học và sở hữu chứng chỉ quốc tế thì bạn đều sẽ được công nhận và có những kinh nghiệm quý báu, lợi ích nhất định cho con đường sự nghiệp của bạn sau này. Chính vì thế, các bạn học viên có thể lựa chọn theo học loại chứng chỉ tài chính nào cũng đều hữu dụng cho sự nghiệp sau này của bạn.
>>>Có thể bạn quan tâm: Khóa học ACCA Online cùng ACCA Member Cam Kết Tỷ Lệ Đỗ
SAPP Academy - Trung tâm đào tạo dẫn đầu trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán - tài chính- thuế chất lượng cao tại Việt Nam.
Với đội ngũ giảng viên chuyên môn cao sở hữu chứng chỉ quốc tế và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Big4, công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam, thì SAPP Academy chính là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn tìm kiếm một địa chỉ học ACCA và CFA. Bên cạnh đó, SAPP Academy cũng được nhiều học viên tin tưởng lựa chọn nhờ vào chất lượng đào tạo và cam kết đầu ra với hơn 10.000+ học viên, trong đó, có đến 90% học viên đã và đang công tác tại BIG4 và top doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam.
Những ưu điểm nổi bật khi học ACCA và CFA tại SAPP Academy:
Đội ngũ giảng viên: 100% giảng viên giảng dạy chứng chỉ ACCA và CFA tại SAPP đều đến từ BIG4 với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn cao.
Chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế: Toàn bộ học viên có cơ hội được thực hành trên các case study thực tế, tiếp cận gần hơn với những vấn đề chuyên môn trong thực tiễn.
Cam kết chất lượng chuẩn đầu ra: Chỉ cần bạn tích cực tham gia đầy đủ tất cả các buổi học và vượt qua các bài kiểm tra cuối khóa thì sẽ được SAPP cam kết thi đỗ kỳ ACCA và CFA gần nhất của môn học đó.
Quy trình tư vấn và làm việc chuyên nghiệp: Đội ngũ tư vấn viên tại trung tâm được đào tạo với đầy đủ các kỹ năng chuyên môn, tư vấn hết mình với phương châm tất cả vì học viên. Lộ trình học ACCA và CFA được thiết kế phù hợp và riêng biệt.
Cung cấp giáo trình và tài liệu hoàn toàn miễn phí: Tất cả các tài liệu được biên soạn độc quyền bởi những chuyên gia Kiểm toán cấp cao đồng thời là Giảng viên giảng dạy trực tiếp SAPP Academy và được cập nhật liên tục định kỳ 6 tháng/lần.
Quy mô lớp học nhỏ và Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại: Nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy tốt nhất và hỗ trợ nâng cao tương tác giữa học viên và giảng viên, lớp học ACCA tại SAPP Academy luôn được đảm bảo dưới 40 học viên.
Mong rằng sau những chia sẻ của SAPP Academy trên đây, các bạn đã có thể lựa chọn được loại chứng chỉ phù hợp nhất với định hướng của bản thân mình!
CẬP NHẬT MỚI NHẤT
TIN TỨC LIÊN QUAN
20
Tháng 09
Vì Sao Nên Học ACCA? Chia Sẻ Thực Tế Từ Audit Senior Của EY
Trong 3 năm làm việc tại EY Việt Nam, Nguyễn Quang Anh - học viên tại SAPP đã thăng tiến từng bước từ Intern lên Audit Senior. Cùng tìm hiểu góc nhìn của người trong nghề về tính ứng dụng của ACCA trong công việc của Kiểm toán ở bài viết này nhé!
12
Tháng 09
Bí Kíp Ôn Tập “Nước Rút” Giúp Cô Sinh Viên AOF Chinh Phục Thành Công FR/F7 ACCA
Nhận thức được vai trò quan trọng của ACCA trên hành trình theo đuổi lĩnh vực Kế - Kiểm - Tài chính, cô nàng Nguyễn Mỹ Duyên đến từ Học viện Tài chính đã tiếp cận ACCA từ rất sớm và pass môn FR/F7 ACCA trong kỳ thi tháng 6/2023. Cùng lắng nghe câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình chinh phục “bảo chứng vàng” ACCA của cô sinh viên năm ba đầy nhiệt huyết này nhé!
12
Tháng 09
[RECAP] Đêm Chung Kết Cuộc Thi Business Transformer Challenge 2023
Ngày 26/8/2023, vòng chung kết Cuộc thi Business Transformer Challenge 2023 do ACCA và SAPP Academy tổ chức đã chính thức diễn ra, khép lại một mùa thi thành công rực rỡ. Cùng nhìn lại những hình ảnh đầy cảm xúc trong đêm chung kết để khép lại hành trình đáng nhớ này nhé!
06
Tháng 09
[Hướng Dẫn] Hạch Toán Hàng Về Trước Hóa Đơn Về Sau
Khám phá hướng dẫn chi tiết về cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau trong quản lý tài chính doanh nghiệp giúp đảm bảo tính minh bạch và chính xác.