Kiểm Soát Nội Bộ Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Kiểm Soát Nội Bộ
Kiểm soát nội bộ là một trong những vị trí nghề nghiệp tạo ra “làn sóng” tuyển dụng trong 3 đến 5 năm gần đây. Vậy công việc này có điều gì thú vị? Cùng SAPP Academy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Công việc của một Chuyên viên Kiểm soát nội bộ
Nhìn chung, một Chuyên viên Kiểm soát nội bộ thường đảm nhiệm những công việc sau:
-
Rà soát đánh giá toàn bộ quy trình, quy định về mặt Kế toán – Tài chính đang áp dụng tại công ty.
-
Kiểm tra, đề xuất, tư vấn và bổ sung quy trình Kế toán – Tài chính của công ty nhằm phát hiện sự không tuân thủ quy trình và các rủi ro tài chính cho Ban Giám đốc.
-
Tham gia vào quá trình kiểm toán báo cáo tài chính định kỳ theo kế hoạch.
-
Thu thập, phân tích, đánh giá tài liệu kế toán, báo cáo, dữ liệu.
-
Nhận định các rủi ro phát sinh từ công tác kiểm soát, kiểm toán để tư vấn đưa ra hướng khắc phục và quản trị rủi ro hiệu quả.
Thông qua các hoạt động trên, Kiểm soát nội bộ có vai trò giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa nguồn lực, đảm bảo tính chính xác của hồ sơ, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khuyến khích tuân thủ các chính sách, quy tắc, quy định và luật pháp.
Công việc của Chuyên viên Kiểm soát nội bộ
2. Kỹ năng cần có của một Chuyên viên Kiểm soát nội bộ
Kỹ năng đầu tiên đối với Kiểm soát nội bộ là nắm vững kiến thức chuyên môn. Chuyên viên kiểm soát nội bộ là vị trí liên quan đến các vấn đề tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Vậy nên để đảm bảo tính hiệu quả của công việc, bạn cần am hiểu sâu rộng về nhiều mảng kiến thức như: Tài chính, Luật, Thuế, Kế toán, Kiểm toán. Một số chứng chỉ mà bạn cần có để “ghi điểm” với nhà tuyển dụng có thể kể đến như ACCA, MBA hoặc CFA,..
Khả năng kiểm soát và phân tích vấn đề cũng là yêu cầu không thể thiếu đối với một Chuyên viên Kiểm soát nội bộ. Trong đó, kỹ năng kiểm soát giúp bạn tự tin phân tích những vấn đề về tài chính, kế toán, kiểm toán doanh nghiệp một cách minh bạch nhất. Bên cạnh đó, việc phân tích và phát hiện vấn đề sẽ liên quan đến khả năng phán đoán về rủi ro và cơ hội của doanh nghiệp dựa vào những phân tích tình hình hoạt động kinh doanh nội tại của công ty, đối thủ và xu thế thị trường.
Kiểm soát nội bộ là vị trí yêu cầu phải làm việc với con người. Để đảm bảo tính hiệu quả, bạn phải thường xuyên trao đổi thông tin với các phòng ban, trình bày báo cáo với cấp trên của mình. Vì thế, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ cần thiết để làm tốt công việc này. Ngoài giao tiếp nội bộ trong doanh nghiệp, vị trí Chuyên viên kiểm soát nội bộ còn phải là một nhà ngoại giao giỏi để có thể làm việc được với các cơ quan kiểm toán khác bên ngoài.
Kỹ năng cần có của nhân viên Kiểm soát nội bộ
3. Mức lương và cơ hội thăng tiến của Kiểm soát nội bộ
Mức lương của một chuyên viên kiểm soát nội bộ cũng sẽ tương ứng với năng lực. Theo một thống kê của CareerBuilder, mức lương trung bình của vị trí kiểm soát nội bộ có thể vào khoảng 14 triệu đồng một tháng. Tùy vào quy mô công ty, mức lương cao nhất có thể lên đến 45 triệu đồng.
Ở vị trí Kiểm soát nội bộ, dựa trên năng lực, kết quả công việc và tố chất lãnh đạo, khả năng phát triển của cá nhân sẽ nhanh hoặc chậm theo lộ trình như sau:
Chuyên viên – Trưởng nhóm – Phó phòng – Trưởng phòng – Giám đốc.
ACCA sẽ cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc cho bạn
4. Học gì để trở thành Chuyên viên Kiểm soát nội bộ?
Để làm tốt các công việc của vị trí Kiểm soát nội bộ, bạn nên nắm vững kiến thức hai môn FA/F3, FR/F7 của ACCA. Các môn học ACCA sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu về các loại báo cáo tài chính như: báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất.
Tiếp đó, MA/F2 (Kế toán quản trị) sẽ cung cấp cho bạn kiến thức liên quan thực hiện dự toán ngân sách cho việc lên kế hoạch và kiểm soát hoạt động kinh doanh, phân tích được chênh lệch phát sinh, bên cạnh đó giải thích và áp dụng được các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như giám sát hoạt động kinh doanh.
AA/F8 (Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo) trong ACCA cũng sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức chuyên môn cần có để trở thành Kiểm soát nội bộ. Môn học này hỗ trợ đưa ra những ý kiến kiểm toán thông qua việc học về các quy trình kiểm toán từ lúc lập kế hoạch, xác định rủi ro, kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ, các thủ tục kiểm toán cơ bản và rà soát, đưa ra ý kiến.
Bên cạnh các môn học trên, ACCA còn cung cấp kiến thức sâu rộng ở nhiều mảng như Kế – Kiểm – Tài chính – Thuế giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc để thành công trong công việc của mình.
Bạn có thể tham khảo trọn bộ kiến thức các môn học ACCA ở “vũ trụ tài liệu” của SAPP Academy.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn có góc nhìn tổng quan về công việc Kiểm soát nội bộ. Nếu bạn có đang tìm hiểu về khóa học ACCA để nâng cao năng lực chuyên môn thì hãy liên hệ với SAPP Academy tại đây để được xây dựng lộ trình học tập phù hợp nhé!
Xem thêm: