ACCA23/04/2025

Nên học ACCA khi nào để tối ưu cơ hội nghề nghiệp Kế – Kiểm?

Nên học ACCA khi nào?” là câu hỏi khiến không ít sinh viên và người đi làm trong ngành kế toán – kiểm toán trăn trở. Bắt đầu quá sớm liệu có “đuối sức”? Bắt đầu quá muộn có bỏ lỡ cơ hội? Nếu bạn đang đứng giữa những băn khoăn đó, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Trước khi giải đáp câu hỏi “Nên học ACCA khi nào”, hãy cùng xem lại một số yêu cầu về kiến thức và kỹ năng để học  và thi ACCA nhé!

1. Có những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nào để bắt đầu học và tham gia kỳ thi ACCA?

Chứng chỉ ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) là chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế uy tín trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính, được công nhận tại hơn 180 quốc gia. Chương trình được xây dựng theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp cho cả sinh viên và người đi làm muốn phát triển chuyên môn theo chuẩn quốc tế.

Chứng chỉ ACCA không có yêu cầu đầu vào quá phức tạp

Khác với nhiều chương trình chuyên ngành khác, ACCA không yêu cầu người học phải có bằng đại học hay đến từ một lĩnh vực cụ thể để bắt đầu. Dù bạn đang là sinh viên, đã đi làm hay chưa có bằng cấp chính thức, bạn vẫn hoàn toàn có thể đăng ký học và tham gia kỳ thi. Tuy nhiên, để theo kịp chương trình và học hiệu quả, bạn nên có sự chuẩn bị nhất định về kiến thức nền và kỹ năng học tập.

2. Những kiến thức nền tảng nên có trước khi học ACCA

Dù không yêu cầu chính thức, người học ACCA nên có kiến thức nền để dễ tiếp cận hơn với chương trình học. Tuy nhiên, thực tế, rất nhiều học viên trái ngành, trái nghề đã theo đuổi ACCA và xây dựng được lộ trình nghề nghiệp rõ ràng, chuyển hướng thành công sang các vị trí như kế toán doanh nghiệp, chuyên viên phân tích tài chính hoặc kiểm toán nội bộ trong các tổ chức lớn.

  • Kế toán cơ bản: Biết về nguyên lý kế toán kép, phân loại tài khoản, hiểu cách ghi nhận giao dịch và lập báo cáo tài chính cơ bản.
  • Tài chính – Kinh tế: Hiểu các khái niệm như dòng tiền, chi phí – doanh thu, tỷ suất sinh lời, quản lý ngân sách…
  • Quản trị kinh doanh: Có tư duy tổng quát về cách vận hành một doanh nghiệp, các phòng ban, quy trình ra quyết định và vai trò của kế toán – tài chính trong tổ chức.

Học viên trái ngành vẫn có thể học ACCA

Ngoài kiến thức, để đạt được hiệu quả cao trong quá trình học đòi hỏi bạn nên có những kỹ năng sau:

  • Trình độ tiếng Anh tối thiểu trung bình khá: Do toàn bộ tài liệu và đề thi đều bằng tiếng Anh chuyên ngành. Mức khuyến nghị là IELTS 5.5 hoặc tương đương.
  • Khả năng tự học và quản lý thời gian: Chương trình học dài hạn, đòi hỏi học viên chủ động học tập và lên kế hoạch thi hợp lý.
  • Tư duy logic và phân tích tình huống: Đặc biệt cần thiết ở các môn từ cấp độ kỹ năng trở lên, nơi học viên không chỉ học lý thuyết mà còn phải giải quyết các tình huống mô phỏng thực tế.

3. Học ACCA khi đang là sinh viên

3.1. Ưu điểm khi học ACCA từ khi còn là sinh viên

3.1.1. Tạo lợi thế vượt trội trong quá trình tuyển dụng tại Big4 và các doanh nghiệp lớn

Big4 có hai kỳ tuyển dụng lớn mỗi năm: Intern (tháng 7–8) và Fresher (tháng 3). Đây là thời điểm cạnh tranh gay gắt giữa hàng nghìn sinh viên giỏi trên toàn quốc. Việc sở hữu 1–3 môn ACCA như FA, MA hoặc AA không chỉ giúp bạn nổi bật trong vòng hồ sơ, mà còn cho thấy bạn đã có tư duy tài chính – kế toán quốc tế, khả năng tự học tốt và định hướng nghề nghiệp rõ ràng.

Sở hữu chứng chỉ ACCA giúp làm nổi bật hồ sơ khi đi xin việc

Môn AA (Audit & Assurance) là một ví dụ điển hình: nội dung bám sát công việc thực tế của kiểm toán viên, đồng thời trùng khớp với các tiêu chí tuyển dụng phổ biến tại Big4 và các công ty kiểm toán lớn. Với 4 kỳ thi ACCA mỗi năm (tháng 3, 6, 9, 12) và kết quả thi có sau khoảng 1 tháng, sinh viên có thể chủ động lập kế hoạch học và thi sát với thời điểm tuyển dụng.

3.1.2. Tự tin tham gia các cuộc thi học thuật ngay từ năm 2

Kiến thức trong ACCA bám rất sát với thực tế, bao gồm kế toán, kiểm toán, thuế, luật doanh nghiệp, báo cáo tài chính… Những nội dung này thường xuất hiện trong các cuộc thi học thuật của trường hoặc các tổ chức chuyên ngành. Khi đã học ACCA từ sớm, bạn sẽ có nền tảng vững, tự tin hơn khi thi các cuộc thi như VSA, KPMG Ace The Case, Deloitte Passport,… và có thêm nhiều thành tích nổi bật trong CV.

3.1.3. Tiếp cận cơ hội việc làm chất lượng cao với Job Fast Track

Học viên ACCA đủ điều kiện có thể tham gia chương trình ACCA Job Fast Track, được ưu tiên ứng tuyển và miễn giảm từ 1-3 vòng phỏng vấn tại các doanh nghiệp đối tác như Big4, Shopee, Nestlé, Unilever, v.v. Đây là một đặc quyền đáng giá giúp sinh viên rút ngắn quy trình ứng tuyển và tăng tỷ lệ được nhận thực tập, làm việc tại các công ty hàng đầu.

Nên học ACCA khi nào? Sinh viên sẽ được hưởng lợi từ chương trình Job Fast Track

3.1.4. Được học cùng mentor là người có kinh nghiệm thực tế

Khi học ACCA, bạn sẽ được giảng dạy bởi các anh chị đã là ACCA Member, tức là những người đã hoàn thành chứng chỉ và đang làm việc ở các công ty lớn như Big4, tập đoàn đa quốc gia, hoặc công ty tài chính chuyên nghiệp. Đây không chỉ là giảng viên, mà còn là mentor có thể định hướng nghề nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm thực chiến và giúp bạn xây dựng lộ trình phát triển rõ ràng từ sớm.

3.2. Một số lưu ý đối với sinh viên học ACCA

3.2.1. Chi phí học và thi ACCA tương đối cao

Học ACCA cần đầu tư cả về học phí, lệ phí thi và tài liệu. Với sinh viên, đây có thể là trở ngại lớn nếu không có sự hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, nhiều trung tâm đào tạo như SAPP Academy hiện có các chương trình học bổng, chính sách đóng học phí trả góp để hỗ trợ sinh viên theo học dễ dàng hơn.

3.2.2. Thời gian học dài, dễ bị ngắt quãng nếu không có kế hoạch rõ ràng

Thời gian hoàn thành chứng chỉ ACCA

Trung bình, học viên cần khoảng 2–3 năm để hoàn thành từ 9 đến 13 môn ACCA (tùy vào miễn giảm). Với sinh viên, nếu không bắt đầu sớm từ năm nhất hoặc năm hai, khả năng hoàn tất chứng chỉ trước khi tốt nghiệp sẽ rất khó. Điều này có thể làm lỡ mất các đợt ứng tuyển thực tập, tuyển dụng quan trọng của Big4 hoặc các tập đoàn lớn.

3.3. Vậy sinh viên nên học ACCA khi nào?

Để hoàn thành toàn bộ 13 môn ACCA, người học thường cần từ 2 đến 3 năm với tiến độ học tập đều đặn. Vì vậy, nếu bạn đặt mục tiêu có được chứng chỉ ACCA Qualification ngay sau khi ra trường, thì việc bắt đầu học từ năm nhất hoặc năm hai đại học là điều gần như bắt buộc. 

Với mục tiêu hoàn thành ACCA ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể chia lộ trình học thành 2 giai đoạn chính:

3.3.1. Giai đoạn 1 – Xây dựng nền móng (năm nhất)

Nên học ACCA khi nào? Sinh viên năm nhất và giai đoạn khởi đầu khi học ACCA

Giai đoạn này không chỉ là thời điểm bạn có nhiều thời gian hơn để học và ôn thi, mà còn là lúc khả năng tiếp thu kiến thức mới rất tốt. Bạn có thể học từng môn một cách chắc chắn, linh hoạt thi lại nếu cần mà không ảnh hưởng đến tiến độ tốt nghiệp hay kế hoạch sự nghiệp về sau. Dù được miễn môn, nhiều sinh viên vẫn chọn học lại từ đầu để nắm chắc kiến thức. Hai môn nên ưu tiên học trước là:

  • FA/F3 (Financial Accounting): Làm quen nguyên lý kế toán, lập báo cáo tài chính cơ bản
  • MA/F2 (Management Accounting): Hiểu cách phân tích số liệu, kiểm soát và quản trị hoạt động doanh nghiệp

3.3.2. Giai đoạn 2 – Học theo nhóm môn phát triển (năm 2–3)

Khi đã có nền tảng, sinh viên nên học các môn còn lại theo nhóm chủ đề chuyên sâu để dễ kết nối kiến thức:

  • Kế toán tài chính: FA/F3 –  FR/F7 – SBR (bắt buộc)
  • Kế toán quản trị: MA/F2 – PM/F5 – APM (tự chọn)
  • Kiểm toán: AA/F8 – AAA (tự chọn)
  • Thuế & Luật: LW/F4, TX/F6
  • Tài chính doanh nghiệp: FM/F9 – AFM (tự chọn)

Nên học ACCA khi nào? Sinh viên năm nhất và giai đoạn 2 khi học ACCA

Hai môn cấp độ chiến lược bắt buộc là SBL và SBR. Sau đó, học viên sẽ chọn 2 trong 4 môn tự chọn còn lại tùy vào định hướng nghề nghiệp. Việc học ACCA ngay khi còn trên giảng đường sẽ giúp CV của bạn nổi bật hơn hẳn so với các ứng viên cùng độ tuổi.

Đây cũng là lợi thế rõ rệt khi bạn bước vào vòng tuyển dụng tại Big4, Top 10 công ty kiểm toán tại Việt Nam, hoặc các doanh nghiệp tài chính quốc tế – nơi mà chứng chỉ ACCA không chỉ được công nhận, mà còn là một tiêu chí đánh giá năng lực chuyên môn ngay từ vòng lọc hồ sơ.

Nếu bắt đầu từ năm nhất và học đều theo từng học kỳ, sinh viên hoàn toàn có thể hoàn thành từ 9 đến toàn bộ 13 môn ACCA trong khoảng 2,5 đến 3 năm, giúp bạn kịp sở hữu chứng chỉ hoặc đủ điều kiện thi các môn nâng cao ngay khi vừa ra trường.

4. Học ACCA khi đã tốt nghiệp Đại học có phải là quá muộn?

Trên thực tế, rất nhiều người chỉ bắt đầu quan tâm đến ACCA khi là sinh viên năm cuối hoặc đã tốt nghiệp. Có thể trước đó bạn chưa có điều kiện tài chính, chưa biết đến chương trình, hoặc chưa thực sự định hướng rõ ràng cho nghề nghiệp của mình.

Tuy không còn nhiều thời gian như sinh viên năm nhất, năm hai, nhưng bù lại, khi đã ra trường, bạn có sự nghiêm túc, mục tiêu rõ ràng và khả năng chủ động hơn trong việc học. Điều quan trọng là bắt đầu đúng cách, với một lộ trình phù hợp và cam kết đi đến cùng.

4.1. Ưu điểm

4.1.1. Nâng cao chuyên môn trong công việc

Kiến thức đạt được từ chứng chỉ ACCA sẽ phục vụ môi trường làm việc

Sau khi đi làm, nhiều người nhận ra rằng kiến thức đại học không đủ để xử lý các nghiệp vụ phức tạp trong môi trường doanh nghiệp. ACCA cung cấp hệ thống kiến thức sâu rộng về kế toán, kiểm toán, tài chính và quản trị – không chỉ bổ trợ cho công việc hiện tại mà còn giúp người học có cái nhìn toàn cảnh của toàn bộ hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn chuyển từ công việc chuyên môn sang vai trò quản lý, tư vấn, hoặc kiểm soát nội bộ.

4.1.2. Được nhà tuyển dụng đánh giá cao

Để hoàn thành chứng chỉ ACCA, bạn cần có sự kiên trì, kỷ luật và tư duy phân tích vững vàng. Đây là những phẩm chất mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở ứng viên. Việc sở hữu ACCA không chỉ chứng minh bạn có chuyên môn đạt chuẩn quốc tế mà còn thể hiện sự nghiêm túc trong việc đầu tư cho sự nghiệp – điều khiến bạn nổi bật trong các vòng tuyển dụng, đặc biệt ở những vị trí có tính chọn lọc cao.

Yêu cầu về tư duy phân tích để hoàn thành chứng chỉ ACCA

4.1.3. Tăng cơ hội thăng tiến và thu nhập

Người có ACCA thường được giao phó nhiều nhiệm vụ chiến lược và có cơ hội tham gia vào các dự án tài chính quan trọng. Khi bạn có khả năng đọc hiểu báo cáo tài chính, tư duy quản trị rủi ro và đánh giá hiệu suất kinh doanh, bạn dễ được đề bạt vào vị trí như kế toán trưởng, trưởng bộ phận tài chính, giám sát kiểm toán, hoặc các vai trò liên phòng ban. Và đương nhiên, năng lực cao đi kèm với mức lương và đãi ngộ tốt hơn.

Người có ACCA có cơ hội tham gia các dự án Tài chính quan trọng

4.1.4. Mở rộng cơ hội làm việc quốc tế

ACCA là chứng chỉ toàn cầu, được công nhận tại hơn 180 quốc gia. Nếu bạn có kế hoạch làm việc tại công ty đa quốc gia, tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài hoặc thậm chí chuyển hướng làm việc tại nước ngoài, ACCA sẽ là lợi thế mạnh mẽ. Nhiều vị trí tại các công ty quốc tế liệt kê “ACCA is preferred” hoặc “ACCA member is an advantage” ngay từ vòng tuyển dụng – điều bạn sẽ không có nếu chỉ sở hữu bằng đại học trong nước.

4.1.5. Thích ứng tốt với biến động nghề nghiệp

Thị trường lao động luôn thay đổi, đặc biệt trong ngành tài chính – kế toán, nơi công nghệ và quy định thay đổi liên tục. ACCA không chỉ dạy bạn kiến thức, mà còn rèn luyện kỹ năng ra quyết định, phân tích tình huống, xử lý dữ liệu, kiểm soát rủi ro và hiểu được các chuẩn mực quốc tế. Đây là nền tảng giúp bạn duy trì năng lực cạnh tranh lâu dài, bất kể bạn làm ở công ty vừa hay tập đoàn lớn.

ACCA không chỉ dạy kiến thức mà còn trang bị các kỹ năng quan trọng

Mở ra cơ hội nắm giữ vị trí cấp cao trong doanh nghiệp

Với kiến thức toàn diện và khả năng xử lý các vấn đề mang tính hệ thống, người học ACCA có thể từng bước đảm nhiệm các vai trò như kế toán trưởng, trưởng phòng tài chính, trưởng kiểm toán nội bộ, giám đốc tài chính (CFO) hoặc tư vấn chiến lược tài chính độc lập. Nhiều nhà lãnh đạo tài chính hiện nay là ACCA Member – và chứng chỉ này đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng uy tín chuyên môn của họ trong doanh nghiệp.

4.2. Hạn chế

4.2.1. Khó sắp xếp thời gian học và ôn thi

Khi đã đi làm, đặc biệt là trong môi trường tài chính – kế toán – kiểm toán vốn rất bận rộn, việc dành thời gian ổn định cho việc học ACCA là một thách thức lớn. Lịch làm việc dày đặc, tăng ca, mùa kiểm toán cao điểm… khiến người học dễ rơi vào tình trạng “học trước quên sau” hoặc học không đều, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng ôn luyện. Việc giữ kỷ luật học tập khi không có môi trường học thuật như ở trường đại học cũng là một rào cản lớn.

Nên học ACCA khi nào? Hạn chế của việc học ACCA khi đang đi làm

4.2.2. Áp lực cân bằng giữa công việc – học tập – cuộc sống

Khác với sinh viên chỉ cần lo việc học, người đi làm còn phải “gánh” thêm nhiều vai trò: công việc chuyên môn, gia đình, các mối quan hệ xã hội. Việc học ACCA, vốn là một chương trình đòi hỏi tư duy logic, nền tảng kiến thức vững và khả năng tự học cao dễ khiến người học kiệt sức nếu không có kế hoạch rõ ràng. Tình trạng burn-out có thể xảy ra nếu không biết cách phân bổ năng lượng và thời gian hợp lý.

4.2.3. Áp lực tài chính khi tự chi trả toàn bộ chi phí

Chi phí học và thi ACCA không hề nhỏ. Dù người đi làm có thu nhập, nhưng việc phải tự chi trả các khoản như: phí ghi danh, học phí, lệ phí thi, tài liệu… vẫn là một gánh nặng đáng kể. Đặc biệt, nếu bạn làm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi không có chính sách hỗ trợ học ACCA, thì bạn phải “tự thân vận động” hoàn toàn. Việc đầu tư này cần sự tính toán kỹ lưỡng về hiệu quả và thời điểm.

4.2.4. Thiếu môi trường học tập và hỗ trợ

Khi học ACCA lúc đã đi làm, bạn sẽ ít có cơ hội tham gia các cộng đồng học thuật như sinh viên. Người đi làm thường học một mình hoặc tranh thủ học ngoài giờ nên thiếu sự tương tác và hỗ trợ khi gặp khó khăn. Điều này có thể khiến bạn dễ nản hoặc không theo kịp tiến độ nếu không có kỷ luật và động lực đủ lớn.

Học ACCA khi đi làm sẽ có ít cơ hội tham gia các cộng đồng học thuật như sinh viên

5. Tạm kết

Dù bạn là sinh viên hay người đi làm, việc bắt đầu học ACCA sớm sẽ giúp rút ngắn thời gian chinh phục chứng chỉ, mở rộng cơ hội nghề nghiệp và dễ dàng đạt được các mục tiêu trong ngành kế toán – tài chính. Quan trọng là xác định đúng thời điểm phù hợp với năng lực và định hướng của bản thân. Và nếu bạn đã sẵn sàng, hãy bắt đầu học càng sớm càng tốt.

Đăng ký ngay khóa học ACCA tại SAPP hoặc liên hệ để được tư vấn lộ trình học phù hợp với bạn.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#Nên Học Kiểm Toán Hay Tài Chính Ngân Hàng?

Nên học Kiểm toán hay Tài chính Ngân hàng? Tìm hiểu những yếu tố quan...

#1 ACCA P7 Là Gì ? Nội Dung & Cấu Trúc Đề Thi Hiện Nay

ACCA P7 là một khóa học chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm toán và báo...

#1 Công Việc Của Kế Toán Tiền Lương Chi Tiết Nhất Hiện Nay

Kế toán tiền lương luôn là một phần hành quan trọng trong doanh nghiệp, giúp...

Học ACCA Thì Làm Gì Trong Lĩnh Vực Kế – Kiểm – Tài Chính?

Sức nóng đến từ BIG4 luôn thu hút rất nhiều bạn trẻ trong lĩnh vực...

#1 Cách Tính Chiết Khấu Phần Trăm Cho Doanh Nghiệp Phổ Biến

Có rất nhiều cách mà nhà quản trị xây dựng để đẩy mạnh doanh số...

Tài Liệu Học F3 ACCA

F3 ACCA là môn học về kế toán tài chính (Financial Accounting). Với các bạn...

Làm Business Analyst và Data Analyst Có Nên Học ACCA Không?

Business Analyst (BA) và Data Analyst (DA) là hai ngành hot và có nhiều cơ...

05 Dạng Câu Hỏi Thường Gặp Trong Vòng Phỏng Vấn BIG4

Phỏng vấn là một bước cần nhiều nỗ lực nhất và quyết định nhất trong...