#1 Cách Đầu Tư Chứng Khoán Cho Sinh Viên Ít Vốn Mới Nhất
Sinh viên có nên đầu tư chứng khoán hay không? Liệu kênh đầu tư chứng khoán chỉ dành cho người có mức thu nhập cao? Sinh viên đầu tư chứng khoán như thế nào cho hiệu quả với số vốn ít?
Chắc hẳn đây là những băn khoăn thường gặp của nhiều bạn trẻ khi muốn bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán. Hãy cùng SAPP tìm hiểu về cách đầu tư chứng khoán cho sinh viên ít vốn dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé!
1. Cơ hội kiếm tiền cho sinh viên ở đâu?
Có thể nói, cơ hội tiếp cận những công việc bán thời gian hoặc các công việc thời vụ rất dễ dàng với sinh viên. Khi mà trên thị trường, nhu cầu tuyển dụng lao động trẻ với thời gian làm việc linh hoạt đang ngày càng gia tăng nhiều hơn.
Tuy nhiên, về tính chất thì những công việc này đa số không yêu cầu về kinh nghiệm cũng như về mặt kiến thức, do đó sự đòi hỏi đối với người lao động ở đây tập trung chủ yếu vào thái độ, chăm chỉ và siêng năng trong công việc. Cho nên mức lương nhận được không quá cao hoặc cũng có thể nói là khá thấp.
Nhưng khi bạn trở thành một nhà đầu tư chứng khoán, tự kiểm soát được mức thu nhập của mình, tự làm chủ công việc và tài chính, đây chính là cơ hội kiếm tiền hấp dẫn và đầy thách thức mà mỗi sinh viên không nên bỏ lỡ.
2. Đầu tư chứng khoán cần bao nhiêu tiền?
Thường thì bạn sẽ có suy nghĩ chơi chứng khoán chắc chắn cần rất nhiều tiền, bởi đối với các nhà đầu tư họ đều là chủ doanh nghiệp, người có tiền nên cần nhiều tiền. Nhưng không, việc chơi chứng khoán không cần quá nhiều tiền như vậy.
Thử tính toán cơ bản như sau: Bạn mua cổ phiếu 10.000VNĐ/ cổ phiếu thì mua 100 cổ phiếu chỉ cần 1 triệu đồng. Nếu bạn không có nhiều tiền thì có thể tham khảo các mã cổ phiếu dưới 20k cụ thể cổ phiếu với giá 2-3000VNĐ thì có thể mua với số lượng nhiều hơn. Hoặc tích góp, gom tiền 2 -3 tháng, nên chỉ cần từ 500k – 1 triệu đồng là có thể tham gia đầu tư chứng khoán được. Vậy bạn chỉ cần từ 500.000-1.000.000VNĐ là có thể chơi chứng khoán được. Mọi người có thể tiết kiệm hoặc kiếm công việc gì đó làm thêm để có tiền nhàn rỗi, sau đó mang đi đầu tư vào các mã cổ phiếu giá trị để thời gian về sau thu về nhiều lợi nhuận hơn.
3. Quy trình đầu tư chứng khoán cho sinh viên
3.1. Chọn cổ phiếu
Muốn đầu tư chứng khoán bạn phải biết cách chọn lọc cổ phiếu trong hàng ngàn mã chứng khoán được niêm yết trên sàn chứng khoán sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.
Các bước chọn cổ phiếu sẽ được tiến hành như sau:
-
Xác định số vốn đầu tư hiện tại của bạn là rơi vào khoảng bao nhiêu?
-
Xác định khoảng giá cổ phiếu đầu tư và tính toán số tiền đầu tư xem có hợp lý hay không?
-
Chọn ngành đầu tư: Đối với sinh viên, các bạn có thể lựa chọn đầu tư vào các cổ phiếu giá trị, bởi vì nó có giá rẻ.
-
Ưu tiên lựa chọn những ngành có tiềm năng và độ an cao như: Công nghệ, logistic và chuỗi cung ứng, ngân hàng, xây dựng, bất động sản,…
-
Sau đó tạo một bộ lọc với tiêu chí về ngành, giá, PE, PB, vốn hóa,…
-
Sau khi đã có danh sách về những mã chứng khoán phù hợp. Bạn nên tiến hành thu nhỏ bộ lọc, chi tiết hơn để có kết quả gọn hơn.
3.2. Định giá cổ phiếu
Sau bước chọn cổ phiếu thì bạn cần so sánh các mã cổ phiếu đó và định giá từng cổ phiếu.
Cuối cùng là nghiên cứu, tiến hành phân tích cổ phiếu mà bản thân lọc lại sau cùng để đi đến quyết định.
3.3. Mở tài khoản
Sau khi lựa chọn được mã cổ phiếu phù hợp thì bạn tiếp tục lựa chọn công ty chứng khoán an toàn, uy tín.
Việc giao dịch chứng khoán sẽ được thực hiện trên các sàn HOSE, sàn HNX và Upcom. Tuy nhiên, bạn không thể nào mở được tài khoản giao dịch trên sàn đó mà phải thông qua các công ty phân phối chứng khoán sàn.
Điều kiện để mở tài khoản chứng khoán:
-
Công dân Việt Nam hoặc là người nước ngoài đang sinh sống tại đất nước Việt Nam.
-
Từ 18 tuổi trở lên.
-
Có tài khoản ngân hàng.
-
Có các giấy tờ cá nhân: CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu.
Hiện nay, đa số các công ty chứng khoán cung cấp hai cách mở tài khoản chứng khoán đó là:
Cách 1: Mở tài khoản giao dịch chứng khoán thông qua hình thức trực tuyến
Mọi người có thể tải ứng dụng chứng khoán của các sàn giao dịch về điện thoại di động. Hoặc làm theo hướng dẫn mở tài khoản SSI, mở tài khoản VPS, mở tài khoản chứng khoán Anfin, tải ứng dụng chứng khoán Yuanta Việt Nam,…
Hệ thống sẽ cung cấp một trang thông tin, việc bạn cần làm đó là chỉ cần điền đầy đủ các thông tin cơ bản, định danh điện tử eKYC và sau đó ký kết hợp đồng điện tử.
Cách 2: Mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại quầy
Bạn có thể đến đến trực tiếp các quầy giao dịch của các công ty chứng khoán để yêu cầu mở tài khoản chứng khoán. Lưu ý rằng các công ty chỉ mở cửa từ thứ 2- thứ 6 hàng tuần.
Với cách làm này thì bạn cần mang theo giấy tờ cá nhân bản gốc để xác minh. Những giấy tờ liên quan khác thì công ty chứng khoán sẽ cung cấp.
3.4. Đặt lệnh
Việc đặt lệnh vào thời điểm nào là tốt cũng rất quan trọng, bởi việc các bạn chọn sai thời điểm để vào lệnh mua sẽ gây ra những rủi ro cũng như thua lỗ không đáng có cho quá trình đầu tư. Nên hãy học tập một ít kiến thức về phân tích kỹ thuật, để đưa ra được nhận định về xu hướng giá.
Hầu như chúng ta đều đặt lệnh khi giá cổ phiếu đang lên, nhưng đó không phải là một sự lựa chọn tốt, bởi bạn không biết nó đang lên ở đây là đang ở đỉnh hay là đang ở đáy. Vậy nên tốt nhất hãy mua cổ phiếu xong chờ nó lên giá sẽ an toàn hơn, đối với sinh viên đây là một cách mua hiệu quả nhất.
Đừng bao giờ đặt lệnh mua khi mà cổ phiếu đang ở đỉnh giá, bạn có thể cân nhắc mua thời điểm cổ phiếu có dấu hiệu tăng giá hoặc chỉ mới tăng nhẹ. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán có rất nhiều biến động vậy nên chỉ trong thời gian ngắn cũng có thể thay đổi chiều giá liên tục.Do đó tốt nhất bạn nên mua cổ phiếu xong chờ nó lên giá sẽ an toàn hơn. Đây cũng là một cách mua hiệu quả nhất đối với sinh viên.
Tạm kết: Bài viết là cách đầu tư chứng khoán cho sinh viên ít vốn mà SAPP muốn chia sẻ. Nhìn chung, các bạn sinh viên sẽ có lợi thế về mặt thời gian hơn so với người đang đi làm, và sở hữu khả năng học hỏi rất nhanh nhạy. Do đó, khi đã có trong tay một khoản vốn và trang bị kiến thức thì hãy mạnh dạn tham gia vào thị trường chứng khoán nhé. Đừng quên ghé thăm SAPP để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán nhé.