CFA20/06/2024

Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Lĩnh Vực Tài Chính Doanh Nghiệp, Từ Quỹ Phòng Hộ đến Mua bán & Sáp nhập

Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính

 

Tài chính doanh nghiệp là lĩnh vực trụ cột quan trọng để xây dựng nền kinh tế và thị trường hiện đại. Đây được coi là “hệ sinh thái phức” bao gồm nhiều lĩnh vực đầu tư quan trọng, có thể mở ra những con đường sinh lời khác nhau cho các nhà Đầu tư – Tài chính.

Từ các bên cho vay đến các ngân hàng đầu tư, và vốn cổ phần tư nhân cho đến các quỹ đầu cơ, sơ đồ trên của Wall Street Prep đã phân tích các con đường và công việc tài chính chủ chốt mà mọi người có thể theo đuổi.

Chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn những điểm độc đáo trong hệ sinh thái tài chính này nhé.

Nghiệp vụ cho vay

Các bên cho vay cung cấp cho công ty, tập đoàn những khoản vốn cần thiết, thường dưới hình thức cho vay có kỳ hạn hoặc cho vay xoay vòng. Vốn được sử dụng một phần vào các hoạt động ngắn hạn và dài hạn, hoặc đề phòng cho các trường hợp may rủi, chẳng hạn như đại dịch COVID-19, dẫn đến việc các công ty phải chi tới 222 tỷ USD trong hạn mức tín dụng xoay vòng ngay từ tháng đầu tiên.

Ngân hàng đầu tư

Tiếp theo là lĩnh vực ngân hàng đầu tư. Có thể chia thành 3 bộ phận chính:

Mua bán và sáp nhập (M&A): Khi các công ty muốn hợp nhất hoặc tiến hành mua lại một công ty khác, họ sẽ phải tiến hành chuẩn bị rất nhiều công việc cũng như hàng loạt thủ tục giấy tờ liên quan. Vì lý do đó, M&A đã trở thành một dịch vụ quan trọng của ngành ngân hàng đầu tư. Điều này được thể hiện qua các khoản phí khổng lồ được ghi nhận. Mỗi năm, 5 ngân hàng đầu tư hàng đầu của Hoa Kỳ thu về 10.2 tỷ USD từ phí tư vấn M&A, chiếm 40% trong tổng số 25 tỷ USD phí M&A toàn cầu.

Hợp vốn vay: Hàng năm, các ngân hàng thu khoảng 16 tỷ USD phí hợp vốn vay. Hợp vốn vay là khi nhiều bên cho vay cùng góp vốn tài trợ cho một bên đi vay. Trường hợp này có thể xảy ra khi số tiền cho vay quá lớn hoặc quá rủi ro nếu chỉ có một bên đảm nhận. Tổ chức cho vay hợp vốn là tổ chức tài chính liên quan, hoạt động như bên thứ ba để giám sát giao dịch.

Thị trường vốn: Thị trường vốn là thị trường tài chính kết nối giữa người mua và người bán để họ tham gia và thực hiện các giao dịch tài sản. Thị trường vốn được chia thành thị trường vốn nợ (DCM), ví dụ như trái phiếu hoặc chứng khoán thu nhập cố định, và thị trường vốn cổ phần (ECM) (tức cổ phiếu). Các dịch vụ liên quan đến cấu trúc và phân phối các đợt chào bán cổ phiếu hay trái phiếu đem về khoảng 41 tỷ USD toàn cầu.

Những ngân hàng đầu tư hàng đầu thường ở Mỹ và Tây Âu, chẳng hạn như Goldman Sachs hay Credit Suisse.

Bên mua và Bên bán

Trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, có hàng ngàn nhà phân tích khác nhau đại diện cho cả bên mua và bên bán của doanh nghiệp, nhưng sự khác biệt giữa họ là gì?

Điều quan trọng nằm ở chính những nhóm họ đại diện. Các nhà phân tích bên mua thường làm việc cho những tổ chức mua chứng khoán trực tiếp, chẳng hạn các quỹ phòng hộ, trong khi các nhà phân tích bên bán đại diện cho những tổ chức kiếm tiền bằng cách bán hoặc phát hành chứng khoán, ví dụ như ngân hàng đầu tư.

Theo Wall Street Prep, đây là cách so sánh tài sản của những tổ chức bên mua:

Cách so sánh tài sản của những tổ chức bên mua

Thông thường, các công việc thuộc Bên mua được tìm kiếm khá nhiều trên các diễn đàn công việc tài chính.

Phân tích bên mua

Các quỹ tương hỗ, quỹ ETF và quỹ phòng hộ thường đầu tư vào thị trường chung (public market).

Tuy nhiên giữa chúng vẫn tồn tại một số đặc điểm khác biệt. Với những ai chưa biết, các quỹ tương hỗ chiếm thị phần lớn nhất và đã xuất hiện từ năm 1924. Phải mãi đến khoảng năm 1950 thì quỹ phòng hộ mới ra đời. Và với ETF, thì phải mãi tới những năm 1990.

Hơn nữa, các quỹ đầu cơ rất khắt khe với các khách hàng mà họ tiếp nhận, ưu tiên các nhà đầu tư có tài sản ròng cao và họ thường tham gia vào các chiến lược đầu tư phức tạp như “bán khống”. Ngược lại, quỹ ETF và quỹ tương hỗ chọn tiếp cận đối tượng công chúng và phần lớn các quỹ này chỉ triển khai những chiến lược dài hạn, là những chiến lược kỳ vọng tài sản tăng giá trị.

Quỹ đầu tư tư nhân (PE) và quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) là những quỹ đầu tư vào các công ty tư nhân. Quỹ đầu tư mạo hiểm, về mặt kỹ thuật, là một dạng PE nhưng có xu hướng đầu tư vào các công ty khởi nghiệp mới. Trong khi đó, vốn đầu tư tư nhân dành cho các công ty ổn định và trưởng thành hơn với các mô hình dòng tiền có thể dự đoán được.

Vậy, câu hỏi đặt ra là ai tài trợ cho bên mua? Nguồn vốn cơ bản được chia nhỏ như sau:

 Nguồn vốn cơ bản

Quỹ quyên tặng là quỹ đầu tư tài sản của các tổ chức phi lợi nhuận như bệnh viện hoặc các trường đại học. Tài sản thường được tích lũy thông qua các khoản quyên góp và việc rút tiền được thực hiện thường xuyên nhằm tài trợ cho các hoạt động khác nhau, bao gồm cả những hoạt động quan trọng như nghiên cứu.

Quỹ quyên tặng trực thuộc đại học lớn nhất thuộc về Harvard với khoảng 74 tỷ USD tài sản đang được quản lý. Tuy nhiên, quỹ quyên tặng lớn nhất nói chung thuộc về Ensign Peak Advisors. Họ đại diện cho Giáo hội Các Thánh hữu Ngày Sau của Chúa Giêsu Kitô (LDS), với tài sản khoảng 124 tỷ USD.

Thị trường Sơ cấp với Thị trường Thứ cấp

Một trong những động lực chính để một công ty gia nhập thị trường là huy động vốn. Sau khi góp vốn, các nhà đầu tư mới sẽ được trao cổ phần và trở thành cổ đông có một phần quyền sở hữu công ty. Vốn thực tế được huy động trên thị trường sơ cấp, tương ứng với những giao dịch đầu tiên.

Thị trường thứ cấp chủ yếu diễn ra giao dịch các loại chứng khoán mà đã được phát hành tại thị trường sơ cấp trước đó, và giá trị cổ phiếu biến động theo thị trường.

Tóm lại

Với những thông tin rút ra từ sơ đồ trên, công việc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp rất đa dạng và rộng khắp, xử lý hàng nghìn tỷ USD và đóng một vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa nền kinh tế và thị trường hiện đại.

Với những ai đang định hướng phát triển công việc trong lĩnh vực tài chính, các cơ hội và hướng đi sự nghiệp rộng mở và không giới hạn.

📝 Thông tin bài viết được tổng hợp và lược dịch từ Visual Capitalist, mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#Hiệp Hội CFA Là Gì? | Top 4 Lợi Ích Khi Tham Gia

Thành viên hiệp hội CFA có nhiều cơ hội trong hành trình phát triển sự...

Top 5 Học Bổng CFA Được Săn Đón Toàn Cầu

Chương trình CFA có học bổng hay không? Những đối tượng nào có thể nhận...

Chứng Chỉ Tiền Gửi Là Gì? Có Nên Mua Chứng Chỉ Tiền Gửi?

Tất tần tật từ A - Z thông tin về chứng chỉ tiền gửi là...

Current ratio là gì? Cách tính và ý nghĩa của hệ số này

Như các bạn đã biết, vốn của một doanh nghiệp không chỉ đến từ nguồn...

#1 Chứng Quyền Có Bảo Đảm Là Gì & Kiến Thức Cần Biết

 Chứng quyền có bảo đảm, tiếng anh là Covered warrant (CW) chính là loại chứng...

Vốn chủ sở hữu là gì? Công thức tính chuẩn nhất

Vốn chủ sở hữu là gì? Nguồn vốn này gồm những thành phần nào? Công...

[TỔNG HỢP] 3+ loại chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

Chứng khoán phái sinh đang là một xu thế tất yếu trên toàn cầu và...

【EQUITY INVESTMENT LÀ GÌ】- Tất Tần Tật Về Equity Investment

Equity Investment là môn học chiếm tỷ lệ khá cao trong cả 3 level của...