Nguồn Tài Chính Là Gì? Cấu Trúc Và Phân Loại
Nguồn Tài chính là gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người khi nghe đến thuật ngữ này. Tài chính có lẽ là một khái niệm không còn quá xa lạ bởi dù trong các tình huống thường nhật hay trong các lĩnh vực vĩ mô hơn, việc sử dụng tài chính là điều không thể thiếu trong bất cứ hệ thống kinh tế nào. Thông thường, các doanh nghiệp kinh doanh sẽ gắn liền với khái niệm nguồn Tài chính. Vậy, rốt cuộc, nguồn Tài chính là gì? Hãy cùng SAPP Academy giải thích về thuật ngữ này cũng như tìm hiểu thêm về cấu trúc cũng như các loại của nó.
1. Nguồn Tài chính là gì?
Để định nghĩa chính xác nguồn Tài chính, có rất nhiều cách tiếp cận tạo nên những quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, có thể nhìn nhận nguồn Tài chính theo cách chung nhất như sau:
“Nguồn Tài chính hay có thể gọi là nguồn lực Tài chính, bao gồm toàn bộ những nguồn quỹ của doanh nghiệp mà được dùng để duy trì hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty cũng như chi trả hay thanh toán cho các khoản đầu tư, vốn.”
Nguồn Tài chính thường được sử dụng cho hoạt động kinh doanh bao gồm: vốn chủ sở hữu, lợi nhuận giữ lại, thư tín dụng, nợ, ghi nợ, các khoản vay có kỳ hạn, tài trợ mạo hiểm, cho vay vốn lưu động,… Mỗi nguồn vốn sẽ được sử dụng trong từng trường hợp khác nhau.
=> Xem Thêm: #Đăng Ký Gói Khóa Học CFA Online Tại SAPP Academy
2. Phân loại nguồn Tài chính
Nguồn Tài chính được phân loại chủ yếu dựa trên 3 yếu tố sau: thời gian, nguồn phát sinh, quyền sở hữu và kiểm soát.
2.1. Theo thời gian
Dựa vào yếu tố thời gian, nguồn Tài chính được phân thành như sau:
-
Nguồn Tài chính ngắn hạn
Tài chính ngắn hạn là nguồn tài trợ có thời hạn dưới 1 năm. Nhu cầu về Tài chính ngắn hạn chủ yếu phát sinh nhằm mục đích tài trợ vào những tài sản lưu động của công ty như các khoản nợ, tồn kho thành phẩm và nguyên vật liệu, số dư ngân hàng, tiền mặt tối thiểu,…Có thể hiểu đơn giản nguồn Tài chính ngắn hạn là tài trợ ngắn hạn hay tài trợ vốn lưu động.
Những dạng của nguồn Tài chính ngắn hạn bao gồm:
-
Các khoản phải trả
-
Các khoản cho vay ngắn hạn
-
Tín dụng thương mại
-
Các khoản tạm ứng
-
Chủ nợ
-
Chiết khấu hóa đơn
-
Dịch vụ thanh toán
-
…
-
Nguồn Tài chính trung hạn
Nguồn Tài chính trung hạn hay còn được gọi là tài trợ trung hạn, có nghĩa là thời gian tài trợ sẽ kéo dài từ 3 – 5 năm. Doanh nghiệp sử dụng nguồn Tài chính trung hạn bởi 2 lý do chính: Một là không có sẵn nguồn Tài chính dài hạn trong thời gian cần sử dụng đến và hai là những khoản chi về thu nhập bị hoãn lại như quảng cáo sẽ xóa sổ trong thời gian từ 3 – 5 năm.
Nguồn Tài chính trung hạn sẽ tồn tại dưới những hình thức sau:
-
Các khoản cho vay trung hạn đến từ viện tài chính, chính phủ và ngân hàng thương mại
-
Vốn ưu đãi (Cổ phiếu ưu đãi)
-
Trái phiếu/Ghi nợ
-
Tài chính cho thuê
-
…
-
Nguồn Tài chính dài hạn
Nguồn Tài chính dài hạn còn được biết đến là tài trợ dài hạn, thời gian yêu cầu vốn sẽ kéo dài hơn, giao động từ 5 – 10 năm, thậm chí là 15 – 20 năm hoặc hơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Nguồn Tài chính dài hạn sẽ chủ yếu tài trợ cho các khoản chi như: nhà cửa, đất đai, nhà máy, máy móc và một phần vốn lưu động mà đã gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Có rất nhiều hình thức khác nhau của nguồn Tài chính dài hạn, có thể kể đến như:
-
Cổ phần vốn chủ sở hữu hoặc vốn cổ phần
-
Cổ phiếu ưu đãi hoặc vốn ưu đãi
-
Tích lũy nội bộ hoặc thu nhập giữ lại
-
Trái phiếu/Ghi nợ
-
Đầu tư mạo hiểm
-
Các khoản cho vay có kỳ hạn
2.2. Theo nguồn phát sinh
Dựa vào yếu tố nguồn phát sinh, nguồn Tài chính được chia làm 2 loại: nguồn bên ngoài và nguồn nội bộ.
-
Nguồn bên ngoài:
Nguồn Tài chính bên ngoài hiểu một cách đơn giản là nguồn vốn được phát sinh từ bên ngoài của doanh nghiệp. Ngoại trừ những nguồn vốn đến từ bên trong doanh nghiệp thì tất cả những nguồn khác đều được xếp vào nhóm nguồn Tài chính bên ngoài.
-
Nguồn nội bộ (bên trong doanh nghiệp)
Nguồn Tài chính nội bộ được hiểu là những nguồn tài trợ đến từ các yếu tố bên trong doanh nghiệp như:
-
Bán tài sản
-
Lợi nhuận giữ lại
-
Giảm hay kiểm soát vốn lưu động.
2.3. Theo quyền sở hữu và kiểm soát
Quyền sở hữu và kiểm soát được xem là một yếu tố rất quan trọng mà doanh nghiệp nên cân nhắc khi lựa chọn nguồn vốn. Dựa theo yếu tố này, nguồn Tài chính được chia làm 2 loại là vốn vay và vốn chủ sở hữu.
-
Vốn vay:
Vốn vay là một nguồn Tài chính có được từ các nguồn ở bên ngoài doanh nghiệp. Cụ thể, những nguồn bên ngoài thường là:
-
Ngân hàng thương mại
-
Công chúng (với trường hợp ghi nợ)
-
…
Với vốn vay, doanh nghiệp sẽ trả người vay bằng cách thanh lý tài sản.
-
Vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu là một loại nguồn Tài chính của doanh nghiệp đến từ công chúng hoặc những người quảng bá công ty thông qua hình thức phát hành cổ phiếu.
Các nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:
-
Vốn cổ phần tư nhân
-
Thu nhập giữ lại
-
Khoản nợ có khả năng chuyển đổi
3. Cấu trúc của nguồn Tài chính là gì?
Nguồn Tài chính thường được cấu thành bởi 3 bộ phận:
-
Tất cả quỹ kinh doanh: Tiền và các khoản tương đương tiền: séc, chứng khoán,… hoặc các khoản tiền đã gửi ngân hàng.
-
Nguồn vốn doanh nghiệp: bao gồm tất cả các khoản tiền được sử dụng để điều hành công ty: vốn chủ sở hữu, các khoản nợ phải trả,…
-
Những nguồn Tài chính khác
Tạm kết
Hy vọng những thông tin được đề cập trên đây đã giúp các bạn hiểu được nguồn tài chính là gì cũng như nắm được cấu trúc và phân loại của nguồn Tài chính.
Nếu các bạn muốn đào sâu hơn về các thuật ngữ trong lĩnh vực Tài chính và có định hướng phát triển trong ngành này thì bạn có thể tìm hiểu thêm thông qua khóa học CFA. CFA sẽ là “đòn bẩy” hoàn hảo giúp bạn có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp trong lĩnh vực Tài chính.
Bạn có thể tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP, giải pháp đào tạo CFA toàn diện giúp tiết kiệm chi phí, linh động thời gian nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo đối với năng lực của từng học viên.
Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!
Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn